Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 8

A. Mục tiêu bài học:

 Qua bài học, học sinh nắm được

 1.Kiến thức:

 - Hiểu được tình yêu thương cao cả giữa những người lao động nghèo khổ.

 - Nghệ thuật chân chính là vì sự sống của con người .

- Cách kết thúc truyện theo kiểu đảo ngược tình huống hai lần gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trên nền tự sự là đặc điểm của phương thức biểu đạt trong vbản này .

 2.Kĩ năng:

- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về tình huống truyện và cách ứng sử của các nhân vật trong truyện

- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng.

- Xác định giá trị của bản thân: sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh.

3.Thái độ : Đồng tình với tình cảm yêu thương, quý trọng con người của nhà văn.

B. Chuẩn bị :

 1. GV: Tham khảo tài liệu,chân dung nvăn.

 2. HS: Đọc , tóm tắt vb, soạn bài theo hd của gv .

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Cách chăm sóc người bẹnh của chị ra sao ? - chăm sóc tận tình, làm việc nhiều hơn để lấy tiền mua thuốc, nấu cháo, pha sữa...
? Đến đây em có thể đánh giá như thế nào về nhân vật Xiu ? ấn tượng của em về nhân vật này ? 
B4. ( 25p)
? Nhân vật này có những đặc điểm gì ?
 - Một họa sĩ già đã ngoài 60 tuổi, kiếm ăn bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ, sống độc thân, chưa thực hiện được khát vọng nghệ thuật, chưa có kiệt tác . Đó luôn là nỗi trăn trở, khát khao lớn luôn canh cánh bên lòng mà cụ chưa có điều kiện thực hiện được .
? Cảm nhận chung của em về nhân vật cụ Bơ men ? - Tấm lòng nhân ái, sự hi sinh quên mình cao cả. 
? Theo dõi phần đầu văn bản và cho biét thái độ của cụ Bơ men lúc đầu khi Xiu kéo tấm mành lên ? - Thái độ sợ sệt, lẳng lặng không nói năng gì .
? Thái độ đó thể hiện tâm trạng nào của cụ ?
- Tâm trạng lo lắng.
- Lúc đó cụ và Xiu không nói năng gì nhưng có thể trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá. ý định đó có thể đã được hình thành ngay từ lúc ấy ? Bơ men đã vẽ chiếc lá với mục đích gì ?
- Cứu Giôn xi . Bức tranh chiếc lá có thể kéo dài sự sống cho một tâm hồn yếu đuối đang đếm lá rụng chờ chết. Khi Giôn xi nghĩ ...bác nghĩ rằng: Nếu chiếc lá còn thì sự sống của Giôn xi cũng tồn tại. Y nghĩ của bác rất đơn giản mà cũng rất sâu xa.
? Họa sĩ già Bơ- men đã vẽ bức tranh CLCC như thế nào ? 
- Vẽ trong đêm mưa gió dữ dội : Gió bấc thổi ào ào, mưa đập xuống mái hiên thấp...
- Vẽ một cách âm thầm bí mật .
? Chi tiết nào cho ta biết điều đó ? - Người ta tìm thấy chiếc đèn bão ...màu vàng pha trộn lẫn nhau. Cụ cứ lẳng lặng vẽ không hé răng ngay cả Xiu cũng không biết ý định này .
? Người họa sĩ già ấy đã như thế nào khi hoàn thành bức vẽ của mình ? 
- Cụ đã lẳng lặng vẽ, chặn đứng thần chết để cứu sống Giôn- xi, cụ đã sáng tạo vì cuộc sống, vì hạnh phúc của người khác, dù đổi cả tính mạng của mình cụ vẫn sẵn sàng. Một bi kịch mang tính nhân bản sâu sắc. Đến đây có phải là sự đảo ngược tình huốn lần thứ 2 của truyện không, em hãy chỉ rõ ?
? Từ đó em hiểu gì về con người, phẩm chất của cụ Bơ men ? 
? Tại sao tác giả bỏ qua không nói đến cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà chỉ đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kể của Xiu ?
 - Tạo bất ngờ, gây hứng thú. 
- Cách kể độc đáo, xây dựng tình tiết hấp dẫn .
? Tại sao Xiu gọi CKCC là một kiệt tác ? 
?Em hiểu thế nào về một kiệt tác nghệ thuật ?
- Kiệt tác nghệ thuật ( nghệ thuật chân chính ) được tạo ra từ lòng yêu thương con người .
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ con người ( quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh > < nghệ thuật vị nghệ thuật ...
? Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của nhân vật Xiu chứ không có suy nghĩ, phản ứng gì của Giôn xi, điều đó có ý nghĩa gì ? 
- Để lại dư âm trong lòng người đọc, người đọc phải suy nghĩ, dự đoán...
- Truyện sẽ kém hay nếu để Giôn- xi tự bộc lộ những suy nghĩ hành động ...đây chính là cách kết thúc độc đáo. 
Hoạt động 3: ( 4p ) Tổng kết.
? Đọc văn bản em hiểu điều những điều nào sâu sắc về tình cảm con người ? Về vai trò của nghệ thuật chân chính ? 
- Tình thương yêu cao cả của những con người nghèo khổ.
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình thương, nghệ thuật vì sự sống con người .
? Nét độc đáo về nghệ thuật của truyện ngắn này ? 
? Hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần .Em hãy chỉ rõ ? 
- Nhân vật Giôn xi đi từ cái chết đến sự sống 
- Cụ Bơ men đi từ sự sống đến cái chết
- Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau, đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Nhờ chiếc lá mà Giôn xi được hồi sinh và vì chiếc lá mà cụ Bơ men đã ra đi vĩnh viễn .
? Từ đó em hiểu gì về tư tưởng và tài năng của tác giả ở đây ? 
- Yêu thương quý trong những con người nghèo khổ, gây sự rung cảm cho chúng ta .
- Tài viết truyện với những cách kết thúc độc đáo bất ngờ.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
? Em hiểu gì về tư tưởng, tài năng cuả nvăn Mĩ O. Hen-ri?
? Em còn được đọc những truyện nào của O. Hen- ri hoặc của một nhà văn khác viết về lòng nhân ái cao cả của con người ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: ( 1862- 1910)
- Là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn .
2. Tác phẩm :
 Được trích từ phần cuối của truyện ngắn cùng tên.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu chú thích: 
2. Kết cấu, bố cục:
- Nhân vật: Xiu, Giôn- xi, Bơ- men --> Hoạ sĩ nghèo, yêu nghệ thuật.
- H/a chiếc lá cuối cùng
--> Liên kết NV, SV.
3. Phân tích:
a. Nhân vật Giôn xi:
- Tâm trạng của Giôn xi chán nản, tuyệt vọng, đa sầu, yếu đuối, suy sụp về tinh thần, không còn niềm tin vào sự sống.
- Chiếc lá cuối cùng đã đem lại sự hồi sinh cho Giôn- xi.
b. Nhân vật Xiu :
- Một cô gái có trái tim nhân hậu, giàu đức hi sinh cao cả. 
c. Cụ Bơ- men và kiệt tác cuối cùng:
- Cụ là người nhân hậu, có tình thương yêu bao la và sự hi sinh cao cả.
* CLCC là một kiệt tác :
- Sinh động, giống như thật
- Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người. 
- Được vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu, bằng trái tim yêu thương và sự hi sinh cao cả.
3. Tổng kết .
a. Nghệ thuật.
 - Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo hứng thú đối với độc giả.
 - Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
 b. Ý nghĩa văn bản.
 - Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
.
c. Ghi nhớ ( sgk).
IV/ Luyện tập : (5')
- Yêu thương quý trọng con người nghèo khổ.
- Tài viết truyện với những kết thúc độc đáo bất ngờ.
- Con chó Bấc của Giắc- lơn-đơn: Lòng nhân ái cao cả của Giôn-thoóc-tơn đã cảm hoá con chó Bấc
4. Củng cố: ? Chi tiết nào gây cho em xúc động nhất ? vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, nắm vững nội dung bài .
- Viết một đoạn văn nêu lên những suy nghĩ của mình sau khi học văn bản này.
- Đọc và chuẩn bị bài: Hai cây phong
V. Rút kinh nghiệm:
........
....................................................................................................................................................
Ngày soạn: 05/10/2012
Ngày dạy: 11/10/2012
Tiết 31: CTĐP PHẦN TIẾNG VIỆT: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA
A. Mục tiêu bài học:
 Học sinh cần nắm được
 1.Kiến thức:
 - Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt,thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.
 - Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân,những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân
 2. Kĩ năng: - Biết dùng từ ngữ địa phương phù hợp với tình huống giao tiếp để đạt hiệu quả cao.
 3. Thái độ : - Có thái độ học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế .
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Tham khảo tài liệu, bảng phụ, hướng dẫn h/s điều tra các từ địa phương theo bảng thống kê.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn, sưu tầm các từ địa phương.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra( 4' )
?Trình bày chức năng của tình thái từ? Có mấy loại TTT ? Làm bài tập 3/sgk.
 * Hoạt động 2: khởi động ( 1' )
Ngoài những từ chỉ quan hệ ruột thịt thường dùng trong toàn dân, ở một số địa phương ta thấy còn có các từ địa phương dùng ở vùng, miền. Để giúp các em biết thêm vốn từ địa phương về chủ đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 * Hoạt động 3: Bài mới( 39' )
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
1. HS thực hiện bài tập 1, 2
2. Tổ chức nhận xét, đánh giá, góp ý, bổ sung.
3. HS rút ra Ghi nhớ
I. Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
1. Làm bài tập
a) Bài tập 1
Ví dụ: Cha (bố, bác, cậu, ba, tía ..); mẹ (mợ, u, bầm, má ...)
- Bác (chị gái của cha) có nơi gọi là cô, o, bá.
- Bác (chị gái của mẹ) có nơi gọi là già, dì, bá ...
b) Bài tập 2
- Thầy (bố, cha)
- Hĩm (bé gái còn nhỏ; người mẹ đẻ con gái đầu)
Giá trị biểu cảm: Thể hiện tình cảm gần gũi, thân mật; tăng sắc thái địa phương, nếu là TĐP.
2. Ghi nhớ: Trong lớp từ chỉ quan hệ thân thiết ruột thịt, ngoài việc dùng TĐP, người Thanh Hóa còn có những từ dùng riêng trong giao tiếp (bố, thầy, cậu, mợ, o, dượng ...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các từ ngữ xưng hô ở Thanh Hóa.
1. HS thực hiện bài tập 1, 2
2.Tổ chức nhận xét, đánh giá, góp ý, bổ sung.
3. HS rút ra Ghi nhớ
II. Từ ngữ xưng hô
1. Giải thích
a) Từ O (chỉ con gái, thân mật)
b) Từ Choa (Số nhiều, ý tự tin)
c) Từ Choa (Số nhiều)
d) Từ mống (chỉ người - giống đứa, có ý coi thường)
e) Cô Nhiêu (vợ anh Nhiêu. Nhiêu: một chức vị ở làng xã thời phong kiến, có danh, không có thực quyền nhưng được miễn phu phen tạp dịch, nên người có bát ăn bát để thường bỏ tiền ra mua)
Trong từ "o" có trong phương ngữ Trung bộ.
2. Ghi nhớ: Từ ngữ xưng hô trong TĐP Thanh Hóa rất phong phú, được dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày, trong sáng tác văn học - đặc biệt trong sáng tác VHDG.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.
1. HS thực hiện bài tập 1, 2
2.Tổ chức nhận xét, đánh giá, góp ý, bổ sung.
3. HS rút ra Ghi nhớ
III. Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động
1. Tìm trong các ví dụ
a) tép riu (tép nhỏ, ý coi thường)
b) chè lam, bánh tro (đặc sản Thọ Xuân)
c) sở (liệu, ý coi thường)
d) cả (lớn, ý tự tin)
e) khua luống (xem chú thích)
2. Tìm trong đời sống giao tiếp hàng ngày
Ví dụ:	kha (con gà)
	lọ (lúa)
3. Ghi nhớ: Từ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động phản ánh đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội ... của địa phương.
Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập
1. HS trình bày các bài tập.
2. Lớp góp ý, GV sửa chữa, bổ sung.
4. Luyện tập
1. HS sưu tầm các từ địa phương mà các em biết.
2. Từ bở hơi (mệt, nhọc, không chịu được ...). Không thể thay thế từ phổ thông được vì yêu cầu gieo vần, lại không phù hợp với phong cách ca dao.
3. Viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương: Yêu cầu các từ ngữ địa phương đó phải rõ nghĩa, số lượng vừa phải.
4. Dùng từ địa phương:
- Mặt tích cực: thể hiện được bản sắc địa phương (1 vùng, 1 xã, 1 huyện

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Giáo án liên quan