Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 45 Văn bản: Cảnh khuya: Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh Khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ chữ Hán Rằm Tháng Riêng (Nguyên

Tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 B. MôC TI£U BµI D¹Y:

1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.

 - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 - Tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa tinh té vừa ung dung lạc quan yêu đời.

 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .

 - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và những vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 45 Văn bản: Cảnh khuya: Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
 TIẾT 45 Văn bản: CẢNH KHUYA ; RẰM THÁNG GIÊNG
 ( Hồ Chí Minh )
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh Khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ chữ Hán Rằm Tháng Riêng (Nguyên
Tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 B. MôC TI£U BµI D¹Y:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
 - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa tinh té vừa ung dung lạc quan yêu đời.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .
 - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và những vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh. 
So sánh sự khac nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm Tháng Giêng. 
3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, quê hương
4 Tư tưởng HCM: Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên cuộc sốngvà bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc một đoạn trong thơ em thích trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
? Nhà thơ có ước vọng gì?Từ ước vọng đó cho ta thấy nhà thơ là một con người ntn?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong các tiết học hôm trước, các em đã được tìm hiểu nhiều bài thơ trong văn học cổ VN và TQ. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về thơ hiện đại VN, trong đó có bài thơ “Cảnh khuya” của HCM là tiêu biểu. Tuy là hiện đại nhưng bài thơ này lại rất đậm màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh, từ thơ, ngôn ngữ. Các em có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ để tìm hiểu bài thơ này.
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng Dẫn tìm hiểu tác giả ,tác phẩm.
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả HCM?
Hs: Trình bày như sgk
GV: Nói thêm về tên mà Bác Hồ đã dùng. Đặc biệt tên HCM.
? Hãy cho biết bài thơ “Cảnh khuya” được viết theo thể thơ nào?
Hs tự bộc lộ.
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào?
Hs : Phát biểu.
*HOẠT ĐỘNG 2: Đọc -tìm hiểu văn bản
Gv:Gọi hs đọc lại bài thơ .
? Đọc 2 câu đầu bài “cảnh khuya” cho biết tác giả tả cảnh bằng gì? (Tả bằng âm thanh)
? Âm thanh tiếng suối có gì đáng chú ý ?
HS : Phát hiện trả lời.
? Từ “Lồng” ở đây nghĩa là gì? Tác dụng? (Quấn quýt)
-> Gắn bó, hài hoà, ấm áp)
? Hai câu cuối của bài “ Cảnh khuya” đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả ?
HS :Bộc lộ
Gv: Phân tích
? Như vậy toàn bộ bài thơ cho em biết thêm điều gì về Bác Hồ?
Hs : Phát biểu.
Gv : Định hướng.
Cảnh trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của bác. Tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người.
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng Dẫn Tổng kết ,tác phẩm.
? Tổng kết về mặt nội dung và nghệ thuật của bài?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969) sgk/141.
Là anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân văn hoá thế giới, nhà thơ lớn của của Việt Nam.
-Thơ ca chiếm vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học của Chủ tịch HCM. Ở những sáng tác theo thể loại này, hình ảnh HCM hiẹn lên với tâm hồn nghệ sĩ-chiến sĩ cao đẹp.
2. Tác phẩm:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- bài thơ Cảnh Khuya được BH viết ở chiến khu VB , trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 1947,1948
3. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Phân tích :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
® So sánh,điệp ngữ,miêu tả
Þ Vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng, lớp, đường nét, hình khối
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
® Biểu cảm,giọng thơ mang nhiều tâm sự.
=> Tình yêu nước thường trực trong tâm hồn tác giả, tình yêu thiên nhiên.
III. Tổng kết
1.Nội dung
-Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng: âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát, ánh trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa,...Cảnh vật sống động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng, tối.
+ Con người: tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn, đồng thời vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềmlo cho nước, cho cách mạng. 
2.Nghệ thuật: 
-Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. -Có nhiều hình ảnh lung linh kì ảo. 
-Sử dụng các phép tu từ so sánh , điệp ngữ ( Tiếng.tiếng., lồng lồng; chưa ngu ngủ )có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm. 
-Sáng tạo nhịp điệu ở câu 1 và câu 4.
3. ý nghĩa: 
Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh.; Sự gắn bó hoà hợp giữa thiên nhiên và con người.
Văn bản : RẰM THÁNG GIÊNG
 ( Hồ Chí Minh )
 GV giới thiệu bài 
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1 Hướng Dẫn tìm hiểu tác giả ,tác phẩm.
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả HCM?
Hs: Trình bày như sgk.
GV: Nói thêm về tên mà Bác Hồ đã dùng. Đặc biệt tên HCM.
? Hãy cho biết bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên Tiêu). được viết theo thể thơ nào?
Hs tự bộc lộ.
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào?
Hs : Phát biểu.
*HOẠT ĐỘNG 2: Đọc -tìm hiểu văn bản
Gv: Gọi 2 HS đọc bài thơ
Gv : Khái quát ánh trăng qua bài thơ
? bài thơ đầu miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở bài thơ ?
? Tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh không gian trong bài thơ “Nguyên Tiêu”?
Nếu ở bài “Cảnh khuya” cảnh được tả bằng âm thanh thì ở bài “ Nguyên Tiêu” cảnh Khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên nền trời là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất.
? Dựa vào đâu mà em xác định được khung cảnh ấy? “Nguyệt chính viên”.
? Trong 2 câu thơ sau,cảnh trăng tiếp tục được tả như thế nào?
Hs: Dựa vào sgk trả lời.
? Câu 4 lại ta nhớ đến câu thơ đường nào? Trong bài gì, của ai?
Hs: Phát hiện, trình bày.
? Như vậy toàn bộ 2 bài thơ cho em biết thêm điều gì về Bác Hồ?
Hs : Phát biểu.
Gv : Định hướng.
Cảnh trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của bác. Tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết
? Tổng kết về mặt nội dung và nghệ thuật của bài?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. §äc
2. Tác phẩm:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Bản dịch bài “ Nguyên Tiêu”: thể lục bát .
- Bài thơ Rằm tháng giêng được BH viết ở chiến khu VB , trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
3. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
4. Bố cục:
+ Cảnh trăng trong bài “Nguyên Tiêu” mang vẻ đẹp phóng khoáng, ánh trăng mênh mông bao phủ cả sông nước.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả trữ tình.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Phân tích :
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
-> Miêu tả, điệp ngữ.
=> Không gian bát ngát ánh sáng trăng,sức sống mùa xuân tràn ngập cả đất trời .
Yên ba thâm sứ đàm quân sự
 mãn thuyền
=> Nỗi lo toan công việc kháng chiến, vận mệnh đất nước.
III. Tổng kết
1.Nội dung
-Cảnh bầu trời
2. Nghệ Thuật: Là bài thơ viết bằng chữ Hán. Bản dịch theo thể lục bát, Sử dụng điệp từ có hiểu quả, lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
3.Ý nghĩa: Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
*Ghi nhớ: Sgk.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ bài thơ.
- Ôn lại kiến thức về tiếng việt,tiết sau kiểm tra tiếng việt
RÚT KINH NGHIỆM :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGIAO AN NV7HKI.doc
Giáo án liên quan