Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 28
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của TDP và số phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột xứ thuộc địa bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong vb.
- Nghệ thuật lập luận, trào phúng sắc xảo trong văn chính luận của NAQ
2. Kỹ năng : - Đọc - hiểu văn chính luận hiện nhận ra và phân tích nghệ thuật trào phúng bén trong một vb chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn chính luận
3.Thái độ : - Thấy rõ bút pháp lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Aí Quốc trong văn chính luận.
B.Chuẩn bị phương pháp, phương tiện
1.GV: Soạn bài
2. HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C. Tổ chức các hoạt độngdạy và học
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
? Những chủ trương và ý kiến đề nghị của La Sơn Phu Tử NT gửi lên vua Quang Trung là gì? Trong những ý kiến đề nghị đó em thấy những điểm nào đến nay vẫn mang tính thời sự, cần tiếp tục phát huy.
n quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt của bọn thực dân cai trị, qua đó thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, sự pp triệt để của NAQ. - Kiểu văn nghị luận vì : người viết chủ yếu dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề “thuế máu” trong cđ thực dân, từ đó thuyết phục người đọc. + Chiến tranh và người bản xứ. + chế độ lính tình nguyện. + Kết quả của sự hy sinh. -Tự sự ( LĐ 1), biểu cảm ( LĐ 2) II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Chiến tranh và người bản xứ * Thái độ của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa. + Trước chiến tranh: Gọi người dân thuộc địa là thằng da đen bẩn thỉu, những tên “An nam mít”, chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn... + Khi chiến tranh xảy ra: Họ biến thành những đứa “con yêu” những người “ bạn hiền”, được phong cho là “dũng sĩ bảo vệ tự do công lý” ->Từ ngữ và giọng điệu trào phúng. thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân coi người dân bản xứ là vật hy sinh cho lợi ích của chúng. ->Thái độ mỉa mai châm biếm của tác giả. - Trước khi có chiến tranh: Họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử, đánh đập như súc vật. - Khi chiến tranh xảy ra: họ được tâng bốc, vỗ về, được phong danh hiệu cao quý. * Số phận của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa: + Phải lìa gia đình, quê hương, chết thảm thương vì chiến tranh phi nghĩa. + Kiệt sức trong các công xưởng, nhà máy phục vụ chiến tranh. + Bị biến thành vật hy sinh cho bọn thực dân cai trị. ->Chứng cứ cụ thể xác thực, hình ảnh sinh động. Giọng văn mỉa mai, châm biếm, phép đối, tương phản trong lập luận. -Nêu hai con số chính xác này đã góp phần tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù, phẫn nộ trong quảng đại các dân tộc thuộc địa. ấy thế mà...lập tức...đi phơi thây bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái, đưa thân cho người ta tàn sát, lấy máu mình tưới...lấy xương mình chạm.... 2. Chế độ lính tình nguyện: - Nhan đề mang ý nghĩa trào phúng. Vì : tình nguyện là tự giác, là không bị bắt buộc, là sẵn sàng, phấn khởi mà đi. Nhưng ở đây phải hiểu theo nghĩa ngược lại. * Các thủ đoạn mộ lính: - Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính. - Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, xoay sở kiếm tiền đối với nhà giàu. - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhồi súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối. * Thái độ của người dân thuộc địa Đối với việc mộ lính: + Tìm cơ hội chốn thoát. + Tự làm cho mình nhiễm bệnh nặng. * Lời lẽ của nhà cầm quyền: -Hứa hẹn ban phẩm hàm cho những người sẽ còn sống sót, truy tặng những người sẽ hy sinh” cho tổ quốc”, tuyên bố... -> Mẫu thuẫn trào phúng biểu hiện ở: - Tên gọi với các hình thức mộ lính. - sự tương phản giữa những lời lẽ tâng bốc, phỉnh nịnh mà hoàn toàn giả dối trong bản báo cáo của phủ toàn quyền đông dương: Ban khen phẩm hàm, truy tặng những người hy sinh... với những câu hỏi bắt nguồn từ sự thật: những người bị xích, bị giam, những cuộc biểu tình... -> Chế độ lính tình nguỵên thực chất là chế độ cưỡng bức, bắt lính một cách tàn bạo, dã mạn. ->Dẫn chứng cụ thể, giọng điệu phẫn nộ, trào phúng, hài hước. - Tôn trọng sự thật khách quan. - Mỉa mai châm biếm. ->Vạch trần thủ đoạn lừa gạt của chình quyền thực dân với người dân bản xứ 3. Kết quả của sự hy sinh. - Những tên da đen bẩn thỉu, những tên an nam mít bẩn thỉu. - Sau khi nộp thuế máu trở về : họ mặc nhiên trở thành giống người bẩn thỉu. - Các chi tiết: Bị lột hết của cải, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử tàn nhẫn. ->Dùng nhiều câu nghi vấn với mục đích khẳng định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Điệp cấu trúc câu “chẳng phải... đó sao”. phơi bày sự bỉ ổi, vô nhân đạo của thực dân Pháp với lính tình nguỵên Việt Nam. Mỉa mai châm biếm, tố cáo chế độ TDP tại Việt Nam. IV. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Bố cục hợp lý, lô gíc. Nghệ thuật châm biếm đả kích sắc sảo, nhiều hình ảnh có giá trị biểu cảm. -Trình tự bố cục của các phần trong chương hợp lý và lô gíc: Hoàn cảnh dẫn đén thuế máu- những người bị nộp thuế máu – kết quả sau khi nộp thuế máu. đặc sắc nổi bật là nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo: + Cách xây dựng hình ảnh: đi phơi thây...xuống...bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái, khi... ngấy thịt đen.. + Giọng vừa đanh thép, vừa mỉa mai chua chát. -Dùng từ ngữ sáng tạo, châm biếm sắc sảo: Cuộc ct vui tươi, thuế máu, những đứa con yêu...bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ tự do công lý, vật liệu biết nói... 2. Ý nghĩa. - Văn bản có ý nghĩa như một bản án, tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của thực dân đẩy người dân vào lò lửa chiến tranh. IV. Luyện tập D. Huớng dẫn các hoạt động tiếp nối(1’) ? Đọc diễn cảm phần 1. Học ở nhà: Học thuộc theo câu hỏi đọc hiểu. - Chuẩn bị bài : Đi bộ ngao du theo câu hỏi SGK RÚT KINH NGHIỆM : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 08/03/2013 Ngày giảng: .................... Tiết 107 Tiếng Việt: HỘI THOẠI A. Mục tiêu bài học: * Mức độ cần đạt: - Hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại - Biết xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: Vai xã hội trong hội thoại. 2. Kĩ năng: Xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế c.sống, viết văn bản. B. Chuẩn bị phương pháp và phương tiện: 1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, tham khảo tài liệu. 2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Kiểm tra (3' ) ? Hành động nói là gì? Nêu một số kiểu hành động nói thường gặp? Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì? *Hoạt động 2: Khởi động (1') Trong cuộc sống hàng ngày, người nào cũng có những mối quan hệ rộng – hẹp, thân sơ...khác nhau: Những mối quan hệ ấy vô cùng phức tạp và vô cùng tinh tế, một người có thể có địa vị cao trong xã hội, nhưng về nhà chỉ là con cái. Một người là cha hoặc mẹ trong gia đình, nhưng khi đến cơ quan chỉ là bạn bè đồng nghiệp... nhưng vị trí trong xã hội, cơ quan, gia đình...ấy được gọi là các vai của mỗi người khi tham gia hội thoại. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được khái niệm đó. *Hoạt động 3: Bài mới( 40 ' ) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Gọi hs đọc ví dụ ? Quan hệ giữa các nhân vât tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? ai ở vai trên, ai ở vai dưới ? Tìm Những chi tiết thể hiện thái độ của người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng? ? Cách xử sự của người cô có điểm gì đáng chê trách? ? Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng đã cố kìm nén sự bất bình của mình để giữ được lề phép? Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy? ? Tìm lời mời thích hợp với mỗi người trong bữa cơm gia đình? - Cháu. - Cha mẹ. - Ông bà. ? Lời mời của mỗi người ở đây dựa vào mối quan hệ gì? ? Chỉ ra thứ bậc trong quan hệ đó? Vì sao người cháu lại mời trước ? ? Em có nhận xét gì khi chọn lời mời? ? Vai xã hội là gì ? ? Cơ sở để xác định các vai xã hội ? ? Khi tham gia hội thoại cần lưu ý điều gì? Gọi học sinh đọc ghi nhớ Gv tổ chức cho H/s làm bài tập. GV nêu yêu cầu ?Tìm chi tiết trong Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền? ? Xác định vai xã hội của Trần Quốc Tuấn khi nói với các tướng sĩ? Gọi hs đọc đoạn trích: ? Hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật khi tham gia cuộc thoại trên? ? Các chi tiết thể hiện thái độ của ông giáo với lão Hạc, của lão Hạc với ông giáo? I/Vai xã hội trong hội thoại: 1. Bài tập: ->Quan hệ gia tộc: Bà cô là vai trên, Hồng là vai dưới. - Giọng nói cay độc, nét mặt khi cười rất kịch, cách lôi kéo Hồng vào một trò chơi độc ác, những từ ngữ và câu nói mỉa mai: Mày, mẹ mày, mợ mày, bắt mợ mày, thăm em bé chứ, xấu, chả nhẽ bán xới, dù sao cũng đỡ tủi thân cho cậu mày, và mày cũng cần có họ, có hàng. - Cách sử sự của bà cô đáng trách ở chỗ: - Với quan hệ gia tộc, người cô đã sử sự không đúng với thái độ chân thành thiện chí của tình cảm ruột thịt. - Với tư cách là người lớn tuổi, vai bề trên, người cô không có thái độ đúng mực của người lớn tuổi với trẻ em. - Các chi tiết:... tôi cúi đầu không đáp ...tôi lại im lặng cúi dầu xuống đất ...cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng... - Chú bé Hồng cố kìm nén vì biết rằng mình là bề dưới phải tôn trọng bề trên. - Nhận xét khái quát: Trong quan hệ gia đình hoặc trong các mối quan hệ xã hội khác nhau, mỗi vị trí thứ bậc sẽ phải chọn lời mời cho thích hợp, đúng với vị trí của mình khi tham gia hội thoại – giao tiếp. - Cơ sở để xác định vai xã hội trong hội thoại là các quan hệ xã hội: trên – dưới, thân – sơ. - Cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. 2. Ghi nhớ: SGK II/ Luyện tập: *Bài 1: + Đoạn văn thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của TQT: Các ngươi ...lưu thơm. Lúc bấy giờ...có được không? + Vai xã hội: Quan hệ chủ tướng và quan hệ của những người cùng cảnh ngộ. Bài 2: * Vai xã hội: - Xét về địa vị xã hội ông giáo là người có địa vị cao hơn. - Xét về tuổi tác: Lão Hạc ở vai trên. D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Học ghi nhớ, hoàn thành các bài tập. - Đọc và chuẩn bị bài tiếp theo: Hội thoại RÚT KINH NGHIỆM : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 08/03/2013 Ngày giảng: .................... Tiết 108 Tập làm văn: TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiê
File đính kèm:
- Tuan 28.doc