Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 101: Kiểm tra văn
B . Đề bài :
I. Trắc nghiệm : ( 2đ) Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau :
Câu 1. Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ?
A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn , còn ca dao đơn giản nhất cũng phải là cặp lục bát ( 6/8) .
B.Tục ngữ nói đến kinh nghiệm LĐSX , còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người .
C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn ổn định , thiên về lí trí nhằm nêu lên những nhận xét khách quan , còn ca dao là thơ trữ tình , thiên về tình cảm nhằm phô diễn nội tâm con người .
D.Tục ngữ thường sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, còn ca dao hay sử dụng nghệ thuật nói quá .
Câu 2 . Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên lao động SX nói về điều gì ?
A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên.
B. Công việc lao động sản xuất nhà nông.
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người .
D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng
tự nhiên và trong lao động sản xuất .
Câu 3 . Theo em các câu tục ngữ có cách nói “ thứ nhất , thứ nhì ” được dùng để nhấn mạnh thứ tự các yếu tố được coi là quan trọng đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 4 . Điền các từ ngữ thích hợp vào câu văn sau sao cho đúng với nội dung bài học .
Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh .và .về nội dung.
Câu 5 . Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng .
Tiết 101 . KIỂM TRA VĂN A / Mục tiêu : a. Kiến thức :- Củng cố lại những kiến thức về phần văn bản ( tục ngữ , văn bản nghị luận ) b. Kĩ năng : - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của một số văn bản tiêu biểu ( tục ngữ , VB nghị luận ) . - Kĩ năng trình bày bài kiểm tra một cách khoa học , rõ ràng , chính xác . c. Thái độ : - GD thái độ làm bài KT một cách tích cực – tự giác ở mỗi HS . 2.Năng lực : - Năng lực phát hiện-giải quyết vđ . - Năng lực sáng tạo. - Năng lực tạo lập vb. B / Chuẩn bị : 1. GV : - Soạn bài – TL chuẩn KTKN 2. HS : - Ôn tập kiến thức về phần Vb đã học ở kì II C/ Tiến trình hoạt động 1. Tổ chức lớp : Ngày dạy : Lớp 7 A ,sĩ số : 38 Vắng Ngày dạy : Lớp 7B,sĩ số : 38 Vắng Ngày dạy : Lớp 7C,sĩ số : 35 Vắng 2.Kiểm tra : 3. Bài mới: A. Ma trận đề . Mức độ nhận thức Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL Thấp Cao Tục ngữ về TN - LĐSX C1,C2,C3 C1 Tục ngữ về con người – xã hội . C1 C4,5 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta . C5 Đức tính giản dị của Bác Hồ . C5 C2 Ý nghĩa văn chương . C5 Tổng số điểm 0,75 đ 1,25 đ 3đ 5đ B . Đề bài : I. Trắc nghiệm : ( 2đ) Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau : Câu 1. Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ? A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn , còn ca dao đơn giản nhất cũng phải là cặp lục bát ( 6/8) . B.Tục ngữ nói đến kinh nghiệm LĐSX , còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người . C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn ổn định , thiên về lí trí nhằm nêu lên những nhận xét khách quan , còn ca dao là thơ trữ tình , thiên về tình cảm nhằm phô diễn nội tâm con người . D.Tục ngữ thường sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, còn ca dao hay sử dụng nghệ thuật nói quá . Câu 2 . Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên lao động SX nói về điều gì ? Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên. Công việc lao động sản xuất nhà nông. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người . Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất . Câu 3 . Theo em các câu tục ngữ có cách nói “ thứ nhất , thứ nhì ” được dùng để nhấn mạnh thứ tự các yếu tố được coi là quan trọng đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 4 . Điền các từ ngữ thích hợp vào câu văn sau sao cho đúng với nội dung bài học . Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh .và ..về nội dung. Câu 5 . Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng . A B 1. Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành , thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật . a. Tục ngữ về thiên nhiên – lao động sx . 2.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có , luyện những tình cảm ta sẵn có ; b. Tục ngữ về con người – xã hội . 3.Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét ,lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần có. c. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 4. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quý báu của ta . d. Đức tính giản dị của Bác Hồ . e. Ý nghĩa văn chương . II. Tự luận (8 đ) Câu 1 ( 3 đ) .Giải thích ngắn gọn nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ sau : “ Tháng giêng là tháng trồng khoai Tháng hai trồng đỗ , tháng ba trồng cà .” Câu 2 ( 5 đ) .Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận và suy nghĩ của em về lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ qua văn bản : “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” - Phạm Văn Đồng ? C. Đáp án – biểu điểm I. Trắc nghiệm ( 2 đ) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C D A so sánh, ẩn dụ , hàm súc 1- d , 2- e , 3 –b, 4- c . Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 Mỗi ý nối đúng 0,25 (4 ý -1 đ) II. Tự luận ( 8 đ) Câu 1 ( 3đ) + HS cần giải thích được nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ theo các ý cơ bản sau : - Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về trồng các loại cây : tháng giêng thích hợp trồng cây khoai , tháng hai thích hợp trồng đỗ, tháng ba thích hợp trồng cà. ( 1, 5 đ) - Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt . Người lao động cần biết coi trọng thời vụ , trái thời vụ , thời tiết là mất mùa . ( 1, 5 đ) + Mức tối đa : - HS giải thích đầy đủ nội dung của câu TN. + Mức chưa tối đa : - HS giải thích chưa đủ nội dung hoặc còn có ý sai của câu TN. + Mức chưa đạt : - HS giải thích sai nội dung của câu TN. - HS bỏ không giải thích nội dung của câu TN. Câu 2 ( 5 đ) + Về nội dung ( 4đ) : Bài viết của HS cần đạt được các ý cơ bản sau : - Bài văn của Phạm Văn Đồng đã khẳng định và ca ngợi nhân cách vĩ đại của vị lãnh tụ . ( 0,5đ) - Tác giả đã tập trung làm sáng tỏ đời sống giản dị của Bác trên mọi phương diện : cách ăn , cách ở , cách làm việc ( 0,5đ) - Cách ăn của Bác rất giản dị : bữa cơm chỉ có vài ba món giản đơn , lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm , ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tinh tươm . - ở việc làm đó ta thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ .( 0,5đ) - Cách ở của Bác cũng hết sức giản dị .Nhà của Bác chỉ là nhà sàn , vẻn vẹn vài ba phòng , nơi ở luôn luôn lộng gió và ánh sáng , phảng phất hương hương thơm của hoa vườn .( 0,5đ) - Cách làm việc của Bác cũng hết sức giản dị . Bác suốt đời làm việc , suốt ngày làm việc , từ việc rất lớn đén việc rất nhỏ Là vị chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt , việc gì Bác tự làm được thì Bác không cần người giúp .Bác trồng cây trong vườn , viết thư cho một đồng chí , nói chuyện với các cháu Miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân , đặt tên cho người giúp việc . ( 0,5đ) - Người nói giản dị , viết giản dị vì Người muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được , nhớ được ,làm được . ( 0,5đ) - Qua văn bản , tác giả đã ca ngợi và bày tỏ lòng kính yêu , biết ơn Bác . Hơn bao giờ hết chúng ta càng phải học tập về nhân cách vĩ đại của vị lãnh tụ kính yêu . ( 0,5đ) + Về hình thức ( 0,5đ) : - Bài viết bố cục đủ 3 phần rõ ràng . - Diễn đạt trôi chảy , không mắc lỗi chính tả . 4 . Củng cố: - GV thu bài và kiểm diện bài của HS . - Nhận xét về ý thức làm bài của HS . 5.Hướng dẫn : - Ôn tập các văn bản tác phẩm đã học . - Đọc – tìm hiểu bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp ) ..
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_7_tiet_101_kiem_tra_van.doc