Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Có hiểu biết ban đầu về thể văn tuỳ bút.
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản
dị qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.
B. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo và
giản dị : Cốm .
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu
cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật vật của quê hương.
3. Thái độ:
- Biết quý trọng những sản vật của quê hương.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
phiếu * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Thạch Lam (1910-1942).Sinh tại Hà Nội, là nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, được biết với các truyện ngắn và bút kí trước Cách mạng. Sáng tác của Thạch Lam thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của ông đối với con người và cuộc sống. 2. Tác phẩm: - Thể loại: Tuỳ bút: Là một thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, suy nghi tình cảm của tác giả trước các hiện tượng, các vấn đề của cuộc sống, ngôn ngữ thường giàu hình ảnh và chất trữ tình. - Xuất xứ : Rút tập “Hà Nội băm sáu phố phường “, năm 1943 –Tập tuỳ bút cuối cùng của ông. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 đoạn - P1: Từ đầu.... Như chiếc thuyền rồng =>Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm - P2: Tiếp .....Cao quý , kín đáo và nhũn nhặn =>Cảm nghĩ về giá trị của cốm. - P3 : Còn lại =>Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, trữ tình. c. Phân tích : C1. Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm - Khi đi qua cánh đồng xanh mùi thơm mát của bông lúa non . - Trong cái vỏ xanh kia .ngàn hoa cỏ - Dưới ánh nắng .của trời . - Một loạt cách chế biến ,cách làm cốm -> Cốm làng Vòng è Từ ngữ chọn lọc ,tinh tế , giàu sức biểu cảm .Câu văn có nhịp điệu gần với thơ. à Cốm là thứ quà đặc biệt của bàn tay khéo léo . => Yêu quí tôn trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của Cốm. C2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm. - Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước thức dâng cánh đồng hương vị mộc mạc ,giản dị ,thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam,. è Cốm đặc sản của dân tộc. - Hồng cốm là thứ quà sêu tết .’ à Lời nhận xét ,bình luận , à Cốm bình dị, khiêm nhường, một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hoá gắn liền với phong tục của dân tộc. C3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm - Ăn: Thong thả từng chút , ngẫm nghĩ . - Mua: Nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu,mà vuốt ve ,kính trọng lộc của trời cho , người , thần lúa à Lời bàn bạc, khuyên răn hết sức biểu cảm . è Cái nhìn văn hoá với việc ẩm thực * Cốm : Giá trị tinh thần đáng được chúng ta tôn trọng ,giữ gìn . 3. Tổng kết a. Nghệ thuật: - Lời van trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ. - Chọn lọc các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm. - Sáng taọ trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngaamx nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, ngắc nhở nhẹ nhàng. b. Nội dung: - Bài văn là sự thể hện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắn của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội. 4. Luyện tập: - Nhóm 1,4: Cảm nghĩ của nhà văn về : “Một thứ quà của lúa non”đã mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về Cốm. - Nhóm 2&5 : Cảm nghĩ về cốm của Thạch Lam cho em hiểu gì về nhà văn này ? - Nhóm 3&6 : Nhận xét của em về nghệ thuật viết tuỳ bút của Thạch Lam qua bài tuỳ bút “Một thứ quà .” E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Đọc lại văn bản ,nắm được thế nào là thể loại tuỳ bút - Bố cục của văn bản - Nêu cảm nghĩ của em về nguồn gốc cốm - Về nhà soạn tiếp các câu hỏi tiếp theo - Học bài cũ ,đọc biểu cảm - Soạn bài : Chơi chữ RÚT KINH NGHIỆM:....................................................................................................................................... Ngày soạn: 22/11/2013 Ngày dạy: ................... Tiết 58: Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm, những ưu điểm và nhược điểm. B. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến Thức: - Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm, những ưu điểm và nhược điểm. 2. Kĩ năng: - Tự đánh giá đúng ưu khuyết điểm bài tập làm văn đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt hiểu biết về lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ. 3. Thái độ: - Nghiêm túc sủa lỗi cho bản thân để tiến bộ hơn trong bài sau C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành. - GV: chấm bài kỹ để phát hiện các lỗi mà học sinh thường mắc phải để có biện pháp sửa chữa giúp học sinh khắc phục . - Hs: chuẩn bị bài ở nhà. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn - GV chép đề bài lên bảng – Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản – Nêu ra định hướng của bài làm – Lập dàn ý ? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết) * HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm ? Hãy lập dàn ý cho đề văn - H/s khác theo dõi bổ sung ? Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý nào thì phù hợp? -> Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý: 2, 4, 5 trong phần thân bài (cần linh hoạt) GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm - Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s a. Ưu điểm: - Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết) - 1số bài vận dụng yếu tố biểu cảm khá linh hoạt - Bài viết sinh động, giàu cảm xúc, ví dụ bài làm của H/s - Trình bày sạch đẹp. b. Tồn tại: - Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. - Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, chưa nhiều - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu: - còn sai chính tả - Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học. - Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao - GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa - GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt - Trả bài cho H/s GV: Trả bài cho HS và nêu yêu cầu : 1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi 2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm Gv : Hướng sửa các lỗi đã mắc? I. ĐỀ BÀI: Cảm nghĩ về người thân (ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo) II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM 1. Nội dung: - Kiểu văn bản: Văn biểu cảm - Viết về một người thân bất kỳ mà em yêu thích - Lưu ý: Phải bộc lộ được tình cảm của mình đối với người thân đó 2. Đáp án chấm: *Mở bài: -Giới thiệu người thân và nêu cảm nghĩ chung khái quát về người thân. *Thân bài: -Miêu tả 1 vài đặc điểm có sức gợi cảm về người thân: ánh mắt, miệng cười... -Kể 1 vài kỉ niệm gắn bó với ng thân. -Tình cảm của ng viết đối với người thân qua những cử chỉ, việc làm của người thân *Kết bài: -Tình cảm của em đối với người thân, lời hứa với người thân. *Văn viết mạch lạc, trôi chảy, có tính liên kết (Hình thức trình bày, cách diễn đạt 1đ) 3. Nhận xét ưu, nhược điểm Ưu điểm - Nhìn chung HS nắm được yêu cầu đề, định hướng đề tương đối tốt. Bố cục bài văn rõ ràng, đầy đủ. Cảm nghĩ sâu sắc .Một số bài có ý sáng tạo tốt, biết liên hệ nhiều với thực tế . Khuyết điểm : - Có một số bài còn rơi vào miêu tả ,kể mà chưa chú ý bộc lộ cảm xúc. - Lỗi chính tả và dùng từ ,ý diễn đạt vẫn còn ở một số em. - Thống kê chất lượng: 4. Đọc thẩm định: GV Cho 2 HS đọc 2 bài đạt điểm cao và 2 bài đạt điểm chưa cao - 2 bài điểm cao: - 2 Bài điểm thấp: * Hướng dẫn HS trao đổi,thảo luận : ? Nguyên nhân viết tốt và nguyên nhân viết chưa tốt? 5. Trả bài RÚT KINH NGHIỆM:....................................................................................................................................... Ngày soạn: 22/11/2013 Ngày dạy: ................... Tiết 59: Tiếng Việt: CHƠI CHỮ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của phép chơi chữ. - Nắm được các lối chơi chữ. - Biết cách vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết. B. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức: - Khái niệm chơi chữ. - Các lối chơi chữ. - Tác dụng của phép chơi chữ trong văn bản. 2. Kĩ năng: a .Kĩ năng chuyên môn: - Nhận biết phép chơi chữ. - Chỉ rõ phép chơi chữ trong văn bản. b.Kĩ năng sống: - Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng phép chơi chữ.phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng phép chơi chữ. 3. Thái độ: - Bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp của chơi chữ. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : 1. Thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng và cho ví dụ? 2. Có mấy loại điệp ngữ? Cho ví dụ . Đáp án và biểu điểm. 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương ,trong đời sống hàng ngày , người ta cũng thường hay chơi chữ. Không phải chỉ có người lớn mới thích chơi chữ mà các em học sinh nhỏ tuổi cũng thích chơi chữ .Vậy chơi chữ là gì ? Bài học hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu . HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm của chơi chữ, Tìm hiểu các lối chơi chữ - GV: Đưa vd mẫu trên bảng phụ (bài ca dao ) Gọi hs đọc ví dụ ? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao này? HS: Bà già muốn biết lấy chồng có lợi hay không ,lợi ở đây có nghĩa là :”thuận lợi ,lợi lộc” ? Từ lợi2 và lợi3 nên hiểu theo nghĩa nào ? HS: Trong câu trả lời của ông thầy bói mới nghe vế đầu lợi2 nghĩ rằng “lợi “ ở đây được dùng để trả lời theo đúng ý của bà già,nhưng đọc đến vế sau ,ta thấy được ý đích thực của thầy bói .Lợi3 :bà đã quá già rồi ,răng chẳng còn chỉ còn có lợi thôi thì tính chuyện chồng con làm gì nữa ? Em có nhận xét gì về câu trả lời của ông thầy bói ? từ đó em hiểu gì về cách dùng từ của tác giả dân gian? HS: Trả lời gián tiếp ,đượm chất hài hước mà không cay độc ? Việc vận dụng hiện tượng từ “lợi “ở câu cuối của bài là vận dụng hiện tượng gì của từ? HS: Dựa trên hiện tượng đồng âm hay còn gọi là đánh tráo ngữ nghĩa ? Việc vận dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? - HS: Gây cảm giác bất ngờ thú vị . ? Từ những tìm hiểu ở trên ,em có thể cho biết thế nào là chơi chữ ? - Hs: Đọc phần ghi nhớ : sgk/164 - GV: Đưa thêm một vd nữa để hs hiểu rõ hơn khái niệm . Vd: Trùng trục như con chó thui Chín mắt ,chín mũi,chín đuôi, chín đầu ? Chỉ ra phép chơi chữ ở câu trên . Dựa trên hiện tượng gì ? + Chín (đồng âm ): - Không phải số chín - Mà là bị thui chín
File đính kèm:
- Tuan 15.doc