Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7

I / Mục tiêu cần đạt : giúp cho học sinh

 - Ôn tập củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh.

 - Đánh giá ưu- khuyết điểm của bài viết về các mặt :

+ Kiểu bài : có đúng là văn bản thuyết minh không .

+ Nội dung : các tri thức cung cấp có đầy đủ khách quan không .

+ Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả không .

II / Chuẩn bị .

- Giáo viên chọn ra 1 bài khá tốt ; 1 bài TB ; 1 bài yếu .

- Bảng ghi một số lỗi thường mắc phải (lỗi chính tả; lỗi về cách sử dụng câu; cách viết hoa)

III / Tiến trình trả bài viết .

 

doc11 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b. Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
*. Nhớ Kim Trọng :
- Nhớ đến kỉ niệm, lời thề hẹn đôi lứa, thương cho chàng Kim chờ đợi mình cách vô vọng.
 àTâm trạng đau đớn, xót xa khi nhớ về Kim Trọng.
b. Nhớ cha mẹ :
- Các điển tích thể hiện nỗi day dứt nhớ thương gia đình, thể hiện lòng hiếu thảo của nàng, nàng thương cha mẹ nơi quê nhà không ai phụng dưỡng, chăm sóc. (Kiều thương người thân đến độ quên mình.)
- Những nỗi nhớ ấy Kiều nói với chính mình à ngôn ngữ độc thoại.
è Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Thúy Kiều đi liền với tình thương – một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, hiếu thảo, chung thủy rất đáng ca ngợi ở nhân vật Thúy Kiều.
c. Tâm trạng buồn đau của Thúy Kiều.
- Dùng điệp ngữ liên hoàn “Buồn trông”
- Tả cảnh ngụ tình, 
- Ẩn dụ (Tả thực cảnh vật với cửa bể chiều hôm, cánh buồm, bụi cỏ, chân mây, màu xanh, tiếng sóng  nhưng lại chứa đựng nghĩa ẩn dụ, gợi mở, liên tưởng phản ánh tâm trạng Kiều)
- Từ láy tượng hình, tượng thanh.
à Tả tâm trạng qua cảnh vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình rất tài hoa của Nguyễn Du.
 d/ Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thúy Kiều.
 a.Bức tranh thứ nhất (bốn câu đầu) phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt.
 b.Bức tranh thứ hai (Tám câu cuối) phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực trạng phủ phàng, nỗi buồn của Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
III/ Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
2.Ý nghĩa văn bản
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
	4. Củng cố :
	- Cho HS đọc diễn cảm đoạn thơ
	5. Hướng dẫn tự học
	- Học thuộc lòng đoạn trích.
	- Phân tích cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
	- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
- Chuẩn bị : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
V.RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 27/09/2013
Ngày dạy: ...................
Tiết 34: Tập làm văn: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Hiểu được vai trò của miêu tả trong một văn bản tự sự. Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc – hiểu văn bản.
II/ KIẾN THỨC CHUẨN:
1/Kiến thức:
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2/ Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
III.CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên : Giáo án, SGK, Bảng phụ.
	2. Học sinh : Soạn bài.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
H – Mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự? 
3. Bài mới :
	* Giới thiệu bài:Trong thực tế ít có một văn bản nào thuần nhất. Thường luôn có sự kết hợp, đan xen giữa các phương thức biểu đạt, trong đó có một phương thức chính. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính, nhưng bao giờ cũng có kết hợp với miêu tả và biểu cảm để cho bài văn thêm sinh động và hấp dẫn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự
*GV cho HS đọc phần I trongSGK.
H - a) Đoạn trích kể về trận đánh nào ? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào ?
H - b) Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy thể hiện những đối tượng nào ?
(HS thảo luận nhóm, trả lời)
- bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín
- lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ nhất
- Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
- Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giầy xéo lên nhau mà chết.
- Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả
 GV cho HS đọc phần (c) trong SGK.
H - c) Kể lại nội dung đoạn trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:
- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
- Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
- Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
- Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
 Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không ? Trận đánh có sinh động không ? Tại sao ? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét : Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự ?
Hoạt động 3 : Bài tập 
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét. GV đúc kết , cho điểm.
 Bài 1
- Gọi HS đọc bài tập 1 . 
H - Em hãy tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong 2 đoạn trích : Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân. 
- Mỗi nhóm tìm một nhân vật, một phần .
H - Tả chung về hai chị em gồm có từ ngữ nào? 
+ Tả Thuý Vân ?
+ Tả Thuý Kiều ?
H - Đoạn trích tả cảnh ngày xuân tác giả tả về những đặc điểm nào ? 
+ Cảnh thiên nhiên ?
+ Không khí ngày hội mùa xuân ? 
H - Dụng ý của tác giả dựng lên những nhân vật và con người, cảnh như vậy nhằm mục đích gì? 
-Tác dụng :
+Chân dung nhân vật tươi đẹp . 
+ Cảnh tươi sáng phù hợp xã hội của nhân vật trong ngày hội.
Bài 2 :
 Gọi HS đọc bài tập : Yêu cầu kể về việc chị em Thuý Kiếu đi chơi xuân . 
+ Giới thiệu khung cảnh chung: (miêu tả thiên nhiên ) và chị em Thuý Kiều đi hội .
+ Tả thiên nhiên trên cánh đồng . 
+ Tả lễ hội mùa xuân ( không khí ) 
+ Cảnh con người trong lễ hội(diễn biến sự việc) 
+ Cảnh ra về.
Bài 3 : 
H - Khi thuyết minh yêu cầu: cần giới thiệu những đặc điểm gì ? 
- Giới thiệu chung về hai chị em : nguồn gốc nhân vật, vẻ đẹp chung (sắc – tâm hồn ntn?) 
H - Mỗi nhân vật em sẽ chọn những chi tiết nào? 
H - Tác giả giới thiệu về nghệ thuật tả cảnh ntn? 
I/ BÀI HỌC :
1. Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự nhằm mục đích gì?
- Yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, những trạng thái, đặc điểm, tính chất  của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm.
2. Vai trò của yếu tố miêu tả
- Việc miêu tả làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn và gợi cảm hơn.
II/ BÀI TẬP :
1. Yếu tố miêu tả trong hai đoạn trích :
Bài 1 :
Đoạn 1: Chị em Thuý Kiều. 
 - Tả người : Dùng hình ảnh thiên nhiên miêu tả 2 chị em Thuý Kiều ở nhiều nét đẹp . 
+ Thúy Vân: Hoa cười ngọc thốt.
+ Thúy Kiều : Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Đoạn 2 : Cảnh ngày xuân .
- Tả cảnh :
+ Ngày xuân, con én 
+ Cỏ non xanh rợn . 
- Không khí ngày hội mùa xuân.
-Khắc họa chân dung nhân vật tươi đẹp . 
Bài 2 : 
- Văn tự sự : Chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều thanh minh .
+ Giới thiệu khung cảnh chung và chị em Thuý Kiều đi trẩy hội. 
+ Tả cảnh .
+ Tả lễ hội không khí. 
+ Tả cảnh con người trong lễ hội .
+ Cảnh ra về . 
Bài 3 :
Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều . 
à Yêu cầu thuyết minh .
- Giới thiệu nhân vật Thuý Vân . 
- Giới thiệu nhân vật Thuý Kiều 
- Giới thiệu nghệ thuật miêu tả . 
	4. Củng cố :
	Cho HS nhắc lại yếu tố miêu tả trong đoạn trích đã tìm hiểu.
	5. Hướng dẫn tự học
	- Học bài.
	- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học: Phân tích vẻ đẹp trong khung cảnh ngày xuân khi hai chị em Kiều đi du xuân.
	- Chuẩn bị : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
V.RÚT KINH NGHIỆM : .......................................................................................................
........................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/09/2013
Ngày dạy: ...................
Tiết 35: Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
II/ KIẾN THỨC CHUẨN:
1/Kiến thức:
Ba định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2/ Kĩ năng:
Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
III.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên : Giáo án, SGK. Bảng phụ.
	2. Học sinh : Soạn bài.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
H - Thế nào là thuật ngữ ? Thuật ngữ có đặc điểm gỉ ? 6 đ
H - Nêu ra bốn thuật ngữ số học (hình học, sinh học, vật lý, hóa học) 4 đ
3. Bài mới 
*Giới thiệu bài : Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình , người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng. Thế nào là trau dồi vốn từ , có mấy cách trau dồi vốn từ ? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Nắm vững nghĩa của từ.
*GV cho HS đọc phần I trong SGK.
H - 1. Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
 Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý ; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.
 (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
[ Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp, có đủ vốn từ để con người sử dụng trong giao tiếp. Cần phải không ngừng trau dồi vốn từ để đạt hiệu quả giao tiếp ]
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Thực hành: luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể .
H - 2. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau :
Câu
Lỗi
Sửa lại
a
Thừa từ “đẹp”
Bỏ đi
b
Sai từ
“dự đoán”
Thay bằng 
“ ước tính, phỏng đo

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc
Giáo án liên quan