Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 31
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
- Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể loại truyện, kí trong loại hình tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
2. Kỹ năng:
- Hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.
- Trình bày được những hiểu biết về cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc .
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí) Truyện (đoạn trích) - Có; kể theo trình tự thời gian Dế Mèn Dế Mèn 2.Sông nước Cà Mau ( Trích Đất rừng Phương Nam) Truyện dài Ông Hai, thằng An , thằng Cò. Thằng An 3.Bức tranh của em gái tôi Truyện ngắn Có; kể theo trình tự thời gian Anh trai, Kiều Phương Anh trai 4.Vượt thác (Trích Quê nội) Truyện dài (đoạn trích) Dượng Hương Thư Hai chú bé Cục và CùLao 5.Buổi học cuối cùng Truyện ngắn - có, kể theo trình tự thời gian Ph răng , Ha -men Ph răng 6.Cô Tô ( trích) Kí-tùy bút Không có cốt truyện Tôi, anh hùng Châu Hòa Mãn, Tác giả 7.Cây tre Việt Nam (trích) Bút kí-thuyết minh phim Không có cốt truyện Cây tre Ngôi thứ ba 8.Lòng yêu nước (Trích bài báo Thử lửa ) Tuỳ bút- chính luận Không có cốt truyện Nhan dân các dân tộc trong các nước L.B Xô Viết. Ngôi thứ ba VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - GV củng cố nội dung ôn tập - Nhớ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học. - Nhớ đặc điểm giống nhau và khác nhau gữa truyện và kí. - Nhận biết được truyện và kí. VII.RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 29/03/2013 Ngày giảng: ..................... Tiết 118 Tiếng Việt CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn không có từ là - Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. - Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là 2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là - Đặt được các kiểu câu câu trần thuật đơn không có từ là. 3.Thái độ: Giáo dục HS góp phần làm giaù đẹp thêm tiếng Việt III.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan . 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. IV. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.... V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ : Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là” ? Cho ví dụ ? - Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ “ là”? * Đáp án và biểu điểm. Câu Đáp án Điểm Câu1 Trong câu trần thuật đơn có từ là: VN thường do từ là kết hợp với DT(CDT) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với ĐT(CĐT), TT(CTT)...cũng có thể làm VN - Khi phũ ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải VD: Mẹ em là giáo viên 8 Câu 2 => câu giới thiệu. => câu định nghĩa. .=> câu miêu tả. =>câu đánh gia. 2 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Để miêu tả hành động, trạng thái , đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ hoặc để thông báo về sự xuất hiện tồn tại, tiêu biến của sự vật thì dùng kiểu câu trần thuật đơn không có từ “ là” . Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kiểu câu đó . HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động I : Câu trần thuật đơn không có từ là Học sinh đọc ví dụ . Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ ở từng câu . Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành ? Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào trước vị ngữ: không, không phải, chưa, chưa phải . Học sinh đọc mục ghi nhớ . Hoạt động II: Câu miêu tả và câu tồn tại Giáo viên chép ví dụ lên bảng . Học sinh đọc ví dụ . Học sinh xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu . Hãy cho biết câu nào là câu miêu tả? Câu nào là câu tồn tại . Học sinh đọc đoạn văn rồi điền câu thích hợp vào chỗ trống . Điền câu b . Học sinh đọc mục ghi nhớ . Hoạt động III: Luyện tập Bài 1 GV chuẩn bị trên bảng phụ .HS thực hiện. Hai học sinh đổi bài nhau rồi sửa lỗi I.TÌM HIỂU CHUNG 1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “ là” * Ví dụ : a. Phú ông / mừng lắm ( cụm tính từ ) b. Chúng tôi / tụ hội ở góc sân ( cụm động từ) - Phú ông / không mừng lắm . - Chúng tôi / không tụ hội ở góc sân . - Khi biểu thị ý phủ định vị nhữ kết hợp với các từ không , chưa. *Ghi nhớ : SGK . 2. Câu miêu tả và câu tồn tại . * Ví dụ : a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại -> câu miêu tả . CN VN b. Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con . -> câu tồn tại. VN CN * Ghi nhớ : SGK II. LUYỆN TẬP Bài 1 a. (1) Bóng tre / trùm lên âu yếm làng ,bản, xóm , thôn C V ( câu miêu tả ). (2) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng / mái C V đình , mái chùa cổ kính.( câu tồn tại ) (3) Dưới bóng tre xanh, ta / gìn giữu một nền văn hóa C V lâu đời ( câu miêu tả ). b. (1) Bên hiên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế C V Choắt ( câu tồn tại ) (2 Dế Choắt / là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế C V giễu và trịnh thượng thế.( câu miêu tả ). c. (1) Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng. ( câu C V tồn tại ). (2) Măng / trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng C V lồ xuyên qua đát lũy mà trỗi dậy.(câu miêu tả ) Bài 2 : Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại. VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học sinh nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. - Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. - Nhận diện câu trần thuật đơn không có từ là và các kiểu cấu tạo của nó. - GV dùng sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức bài học. - Học bài, làm bài tập vào vở. Soạn :Ôn tập văn miêu tả . VII.RÚT KINH NGHIỆM: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 29/03/2013 Ngày giảng: ..................... Tiết 119 Tiếng làm văn ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN SỐ 7: MIÊU TẢ SÁNG TẠO I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của một bài văn miêu tả, củng cố và hệ thống hoá các bước, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để àm bài văn miêu tả . - Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự. - Rèn kĩ năng làm văn miêu tả. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự; văn tả cảnh và văn tả người. - Yêu cầu và bố cục của một bài văn miêu tả. 2. Kỹ năng: - Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng. - Lự chọn trình tự miêu tả hợp lí. - Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả. 3.Thái độ: Thêm yêu mến cảnh vật và con người xung quanh. III.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan . 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. IV. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.... V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài sọan của học sinh . 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học : Ôn tập văn miêu tả . HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động I : Thế nào là văn miêu tả Thế nào là văn miêu tả ? Hãy nhắc lại các đối tượng miêu tả đã học Khi viết văn miêu tả cần chú ý điều gì ? HS nhắc lại các bước làm bài văn miêu tả. Học sinh nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả ? Hoạt động II: Luyện tập -GV chia nhóm .4 nhóm là 4 bài tập. Gọi học sinh đọc rồi nhận xét . - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý . Học sinh lập dàn ý Giáo viên gọi hai học sinh đọc – Giáo viên nhận xét . - Học sinh đọc mục ghi nhớ . HS đọc kĩ hai đoạn trích "Bài học đường đời đàu tiên " và truyện ngắn "Buổi học cuối cùng " -HS chỉ ra trong mỗi bài đoạn văn miêu tả, một đoạn văn tự sự .Căn cứ vào đau mà em nhận ra điều đó ? Chỉ ra một vài liên tưởng, ví von, so sánh mà em cho là độc đáo và thú vị của hai tác giả trong hai bài văn trên ? * Căn cứ để phân biệt : -Hành động kể hay hành động tả ? -Tả, kể về ai ? -Chân dung hay việc là, hành động. -Phổ biến là động từ hay tính từ ? HS rút ra ghi nhớ. I.Hệ thống hóa kiến thức : 1.Thế nào là văn miêu tả 2. Đối tượng miêu tả a. Tả cảnh b. Tả người 3. Yêu cầu đối với người viết văn miêu tả Vận dụng tốt kỹ năng quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh . Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu và sắp xếp theo trình tự . 4. Các bước làm bài văn miêu tả : -Xác định đối tượng cần tả. -Quan sát , lựa chọn những chi tiết tiêu biểu. -Trình bày kết quả quan sát theo một trình tự hợp lí. 5.Dàn ý một bài văn miêu tả : -Mở bài : giới thiệu đối tượng cần tả. -Thân bài : tả chi tiết đối tượng. -Kết bài : nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng cần tả. II.Luyện tập : Bài 1 : Tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. - Lựa chọn những chi tiết đặc sắc, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của cảnh vật. - Phép so sánh liên tưởng mới mẻ, độc đáo . - Ngôn ngữ phong phú, biết diễn đạt một cách sống động, sắc sảo. - Thể hiện rõ tình cảm và thái độ của tác giả với đối tượng được tả. Bài 2 : Lập dàn ý cho đè bài :Tả quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở . a.Mở bài : Giới thiệu đầm sen ( ở đâu ? mùa nào ? ) b.Thân bài : - Tả khái quát về đầm sen ( vị trí, diện tích, màu sắc ) - Tả cụ thể đầm sen : + Lá, hoa, hương thơm ; + Màu sắc , ánh sáng, bầu trời, nước, không khí . c.Kết bài : Cảm nghĩ về đầm sen . Bài 3: Tả một em bé bụ bẫm , ngây thơ đang tập noí, tập đi . Â. Mở bài : giới thiệu em bé là con nhà ai? Tên họ, tháng tuổi, quan hệ với em? b. Thân bài : Tả chi tiết : -Em bé tập đi ( chân, tay, mắt, dáng đi,...) -Em bé tập nói ( miệng, môi, lưỡi, mắt,...) c. Kết bài : -Hình ảnh chung về em bé. Thái độ của mọi người đối với em. Bài 4 : Ghi nhớ ( SGK). VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học sinh ghi nhớ. - Nhớ các bước làm một bài văn miêu tả. - Nhớ dàn ý của bài văn miêu tả. - Lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả. - Học bài, làm bài tập vào vở. Chuẩn bị viết bài một tiết văn miêu tả sáng tạo. VII.RÚT KINH NGHIỆM: ..........
File đính kèm:
- Tuan 31.doc