Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 12

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

 1. Kiến thức:

 - Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

 - Nét đặc sắc của truyện : cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

 2. Kĩ năng :

a. Kỹ năng chuyên môn

 - Đọc - hiểu truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại

 - Phân tích, hiểu ngụ ý truyện ngụ ngôn.

 - Kể lại được truyện.

b. Kĩ năng sống :

- Tự nhận thức giá trị của của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân tương ái trong cuộc sống.

- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái

- Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực Trình bàỳ suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện .

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong giờ học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IỂU VĂN BẢN: 
 1. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu từ khó.
 * Từ khó:SGK
 2.Tìm hiểu văn bản.
 a. Bố cục. 
 - Đoạn 1 : Từ đầu => “ cả bọn kéo nhau về ”
 ( Nguyên nhân, tình huống truyện)
 - Đoạn 2 : Tiếp  “ đi không ”
 ( Hành động và kết quả )
 - Đoạn 3 : Còn lại . 
 ( Bài học rút ra )
 b. Phân tích.
* Nguyên nhân và tình huống truyện
 - Truyện gồm 5 nhân vật (5 bộ phận trên cơ thể con người):
 - Đang sống hòa thuận thì 4 người lại so bì với lão miệng
 - Cô mắt là người đưa ra ý kiến
 - Cả bốn người đều đồng tình, nhất trí
 => Tình huống truyện bắt đầu mở.
*. Hành động và hậu quả việc làm của chân, tay, tai, mắt .
- Chống lại lão miệng: kéo đến, nói thẳng, đoạn tuyệt
 - Hậu quả: Cả bọn và lão Miệng mệt rã rời, uể oải, gần như sắp chết. 
=> Suy nghĩ nhỏ nhen, ganh tị, hành động
nông nổi
*. Cách sửa chữa hậu quả .
- Bác Tai giải thích, cả bọn hiểu ra vấn đề . 
- Họ nhận ra sai lầm của mình. Từ đó cả bọn hoà thuận, mỗi người một việc . 
=> Sự đoàn kết, gắn bó giữa cá nhân và tập thể 
* Bài học rút ra 
 - Đóng góp của cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân .
 - Hành động, ứng xử của bản thân không những ảnh hưởng đến bản thân mà cò ảnh hưởng cả tập thể.
 III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
 Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ( mượn các bộ phân cơ thể con gnười để nói chuyện con người)
2.Ý nghĩa văn bản
 Trong một tập thể, cộng đồng mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà phải đoàn kết, gắn bó không so bì tị nạnh.
 * Ghi nhớ/sgk
E . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: (2')
 * Bài học :
 - Đọc và kể lại truyện theo trình tự
 - Ôn lại ý nghĩa những truyện ngụ ngôn đã học.
 * Bài soạn:
 Chuẩn bị bài, tiết sau Trả bài KT Văn , kiểm tra tiếng việt.
F. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 02/11/2012
Ngày kiểm tra: ...................
Tiết 46: Tiếng Việt KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu: 
- Củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt đã học.
- Kiểm tra, đánh giá việc nắm bắt kiến thức, kĩ năng của học sinh. 
1.Kiến thức: 
HS có kỹ năng chữa lỗi dùng từ và kỹ năng viết đoạn văn.
2.Kĩ năng: 
3.Thái độ: hs có ý thức học tập, tinh thần tự giác, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II.H×nh thøc kiÓm ta
Trắc nghiệm – Tự luận
III. Thiết kế ma trận
 Mức độ
Nội dung
Các mức độ cần đánh giá
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
Phân biệt được các từ nghép
Hiểu được nghĩa của một số từ láy
TS câu: 2
TS điểm: 0.5
Tỉ lệ 5 %
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Từ mượn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Phân biệt và nhận biết được các từ mượn
Hiểu được nghĩa của một số từ mượn
Biết viết 1 đoạn văn có sử dụng từ mượn
TS câu: 4
TS điểm: 
Tỉ lệ: 4,75%
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ %: 2,5
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ %: 5
Số câu: 1
Số điểm: 4
Chữa lỗi dùng từ
Hiểu được nghĩa của từ tiếng việt, từ đó sửa được lỗi sai khi sử dụng từ
TS câu: 1
TS điểm: 2
Tỉ lệ 2 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Nghĩa của từ
Hiểu được nghĩa của một số từ tiếng việt
Hiểu được nghĩa của một số từ tiếng việt và biết đặt câu với mỗi từ đó
TS câu: 2
TS điểm:2,25
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 2
Danh từ
Nhận biết được các danh từ riêng.
TS câu: 1
TS điểm: 0,25
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Cụm danh từ
Nhận biết được các cụm danh từ.
TS câu: 1
TS điểm: 0,25
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tổng số câu 
số điểm
tỉ lệ %
Tổng số câu: 4
TS điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Tổng số câu: 2
Tổng số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
TS câu: 1
TS điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
TS câu: 11
TS điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
IV. Đề bài
I.Phần trắc nghiệm.(2 điểm)
Câu1. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn một ý đúng.
“Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.”
 (Trích Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
1. Những từ nào trong các từ sau đây là danh từ riêng ?
A. mười tám B. Mị Nương C. hoa D. vua
2. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép ?
A. Mị Nương B. người C. Hùng Vương D. vua cha
3. Đoạn văn trên có mấy cụm danh từ ?
 A. Hai cụ danh từ B. Ba cụm danh từ
 C. bốn cụm danh từ D. năm cụm danh từ 
Câu 2. Từ nào sau đây không phải là từ mượn ?
A. trường thọ B. sính lễ C. lễ phẩm D. chài lưới
Câu 3. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy ?
 A. trăng trắng, lom khom, hu hu, xinh đẹp 
 B. lom khom, xanh xanh, khanh khách, thút thít
 C. hồng hồng, phập phồng, rì rào, tươi vui
	 D. hô hố, châu chấu, xào xạc, tươi cười
Câu 4. Điền các từ: trung bình, trung điểm, trung gian, trung niên vào chỗ trống cho phù hợp.
.............: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
............: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật.
Câu 5. Nét nghĩa “ Chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt ’’ phù hợp với từ nào sau đây ?
A. lo sợ B. hoảng hốt C. sợ hãi D. kinh ngạc
II. Tự luận (8 điểm)
 Câu 1. (2 đ) Giải thích nghĩa của mỗi từ sau và đặt câu với mỗi từ: trung thực, nao núng . 
 Câu 2. (2,0 điểm) Hai câu văn sau mắc lỗi sai gì ? Hãy sửa lại cho đúng.
a. Ngày mai, chúng em đi thăm quan Lăng Bác
b. Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc
 Câu 3. (4,0 điểm)Viết một đoạn văn có nội dung thể hiện lòng biết ơn của em đối với các thầy giáo, cô giáo, trong đó có sử dụng từ mượn (Hán Việt) và từ láy.
V. Hướng dẫn chấm
I.Phần trắc nghiệm.(2 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: 1 – B. 2 – B. 3 – A
Câu 2: D; Câu 3: A; Câu 4: C
Câu 5: a. Trung gian b. Trung niên
II.Phần tự luận(8 điểm)
Câu1. (2,0 đ) * HS giải thích được nghĩa của từ (được 1,0 đ )
+ Trung thực: thật thà, thẳng thắn, ngay thật
+ Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa 
* Dùng từ đặt câu hợp lý (1,0 đ) 
Câu 2. (2,0 đ) * HS xác định được lỗi sai: lẫn lộn từ gần âm (được 0,5 đ / 1 câu)
- ý (a) là từ thăm quan
- ý (b) là từ nhấp nháy
* HS sửa lại đúng (0,5đ) + a.Tham quan + b. Mấp máy
Câu 3. (4,0 đ) 
1.YC về nội dung : 
a. Giới thiệu khái quát tình cảm của mình đối với thầy cô giáo.
b. Nêu những biểu hiện tình cảm cụ thể, thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thầy cô.
b1. Lòng biết ơn biểu hiện ở thái độ đối với thầy cô giáo: ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng
b2. Lòng biết ơn biểu hiện ở hành động, việc làm cụ thể:
 + chăm chỉ, cố gắng học tập, học bài, làm bài đầy đủ...
 + phấn đấu đạt nhiều điểm khá, giỏi....
c. Khái quát nội dung đoạn văn (biết ơn thầy cô giáo là truyền thồng, đạo lí tốt đẹp của DT
 2. Hình thức : 
a. Xây dựng được đoạn văn có cấu trúc hoàn chỉnh.
b. Sử dụng từ Hán Việt,từ láy hợp lý, dùng từ chính xác, diễn đạt mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc. 
c. Trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, đúng ngữ pháp
3. Biểu điểm 
- Điểm 4: Đạt các yêu cầu trên.
- Điểm3: Đạt các yêu cầu về nội dung, song về hình thức còn sai 2 đến 3 lỗi chính tả,dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 2: Đạt các yêu cầu a1, b1,b2 (hoặc b1, b2, c) song nội dung còn sơ sài. Về hình thức diễn đạt chưa mạch lạc, sai 3 – 4 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt
- Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, cha biết xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc vi phạm quy chế kiểm tra.
3.Học sinh làm bài.
4.Củng cố và hướng dẫn học bài: 
Thu bài, nhận xét
Về nhà học bài ôn tập lại nội dung kiến thức . 
Chuẩn bị bài: Số từ và lượng từ.
IV.RUÙT KINH NGHIEÄM:...................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/11/2012
Ngày dạy: ...................
 Tiết 47: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS: 
- Tự đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu đã nêu trong sgk.
- Tự sửa các lỗi trong bài tập làm văn của mình và rút kinh nghiệm.
II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: -Nêu đề bài TLV số 2. Nêu yêu cầu của đề và cách làm.
3. Bài mới: GV nhận xét những ưu, khuyết điểm bài làm của HS
* Hoạt động 1
I. Ưu điểm
- Đa số các em xác định được đề, ít em làm lạc đề.
- Bài làm đã xác định được bố cục 3 phần tương đối rõ ràng.
- Đi sâu vào nội dung yêu cầu của đề đó là khai thác được những ý cơ bản.
- Bài làm được chia làm nhiều đoạn văn.
- Nhiều bài viết đã đi sâu vào các sự việc, có yếu tố miêu tả.
- Nhiều bài văn viết hay, có cảm xúc, lời văn trong sáng.
- Những bài làm tốt như: Chuyền, Lệ, Như Quỳnh, Thị Quỳnh, Tuyển ....
II. Khuyết điểm
- Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề, do đó các em làm lạc đề.
- Một số em kể theo kiểu diễn nôm.
- Phần lớn các em chưa biết sử dụng các đoạn văn (chưa nắm vững về đoạn văn).
- Lỗi dùng từ, đặt câu vẫn còn nhiều đặc biệt là các em đồng bào.
- Cách diễn đạt còn lủng củng.
- Cách sắp xếp các sự việc chưa được hớp lí.
* Hoạt động 2
- GV đưa đáp án cho HS tham khảo và đối chiếu bài viết của mình.
- GV trả bài cho HS.
- GV giải đáp thắc mắc của HS
* Hoạt động 3
GV chọn một số bài làm tốt đọc trước lớp để các em tham khảo, rút kinh nghiệm.
4. Dặn dò: - Đọc thêm các bài tham khảo về văn tự sự.
 - Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
IV.RÚT KINH NGHIỆM:...................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/11/2012
Ngày dạy: ...................
Tiết 48: Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ
 KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG 
A. MỨC ĐỘ C

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc