Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần 14

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu rõ công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :

 - Công dụng của dấu ngoặc kép.

 2. Kỹ năng :

 - Sử dụng dấu ngoặc kép.

- Sự phối hợp của dấu ngoặc kép với các dấu khác.

- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

 3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức học tập.

 C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, thảo luận nhóm

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	 Ngày soạn: 14/11/2014 
 Tiết: 53 	 Ngày dạy: 17/11/2014 
Tiếng Việt: DẤU NGOẶC KÉP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Hiểu rõ công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 	1. Kiến thức :
 	- Công dụng của dấu ngoặc kép.
 	2. Kỹ năng : 
 	- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sự phối hợp của dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
 	 3. Thái độ : 
- Giáo dục ý thức học tập.
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, thảo luận nhóm
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
Lớp 8A5
Lớp 8A6
Vắng:
PhépKhông 
Vắng:
Phép..Không.
 	2. Kiểm tra bài cũ: 	
	- Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?
	- Đặt 1 ví dụ về câu có một trong 2 loại dấu trên, nêu rõ tác dụng.
	3. Bài mới: từ bài cũ dẫn vào bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNGBÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu công dụng dấu ngoặc kép 
 - Học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ.
(?) Dấu ngoặc kép dùng trong các đoạn trích dùng để làm gì?
 a. Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
 b.Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt 
c. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai
d.Đánh dấu tên của một vở kịch 
(?) Từ phần tìm hiểu trên cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép?
(?) Từ phần tìm hiểu em thử tìm trong các văn bản đã học ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép? 
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/142.
(?)Từ đó em hãy cho biết trong bài làm văn của mình khi nào thì ta dùng dấu ngoặc kép? 
-Thử nghĩ ra một câu văn thuyết minh có dùng dấu ngoặc kép? (HS tự bộc lộ)
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luỵên tập 
- Hướng dẫn luỵên tập.
BT1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
BT2: Cho học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày.
BT3: Cho học sinh thảo luận nhanh và GV thu giấy nháp chấm điểm.
 HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Tìm văn bản có chúa dấu ngoặc kép để minh họa cho bài học.
- Soạn bài “Luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng ”
- Chuẩn bị đề: Thuyết minh về cây bút bi
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Công dụng: 
 a.Ví dụ: SGK/141
- Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
- Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt 
- Từ ngữ có hàm ý mỉa mai
- Đánh dấu tên của một vở kịch
b.Ghi nhớ: SGK/142
II.LUYỆN TẬP:
Bài 1/142: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau:
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. 
b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai. 
c. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp. 
d. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
Bài 2/143: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp: 
a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo(:)
- Nhà hàng xưa quen bán “cá tươi”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi “ đi.
b. Nó nhập tâm ngay lời dạy của chú Tiến Lê(:) “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
c.. và bảo hắn(:) “Đây là cái vườn mà cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”
Bài 3/143: Hai câu giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau
a. Dùng hai dấu chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
b. Lời dẫn gián tiếp. 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Bài cũ:
- Tìm văn bản có chúa dấu ngoặc kép để minh họa cho bài học.
Bài mới
- Soạn bài “Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng ”
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 14	 Ngày soạn: 16/11/2014 
 Tiết: 54 	 Ngày dạy: 19/11/2014 
Tập làm văn: LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG. 
HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố lại kiến thức về văn thuyết minh . Cách làm bài văn thuyết minh 
- Biết trình bày thuyết minh về một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 	1. Kiến thức :
 	- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đậc điểm cấu tạo ...của những vật gần gũi với bản thân.
 	- Cách xây dựng các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
 2. Kỹ năng : 
 	- Tạo lập văn bản thuyết minh.
- Sử dụng dạng ngôn ngữ nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước lớp.
 	3. Thái độ : 
- Giáo dục tính khoa học ,nghiêm túc trong việc quan sát các sự vật hiện tượng trong đời sống 
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
Lớp 8A5
Lớp 8A6
Vắng:
Phép.Không 
Vắng:
Phép...Không...
	 2. kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
	3. Bài mới: từ bài cũ dẫn vào bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung về đề bài
GV ghi đề lên bảng.
(?) Đề bài thuộc kiểu bài gì? (Văn thuyết minh)
(?) Yêu cầu của đề là gì? (Trình bày được công dụng , cấu tạo ,nguyên lý giữ nhiệt và cách bảo quản -Giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nước.)
GV gọi HS nêu dàn ý đã lập ở nhà.
- Gọi 1 học sinh trình bày đề cương đã soạn , các học sinh khác nghe và đối chiếu với đề cương của mình (bổ sung, tham khảo thêm) . Giáo viên chốt từng phần lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện nói
GV cho HS thảo luận nhóm 5- 7 phút.
- Tập nói trong tổ nhóm 
- Trình bày trứớc lớp
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp
- Để học sinh có cơ hội tập nói, không nhất thiết mỗi em trình bày trọn vẹn mà trình bày một phần 
+ Yêu cầu:
Tác phong nghiêm túc, tự tin 
Nói thành câu cú trọn vẹn , đúng từ ngữ, ý chính xác, diễn đạt mạch lạc 
Phát âm rõ ràng , âm lượng đủ cho cả lớp nghe 
à Nhận xét- đánh giá- rút kinh nghiệm.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét về cách trình bày, tác phong? Nội dung? cách dùng từ?của bạn.
- GV nhận xét, chốt lại vấn đề, rèn kĩ năng cho HS.
- Rút kinh nghiệm cho HS để làm bài viết số 3 về văn thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Hướng dẫn bài viết số 3 
- GV hướng dẫn vài đề cho HS để tiết sau viết bài.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
A. Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước.
1. Kiểu bài: Thuyết minh.
2.Yêu cầu: Giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nước.
3. Dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng: Phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình,nó giúp chúng ta bảo quản nước luôn nóng
b.Thân bài :
+ Cấu tạo:
- Chất liệu vỏ: sắt, nhựa.
- Màu sắc: trắng, xanh, đỏ.
- Ruột: hai lớp thuỷ tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
+ Công dụng: giữ nhiệt, dùng cho sinh hoạt và đời sống.
c. Kết bài:
Ngày nay trong cuộc sống hiện đại chúng ta có nhiều loại vật dụng tiện ích hơn như phích điện, bình nóng lạnh nhưng phích nước vẫn là vật dụng gần gũi và thông dụng nhất là đối với những người có thu nhập thấp. 
II. LUYỆN NÓI 
- Gọi HS trình bày – GV nhân xét đánh giá cho điểm.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn bài viết số 3 : đề tham khảo
- Đề bài: thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam 
1. Yêu cầu chung :
 - Thể loại: Thuyết minh 
 - Đối tượng cần kể: chiếc nón lá
 - Phạm vi: nón lá việt nam 
2. Yêu cầu cụ thể :
 a. Nội dung : 
+ Mở bài : Giới thiệu về chiếc nón lá VN 
+ Thân bài: 
- Hình dáng nón như thế nào ? Nón làm bằng nguyên liệu gì? Cách làm nón ra sao ? Nón được sản xuất ở đâu? 
- Nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người?
- Có thể làm quà tặng nhau được không ?
- Nón trở thành biểu tượng của người phụ nữ VN
+ Kết bài: 
- Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá 
2. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị: “tiết sau viết bài số 03”
E. RÚT KINH NGHIỆM
 ---------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao an 8 tuan 14.doc
Giáo án liên quan