Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 36

A. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được những trường hợp cần viết văn bản thông báo. Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.

 2. Kĩ năng: Biết làm văn bản thông báo đúng qui định.

 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng văn bản thông báo đúng tình huống.

B. Chuẩn bị

 * Thầy: SGK, SGV, TKBG.

 * Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 - KN nhận thức. - KN đặt mục tiêu.

 - KN tư duy sáng tạo. - KN ra quyết định.

D. Tổ chức hoạt động dạy và học

 1)Ổn định tổ chức: (1 phút)

 2) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

 * VB tường trình là gì ? Mục đích và cách viết VB tường trình ?

 3)Bài mới:

Hoạt động 1 (2phút) Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

 * Giới thiệu bài mới:

 Khi những cơ quan nhà nước, lãnh đạo các cấp cần truyền đạt công việc, ý đồ, kế hoạch cho cấp dưới hoặc các cơ quan, tổ chức nhà nước khác được biết, hoặc các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách mới để đông đảo quần chúng nhân dân, hội viên biết và thực hiện. thông báo

Hoạt động 2: ( 7 phút) HD tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo

Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 36
Ngày soạn: 07/05/2013	
Ngày giảng: ...................
Tiết 137 Tập làm văn VĂN BẢN THÔNG BÁO
A. Mục tiêu bài học
	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được những trường hợp cần viết văn bản thông báo. Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
	2. Kĩ năng: Biết làm văn bản thông báo đúng qui định.
	3. Thái độ: Có ý thức sử dụng văn bản thông báo đúng tình huống.
B. Chuẩn bị
	* Thầy: SGK, SGV, TKBG.
	* Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	- KN nhận thức.	- KN đặt mục tiêu.
	- KN tư duy sáng tạo.	- KN ra quyết định.
D. Tổ chức hoạt động dạy và học
	1)Ổn định tổ chức:	(1 phút) 	 
	2) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 * VB tường trình là gì ? Mục đích và cách viết VB tường trình ?
	3)Bài mới:
Hoạt động 1 (2phút) Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
	* Giới thiệu bài mới:
	Khi những cơ quan nhà nước, lãnh đạo các cấp cần truyền đạt công việc, ý đồ, kế hoạch cho cấp dưới hoặc các cơ quan, tổ chức nhà nước khác được biết, hoặc các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách mới để đông đảo quần chúng nhân dân, hội viên biết và thực hiện.à thông báo
Hoạt động 2: ( 7 phút) HD tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Gọi 2 h/s đọc 2 Vb thông báo trong sgk
* Trong các VB trên :
 + Ai là người viết VB thông báo?
+ Ai là đối tượng thông báo?
+ Thông báo nhằm mục đích gì?
+ ND chính trong các thông báo ấy là gì?
+ Nhận xét về hình thức trình bày?
* qua tìm hiểu, em hãy rút ra khái niệm về VB thông báo?
 + ý 1 ghi nhớ.
* Những điểm không thể thiếu trong VB thông báo là gì?
 + ý 2 ghi nhớ.
- 1 h/s đọc ý 1,2 ghi nhớ trong sgk.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
* Bài tập/SGK 140
- Người viết
+ Thầy hiệu trưởng
+ Liên đội trưởng.
- Đối tượng
+ các GVCN, lớp trưởng.
+ các chi đội.
- Mục đích : Truyền đạt những ND, yêu cầu nào đó từ cấp trên -> cấp dưới.
- ND :
+ VB 1 : Lịch duyệt văn nghệ.
+ VB 2: Kế hoạch đại hội đại biểu liên đội.
- Hình thức: trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo đúng thể thức hành chính
Hoạt động 3: (20 phút) Hd học sinh cách làm văn bản thông báo
Mục tiêu: Biết cách làm văn bản thông báo
Phương pháp: Thực hành
Kĩ thuật: Tư duy động não.
- Đọc bài tập/sgk ( sgk-142)
- 1 h/s đọc- lớp quan sát.
* Lựa chọn tình huống cần phải viết thông báo, giải thích vì sao?
 + Tình huống a: Vb tường trình.
 + Tình huống c : có thể viết thông báo: Đối với đại biểu, khách mời cần có giấy mời cho trang trọng.
- H/s quan sát lại 2 Vb thông báo.
* Các mục cần có trong Vb thông báo?
- Thể thức phần mở đầu.
- Nội dung thông báo.
- Thể thức phần kết thúc.
* Phần mở đầu cần viết như thế nào?
* ND?
* Phần kết thúc?
- 1 h/s đọc phần lưu ý trong sgk
- Ngoài các lưu ý trong sgk- Gv nhấn mạnh thêm 1 số lưu ý:
+ Lời văn thông báo cần rõ ràng, chính xác tránh để người đọc hiểu lầm.
+ Trình bày thông báo theo đúng mẫu chuẩn.
+ Thông báo cần gửi đến tay người nhận kịp thời.
* Hãy rút ra kết luận về cách làm Vb thông báo?
- GV chốt lại ND bài học.
- 1 h/s đọc ghi nhớ trong sgk.
II. Cách làm văn bản thông báo.
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo.
- Tình huống : b. c.
2. Cách làm văn bản thông báo.
- Thể thức phần mở đầu. /sgk1`42
- Nội dung thông báo. / 143
- Thể thức phần kết thúc./143
* Lưu ý:
* Ghi nhớ (sgk-143).
Hoạt động 4 (5 phút) Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
Phương pháp: Thực hành
Kĩ thuật: Động não
 Em hãy nêu 1 số tình huống thường gặp trong nhà trường mà em cho rằng cần phải viết Vb thông báo ?
III. Luyện tập.
* Bài tập 3 ( SBT-96)
Tình huống cần viết văn bản thông báo:
- Thông báo phát động phong trào ủng hộ người nghèo.
- Thông báo về kế hoạch chuẩn bị hội trại 26/3.
- Thông báo về kế hoạch ôn tập và thi kết thúc học kì.
- Thông báo về kế hoạch thi đua chào mừng ngày thành lập Đội TNTP HCM
4. Củng cố (3 phút)
	- Đặc điểm VB thông báo?
	- Cách làm VB thông báo?
5. Hướng dẫn HS học bài ( 2 phút) 
	- Nắm được ND, mục đích và thể thức trình bày Vb thông báo.
	- Chọn 1 trong các tình huống ở bài tập 3-> viết Vb thông báo.
	- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
RÚT KINH NGHIỆM:......................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 07/05/2013	
Ngày giảng: ...................
Tiết 138 CTĐP: TÌM HIỂU VIỆC DÙNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG THANH HOÁ
(Hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo tài liệu địa phương Thanh Hoá - Tr.26/T.LĐP)
Ngày soạn: 07/05/2013	
Ngày giảng: ...................
Tiết 139 Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
A. Mục tiêu bài học
	1. Kiến thức: Học sinh ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của thông báo. Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp , bao quát, viết thông báo theo mẫu. 
	3.Thái độ : Có ý thức luyện tập phần văn bản. 
B. Chuẩn bị
	* Thầy: SGK, SGV, TKBG.
	* Trò: Đọc, soạn bài.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	- KN nhận thức.	- KN đặt mục tiêu.
	- KN tư duy sáng tạo.	- KN ra quyết định.
D. Tổ chức hoạt động dạy và học
	1)Ổn định tổ chức:	(1 phút) 
	2) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
	* Trình bày bố cục văn bản thông báo.
	3)Bài mới:
Hoạt động 1 (2phút) Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình
Hoạt động 2: (15 phút ) I. HD Ôn tập phần lí thuyết
Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về văn bản thông báo
Phương pháp : Vấn đáp
Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Tình huống nào cần làm văn bản thông báo? 
* Ai thông báo?
* Thông báo cho ai? 
* Nội dung thông báo và thể thức một văn bản thông báo? 
- Cho HS phát biểu trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
I. Lí thuyết
- Tình huống cần viết thông báo :
+ Cần thông báo về một vấn đề nào đó.
+ Người thông báo: Cấp trên hoặc cơ quan Đảng, nhà Nước, Người đại đại diện tổ chức nào đó
+ Thông báo: Cho những người có liên quan.
- Nội dung:
+ Ai thông báo (Xác định chủ thể)
+ Thông báo cho ai( Xác định đối tượng )
+ Trong tình huống nào? ( Xác định nguyên nhân, điều kiện).
+ Thông báo về việc gì? ( Xác định nội dung) cần cụ thể chuẩn xác rõ ràng).
+ Thông báo như thế nào? ( Xác định hình thức bố cục).
Hoạt động 4 (17 phút) Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
Phương pháp: Thực hành
Kĩ thuật: Động não
- Cho HS phát biểu trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
Bài tập 3 / 150.
- GV Chủ nhiệm lớp muốn cho gia đình phụ huynh học sinh biết được các khoản đóng góp đầu năm học để phụ huynh có kế hoạch nộp cho con em mình đúng quy định của nhà trường.
II. Luyện tập. 
Bài tập 1/ 149. 
a. Thông báo
b. Báo cáo.
c. Thông báo.
 Bài tập 2 / 150.
- Những chỗ sai trong văn bản thông báo trong sgk. 
+ Không có công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu, viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo.
+ Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra 
4. Củng cố (3 phút)
	- Văn bản thông báo là gì?
	- Nêu một số tình huống cần viết văn bản thông báo? 
5. Hướng dẫn HS học bài ( 2 phút) 
	- Ôn lại bài : Phần Tập làm văn và văn học đac học ở lớp 8 để chuẩn bị cho ôn tập trong hè.
RÚT KINH NGHIỆM:.....................................................................................................
............................................................................................................................................ 
Ngày 08 tháng 05 năm 2013
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
.......................................................................
PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN
Nguyễn Thị Nhàn
Kiểm tra, Ngày 08 tháng 05 năm 2013
Nhận xét
........................................................................
TỔ TRƯỞNG:
Nguyễn Thị Tình

File đính kèm:

  • docTuan 36.doc
Giáo án liên quan