Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.

 - Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.

2. Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.

 - Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện

 - Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.

 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu vấn đề, bình giảng, gợi mở, thảo luận nhóm.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút )

 Tóm tắt Truyện Kiều? Nêu những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều?

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình

Thời gian: 1 phút.

 Ở tiết trước chúng ta đã được biết sơ lược về giá trị ND+NT của truyện Kiều. Trong truyện ND đã miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật đặc sắc, đặc biệt ông luôn dành nhiều ưu ái cho những con người mà ông yêu quí, trong đó nổi bật hơn cả là chân dung Thúy Kiều -nv chính của tp. Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của họ

 

doc23 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động tràn trề sức sống- sự sáng tạo trong nghệ thuật tả cảnh của ND. -> Tâm hồn hạy cảm tha thiết với thiên nhiên.
GV yêu cầu HS đọc 8 câu thơ tiếp theo.
- HS đọc tám câu thơ tiếp theo. 
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh: 
- Những danh từ, động từ, tính từ như: nô nức, yến anh, tài tử, giai nhân,...gợi lên không khí lễ hội đông vui, rộn ràng, náo nức, 
-Thông qua buổi chơi xuân của chị em Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một truyền thống văn hoá tâm linh của người Việt, tưởng nhớ tới những người đã khuất.
? Những hoạt động lễ hội nào được nhắc đến trong bài thơ?
- Hstl: lễ tảo mộ (dọn dẹp, sửa sang phần mổ của người thân, thắp hương,...; hội đạp thanh (chơi xuân ở chốn đồng quê)
GV cho Hs giải thích nghiã của từ lễ hội, đạp thanh.
- Hstl: HS nêu nghĩa của các từ lễ hội (Lễ là nghi lễ, hội là sự tập hợp đông người, vui vẻ; như vậy lễ hội là sự tập hợp đông người, nhằm thực hiện nghi lễ bày tỏ sự tôn kính và thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí; đạp thanh (giẫm lên cỏ xanh)
GV? Cảnh lễ hội hiện lên trong những hình ảnh thơ nào?
- Hstl: HS đọc các câu thơ và hình ảnh thơ miêu tả cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
GV? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để miêu tả cảnh lễ hội mùa xuân trong tháng ba?
- Hstl: Tác giả dùng nhiều từ ghép, từ láy và từ Hán Việtvà biện pháp so sánhNhư:gần xa, nô nức => tính từ: gợi tâm trạng náo nức của người đi hội; yến anh, tài tử, giai nhân=> danh từ: gợi tả sự đông vui, náo nhiệt; sắm sửa, dập dìu => động từ gợi sự náo nhiệt
GV? Tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đó trong việc phác hoạ cảnh lễ hội thanh minh?
- Hstl: Gợi cảnh tấp nập, rộn ràng, vui tươi náo nức của các trang tài tử giai nhân đi hội mùa xuân
GV? Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về lễ hội tháng ba và thái độ của nhà thơ?
- Hstl: Một lễ hội truyền thống thể hiện nét đẹp văn hoá dân tộcthái độ trân trọng và tưởng nhớ tới những người đã mất
GV yêu cầu HS đọc 6 câu thơ cuối.
- HS đọc 6 câu còn lại.
3. Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về: 
- Cảnh lễ hội đang nhạt dần, lặng dần, nhuốm màu tâm trạng của nhân vật thể hiện qua cách dùng từ láy: tà tà, thanh thanh, nao nao,...
 Chị em Thúy Kiều từ lễ hội đầy lưu luyến trở về.
GV? Chị em Kiều du xuân trở về vào thời điểm nào? 
- Hstl: Chiều tối( tà tà bóng ngả về tây)
GV? Không gian? 
- Hstl: Không gian: khe nước uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ
GV? Cảnh tượng đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Hstl: Thời điểm sắp kết thúc lễ hội- cảnh vắng, người thưa
GV? Khi tả cảnh cuối lễ hội, tác giả dùng các từ láy với dụng ý gì?
- Hstl: Diễn tả tâm trạng bồi hồi, tiếc nuối bởi một ngày vui đã qua, mùa xuân trôi nhanh quá nó gợi trong lòng thiếu nữ một nỗi buồn vô cớ, man mác
GV? Từ đó, em hiểu thêm gì về tâm hồn chị em Thuý Kiều?
- Hstl: Họ là những thiếu nữ có tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thiên nhiên và cuộc sống.
GV? Qua đó, ta đọc được thiện cảm nào của nhà thơ dành cho hai trang tuyệt sắc giai nhân này?
- Hstl: Thấu hiểu và đồng cảm với buồn vui của tuổi trẻ.
GV? Bút pháp nghệ thuật nào đã góp phần thể hiện điều đó?
- Hstl: Tác giả đã tả cảnh gắn với tả tình cảm-> tả cảnh ngụ tình.
GV: Liền ngay sau đó Thúy Kiều gặp mộ của Đạm Tiên: “Sè sè nắm đất bên đường, dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.” Thúy Kiều khóc thương cho số phận của Đạm Tiên. Ngay lập tức, Đạm Tiên hiện về: “Ào ào đổ lộc rung cây, ở trong dường có hương bay ít nhiều, đè chừng ngọn gió lần theo, dấu giày từng bước in rêu rành rành.”Cũng liền sau đó, Kiều gặp Kim Trọng, người yêu suốt đời của Kiều.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu- Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút
III- Tổng kết
GV? Nêu những nét nghệ thuật cơ bản của đoạn trích?
1. Nghệ thuật: 
 - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
 - Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
GV? Tìm ý nghĩa của văn bản
2. Ý nghĩa văn bản: 
Đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
Bài tậpcủng cố
1. C¶nh vËt mïa xu©n ë 4 c©u th¬ ®Çu cã g× gièng vµ kh¸c c¶nh ngµy tµn lÔ héi ë cuèi ®.trÝch?
Cảnh trong 4 câu đầu
Cảnh trong 6 câu cuối
- Không gian tràn ngập sự sống, mọi chuyển động đều rất nhanh: con én đưa thoi, thiều quang ..đã ngoài sáu mươi, cỏ non, hoa lê trắng...
- Cảnh xuân vẫn đẹp nhưng lặng lẽ hơn, mọi chuyển động nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.
-Không khí đông vui náo nhiệt: nô nức, dập dìu, ngựa xe như nước, áo quần như nêm
- Không khí vui hội đã tàn, nhịp sống chậm rãi: tà tà, dan tay ra về, bước dần...
- Tâm trạng của chị em Kiều giống tâm trạng mọi người đi hội: vui tươi, nô nức
- Tâm trạng đã thay đổi: bồi hồi, tiếc nuối, buồn vô cớ, man mác (thơ thẩn , nao nao)
2. Trong đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng kiểu từ láy nào? Cách dùng từ láy của Nguyễn Du có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung?
Dựa vào bốn câu thơ đầu của đoạn trích, em hãy thể hiện khung cảnh đó bằng một bài văn tả cảnh.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian:5 phút.
a. Bài vừa học: - Đọc diễn cảm, học thuộc lòng đoạn trích.
 - Hiếu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
b. Bài sắp học:
 TRAU DỒI VỐN TỪ/ Sgk/ 99
	 -Đọc và trả lời câu hỏi ở ví dụ 1, 2/ sgk/ 99, 100.
	 - Đọc ý kiến của Tô Hoài/ sgk/ 100. Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
**********************************************
***************************
Tuần: 07
Tiết: 33
TV: TRAU DỒI VỐN TỪ
 Soạn: 06/10/2014
 Dạy: 08/10/2014
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
 Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng
 Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh
B. PHƯƠNG PHÁP:
	 Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm, trò chơi nối cột.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Thế nào là thuật ngữ?
( Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.)
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
 	Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kỹ năng diễn đạt.
HĐ của GV 
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng
Mục tiêu: HS nắm được ba định hướng chính để trau dồi vốn từ:
Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể.
Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.
Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 10 phút.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
Gv gọi hs đọc I.1/ sgk/99
HS đọc I.1.
 1. Ví dụ 
 2. Kết luận:
 Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyệnđể nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
GV? Em hiểu tác giả muốn nói điều gì ?
 - Hstl: Ý kiến của Cố Thủ tướng- nhà văn hóa Phạm Văn Đồng muốn nói: + Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
 + Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
GV? Xác định lỗi diễn đạt trong những câu văn ở mục 2 phần II/ sgk/ 100? 
- Hstl: Mắc lỗi dùng từ:
a. Dùng thừa từ đẹp, (vì thắng cảnh : cảnh đẹp.)
b. Dùng sai từ dự đoán . (Dự đoán : đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai.)
- Chỉ có thể dùng những từ như phỏng đoán, ước đoán, ước tính. 
c. Dùng sai từ đẩy mạnh. (Đẩy mạnh : thúc đẩy cho phát triển nhanh lên).-> Sửa lại : Dùng từ mở rộng .
GV? Giải thích vì sao có những lỗi này ? 
- Hstl: Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng. Rõ ràng là không phải do “tiếng ta nghèo”, mà do người viết đã “không biết dùng tiếng ta”
GV? Vậy để “biết dùng tiếng ta”, cần phải làm gì ?
- Hstl: Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. 
GV? Muốn vận dụng vốn từ của mình trước hết phải làm gì?
- GV hệ thống hóa kiến thức. Gọi hs đọc Ghi nhớ/ sgk/ 100.
- Hstl: 
Hoạt động 3: Rèn luyện để làm tăng vốn từ 
Mục tiêu: HS tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 10 phút.
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ :
GV gọi một HS đọc ý kiến của Tô Hoài./ sgk/ 100
- Hs đọc.
 1.Ví dụ:
GV? Em hiểu ý kiến của Tô Hoài như thế nào ? (Gợi ý : Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách nào ? 
- Hstl: Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
GV? Qua ví dụ, em rút ra được điều gì về mục đích của việc rèn luyện vốn từ?
- Hstl: Cần phải học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết, thường xuyên phải trau dồi vốn từ.
 2. Kết luận:
 Rèn luyện để biết thêm ngững từ chưa biết , làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
* Lưu ý: Có 3 định hướng chính để trau dồi vốn từ:
 - Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể.
 - Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.
 - Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.
GV bổ sung thêm qua ý kiến của Phạm Văn Đồng và Tô Hoài:
 + Trường hợp 1(PVĐ): Thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ (đã biết nh

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 3 COT TUAN 7.doc