Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 23

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, người lao động.

- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.

3.Thái độ: Tình cảm yêu quí thiên nhiên, con người lao động, yêu quê hương đất nước.

III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.

IV.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả.

 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK

V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1.Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm diện sĩ số.

 2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi” . Qua bài học cần ghi nhớ những gì?

 3. Bài mới: (39 phút)

 * Giới thiệu bài: Ở bài học 19, chúng ta đã hiểu vể thiên nhiên hoang dã, phong phú, độc đáo và cuộc sống con người ở vùng đất cực Nam Tổ quốc. Bài “Vượt thác” sẽ cung cấp cho chúng ta cảnh quan của một khúc sông Thu Bồn của miền Trung Việt Nam với vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên và những con người lao động dũng cảm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia đình..
III.TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật : 
-Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.
-Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả.
-Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc , có chọn lọc.
-Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợị lên nhiều liên tưởng 
2. Ý nghĩa văn bản: "Vượt thác " là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ dó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
IV. LUYỆN TẬP 
* Những nét đặc sắc về phong cảnh: 
- Thiên nhiên sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ đầy sức hoang dã, chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp tập, trù phú, độc đáo vùng cực nam Tổ quốc
+ Phong cảnh thiên nhiên thay đổivà cảnh vượt thác dữ dội của con thuyền trên sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.
* Nghệ thuật miêu tả:
- Tả cảnh sông nước từ ấn tượng chung, từ cái nhìn khái quát đến cụ thể .
- Nghệ thuật tả cảnh, tả người, từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác.
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2 phút)
 - Nhắc lại nghệ thuật, nội dung bài học 
- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu.
- Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên.
- Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong "Sông nước Cà Mau " ,"Vượt thác ".
- Học thuộc bài . Soạn bài : So sánh ( tiếp theo )
VII .RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................
Ngày soạn: 18/01/2013
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 86 Tiếng Việt: SO SÁNH (tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh sai.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
3.Thái độ: - Thích thú khi học phép so sánh .
III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.....
IV.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm. 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: So sánh là gì? Nêu cấu tạo của phép so sánh? cho VD cụ thể?
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Các kiểu so sánh
HS đọc khổ thơ.
. Tìm phép so sánh trong khổ thơ ?
Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?
GV giảng giải và chốt: Từ: "chẳng bằng" à vế A không ngang bằng với vế B.
"là ": vế A bằng vế B.
Dựa vào nhận xét trên em thấy có mấy kiểu so sánh?
Hãy cho biết mô hình phép so sánh ở 2 VD trên ?
Hãy tìm thêm những từ ngữ khác chỉ phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng?
 Tóm lại , có mấy phép so sánh ?
Em hãy đặt câu có sử dụng phép so sánh để miêu tả sự vật.
Ví dụ : 
-Vào mùa đông , lá bàng đỏ như màu đồng hun.
-Những chiếc lá bàng to như bàn tay người lớn.
-Giờ ra chơi, chúng em ùa ra như đàn ong vỡ tổ.
Bạn ấy nhảy qua rào nhanh như sóc.
.Hoạt động II : Tác dụng của so sánh
HS đọc đoạn văn SGK.
Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh? 
=> Tác dụng của so sánh trong đoạn văn ấy là gì? 
Đối với việc miêu tả sự vật ( những chiếc lá ) ?
Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết ?
Tác dụng chung của phép so sánh là gì
(đọc ghi nhớ SGK/42) 
Hoạt động III: Luyện tập
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. 
GV hướng dẫn HS lần lượt làm các câu a,b,c.
Bài tập 2 : HS thảo luận nhóm làm bài tập (3 phút )
HS trình bày 
GV treo bảng phụ ghi đáp án đúng.
I. CÁC KIỂU SO SÁNH
1. Phép so sánh :
 (1 )Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con =>So sánh không ngang bằng 
(2 )Mẹ là ngọn gió của con suốt đời =>So sánh ngang bằng 
2.Từ ngữ so sánh :(1) chẳng bằng.
 (2 ) là
*Mô hình: 
- So sánh hơn kém (không ngang bằng) : A chẳng bằng B
- So sánh ngang bằng: A là B 
3.Từ chỉ ý so sánh : 
 - kiểu so sánh không ngang bằng: Chẳng bằng, không bằng, không như, hơn, còn hơn, kém, kém hơn, thua 
 - kiểu so sánh ngang bằng: Là, tựa, như, giống như , bao nhiêu ...bấy nhiêu.
* Ghi nhớ (SGK)
II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH 
1.Những câu có phép so sánh trong đoạn văn 
Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn , tự cành cây rơi ...như cho xong chuyện..
Có chiếc lá như con chim lảo đảo  
Có chiếc lá nhẹ nhàng đùa bỡn... như thầm bảo rằng 
Có chiếc lá như sợ hãi  , rồi như gần tới mặt đất , còn cất mình muốn bay trở lại cành.
2.Tác dụng :
- người đọc hình dung được những cách rụng của những chiếc lá.
-Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
* Ghi nhớ (SGK)
III. LUYỆN TẬP 
Bài 1/43
Chỉ ra các phép so sánh và xác định kiểu so sánh
a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè à So sánh ngang bằng
Tâm hồn nhạy cảm, phong phú, đa dạng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bồi hồi với những hoài niệm thời trai trẻ hồn nhiên.
b. con đi ... chưa bằng ...lòng bầm.
con đi... chưa bằng ..... sáu mươi.
à So sánh không ngang bằng 
c. anh ... như ...mộngà So sánh ngang bằng 
bóng Bác.... ấm hơn ... hồng.	à So sánh không ngang bằng
Bài 2 /43 : Nêu các câu văn có sử dụng so sánh trong bài “Vượt thác “ 
Những động tác  nhanh như cắt  
Dượng Hương Thư như một pho tượng , như một hiệp sĩ ... hùng vĩ.
Những cây to  như những cụ già  
* Hình ảnh em thích: Dượng Hương Thư chống sào vượt thácà Trí tưởng tượng phong phú của tác giả , vẻ đẹp khoẻ khoắn , hào hùng , sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người lao động .
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Nhắc lại ghi nhớ SGK .
 - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh.
 - Học bài và chuẩn bị chương trình địa phương .
VII . RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................
Ngày soạn: 18/01/2013
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 87: CTĐP phần Tiếng Việt: ĐẶC ĐIỂM TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Nắm được một số đặc điểm của tiếng địa phương (TĐP) Thanh Hóa.
- Có ý thức khi dùng TĐP; phát hiện và sửa chữa các lỗi phát âm sai, dùng TĐP không đúng lúc, đúng chỗ.
II/ CHUẨN BỊ:
- H/s thống kê các từ địa phương Thanh Hóa và các vùng khác.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A. ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA BÀI CŨ.
- Ổn định nền nếp.
- Kiểm tra:	+ Ca dao về đất và người Thanh Hóa.
	+ Sự chuẩn bị của h/s về TĐP Thanh Hóa.
- GV chuyển tiếp vào bài mới.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm TĐP.
1. Cá nhân h/s thực hiện 2 bài tập ở mục I (TL). Lớp góp ý, g/v bổ sung.
2. H/s trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là TĐP? 1 đến 2 h/s đọc Ghi nhớ. G/s giải thích thêm (nên lấy các ví dụ gần gũi, quen thuộc)
3. H/s giải thích, các h/s khác bổ sung. G/s tổng kết.
I. THẾ NÀO LÀ TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG.
1. Giải bài tập.
a) Các từ thay thế ở 2 bài ca dao là:
Choa -> tao, mô -> sao, nào, gì
b) Nhóm từ được dùng ở địa phương em: choa, mô hay tao, sao ...
Do thói quen, do hiểu biết hay do những yếu tố tâm lý khác (chửi cha không bằng pha tiếng, mất gốc ...)
2. Giải thích nội dung mục Ghi nhớ
a) Đó là phần tiếng riêng (phương ngữ) của cư dân một vùng nhất định: có thể vùng rộng (Bắc, Trung, Nam), vùng hẹp (tỉnh) hoặc rất hẹp (huyện, làng xã). Gồm cả phát âm và từ vựng.
b) Để phân biệt với tiếng phổ thông - dùng chung của cộng đồng, và biệt ngữ (tiếng nghề nghiệp, lóng ...)
c) TĐP Thanh Hóa là một bộ phận ngữ âm, từ vựng...có những đặc điểm riêng so với các TĐP khác. Được sử dụng đan xen, chủ yếu trong khi nói tiếng phổ thông.
Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu những đặc điểm của TĐP T.Hóa
1. H/s làm bài tập 1.
Trả lời tại chỗ
G/v (h/s) nhận xét, bổ sung.
2. H/s làm bài tập 2.
Trả lời tại chỗ. Yêu cầu đọc đúng và viết đúng các từ in sai.
G/v (h/s) nhận xét, bổ sung.
3. H/s làm bài tập 3.
Trả lời tại chỗ. 
G/v (h/s) nhận xét, bổ sung.
4. H/s làm bài tập 4.
Trả lời tại chỗ. 
G/v (h/s) nhận xét, bổ sung
a) Tìm thêm ví dụ phù hợp.
b) Nhận xét gì về lớp từ địa phương Thanh Hóa.
c) Đọc Ghi nhớ (1- 2 h/s đọc)
II. ĐẶC ĐIÊM CỦA TĐP THANH HÓA.
1. Bài tập 1: về thanh điệu.
a) Các từ viết đúng là: ngưỡng cửa, đẹp mãi, lả người, kỷ luật.
b) Cách dùng dấu hỏi và ngã của các bạn trong lớp và người dân quê em thường hay nhầm lẫn, không phân biệt dấu hỏi, ngã.
2. Bài tập 2: về phụ âm đầu.
a) Các từ được viết đúng và đọc đúng là: chim trắng, ông trăng, củ sắn, sẵn sàng, da diết, rộn ràng, nhãn lồng, lá xanh, làm ruộng, nói chuyện, có đi có lại, la hét, quả na mở mắt.
b) Những từ địa phương trong tỉnh nói sai, viết sai các phụ âm đầu trên là một số xã ở huyện Nga Sơn (giáp tỉnh Ninh Bình và ở vùng đồng bằng Bắc bộ)
3. Bài tập 3: về vần.
a) Các tiếng có cách phát âm riêng biệt là: viền, củn, mốn, chậy, thịch, tếch ...
b) Ở đây có sự biến âm, chệch âm (do thói quen) tạo ra sắc thái riêng.
4. Bài tập 4: về từ vựng.
a) Tìm thêm ví dụ phù hợp:
- Các từ địa phương chỉ địa điểm, cách thức: mô, tê, răng, rứa ...
- Các từ địa phương để xưng hô: tao, choa, hĩm, o, mi, chị (nhiêu), anh (cò) ...
- Các TĐP chỉ số lượng: ói, ối, mê (nhiều) ...
- Các TĐP chỉ sự vật: thu đủ (đu đủ), ló, lọ (lúa), con kha (con gà) ...
b) Nhận xét về lớp từ vựng ĐP Thanh Hóa:
- Có sự đồng nghĩa với lớp từ toàn dân. Nghĩa là bao giờ cũng có từ tương đương.
- Thể hiện nét tâm lý (bộc trực, hồn nhiên), bản sắc văn hóa phong phú của người quê Thanh.
c) Ghi nhớ (Tài liệu. Trang 22)
Hoạt động 3: Tổ chức luyện tập
1. Chia 3 nhóm làm 3 bài tập trong TL (trang 21,22).
Các nhóm cử đại diện trình bày.
2. H/s nhận xét, góp ý. G/v bổ sung.
III/ LUYỆN TÂP.
- Bài tập 1.
Con tru, nước su, con hiêu, lẳn (quả), tứm tóc, trời tún, chập ảnh, lầm lẫn, trẽn đáy biểu bảo bẩu ban, choa, cấy bút, nhình, mằn, nhởi, bứt (cỏ).
- Bài tập 2.
Các từ địa phương là: coi (xem), lên đàng (lên đường), chít dao (mừng vui).
- Bài tập 3.
Các bài (câu) ca dao sử d

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc
Giáo án liên quan