Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 1 đến tuần 15

A.Mục tiêu cần đạt:

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

 1. Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái ,ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 3. GDKNS: Tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.

-Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

 4. GDMT: Trực tiếp khai thác về đề tài môi trường.

 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Tranh về ngôi trường -Hs: soạn bài, SGK.

 C. Tổ chức hoạt động dạy & học:

 

doc50 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 1 đến tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quê hương, đất nước thể hiện ở bài 1 & 4.
A. Tìm hiểu chung:
 Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.
B. Đọc - hiểu văn bản:
I. Nội dung.
 1. Tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử,văn hóa của từng địa danh.
2. Tình yêu chân chất tinh tế, niềm tự hào đối với con người, lịch sử, truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước.
II.Nghệ thuật.
- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lờii chào mời, lời nhắn gửi, thường gợi nhiều hơn tả.
- Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể. 
III. Ý nghĩa văn bản.
Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 3’:
1.Củng cố: Nêu nội dung, ý nghĩa của các bài ca dao đã học.
2. Hướng dẫn tự học: Học thuộc các bài ca dao được học 
-Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc .
3.Học bài & soạn bài: Từ láy
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 21/8 Ngày dạy: 28/8/2014 Lớp: 71,2
Tiết: 11 TỪ LÁY
A.Mục tiêu cần đạt: Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận( láy phụ âm đầu, láy vần)
 - Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.
 - Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy.
 - Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.
 1. Kiến thức: Khái niệm từ láy. Các loại từ láy.
 2. Kĩ năng: 
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
 3. GDKNS: 
- Lựa chọn cách sử dụng từ láy phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , t/ luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ láy.
 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. -Hs: soạn bài, SGK.
 C. Tổ chức hoạt động dạy & học: 
HĐ 1: Ổn định:
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 5’:
1. Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.
2. Đọc thuộc lòng bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người bài 1 và nêu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao? 
3. Đọc thuộc lòng bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người bài 4 và nêu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao? 
HĐ 3: Giới thiệu bài mới: 
HĐ 4: Bài mới: TỪ LÁY
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
A. Tìm hiểu chung 17’:
Đọc rõ ràng, đúng yêu cầu diễn cảm văn bản.
I. Khái niệm
1. Bài tập 1&2 SGK trang 41. 
*H:
*G: 
→ Từ láy bộ phận
+ Đăm đăm: lặp toàn bộ. → Từ láy toàn bộ
+ Mếu máo: lặp phụ âm.
+ Liêu xiêu: lặp vần.
 -Có 2 loại 
2. Bài tập 3 SGK trang 41&42 Vì sao các từ láy: “ bần bật ”, “ thăm thẳm ” không nói được là “ bật bật ”, “ thẳm thẳm”?
*H:
*G: Những biến đổi âm, vần, thanh điệu cho dễ nói, xuôi tai.
-Một vài quy tắc biến đổi âm cuối dễ nhận diện ( n → t; m → p ).
3. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận ? 
*H:
*G: 
4. Bài tập nhanh: Phát triển các tiếng gốc
-Lặng: Lặng lẽ, Lặnglờ. Lẳng lặng, . . . 
-Chăm: Chăm chỉ, Chăm chút, Chăm chú,. . .
-Mê: Mê man, Mê mải, Mê mụ, . . . 
* Đặc điểm về nghĩa của từ láy
1.
*H:
*G: “ ha hả ”, “ oa oa ”, “ tích tắc ” → nghĩa tạo thành do mô phỏng âm thanh.
2.
*H:
*G: 
a. “ lí nhí ”, “ li ti ”, “ ti hí ”: biểu thị tính chất nhỏ bé của sự vật về âm thanh, hình dáng.
b.“ nhấp nhô ”, “ phập phồng”, “ bập bềnh”: biểu thị trạng thái vận động khi nhô lên, lúc chìm xuống, khi phồng, khi xẹp.
3.
*H:
*G: “ mềm mại ”, “ đo đỏ ”: tạo nghĩa dựa vào nghĩa của tiếng gốc.
4.Cho biết nghĩa của từ láy?
*H:
*G: 
B. Luyện tập 20’:
1. Bài tập 1: Xác định từ láy và phân loại.
*H:
*G: 
- Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp.
 - Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu rít, nặng nề.
2. Bài 2. Tạo từ láy
*H:
*G: lấp ló, nho nhỏ, nhức nhói, khang khác, thấp thoáng, chênh chếch, anh ách.
3. 
*H:
*G: Thứ tự điền: nhẹ nhàng, nhẹ nhõm; xấu xa, xấu xí; tan tành, tan tác.
4. 
*H:
*G: tùy vào khả năng diễn đạt của Hs.
5. 
*H:
*G: Từ ghép
6.
*H:
*G: Từ ghép
A. Tìm hiểu chung:
I.Khái niệm:
1.Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn ( Nho nhỏ, xiêu xiêu ) hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hoà về âm thanh ( Nho nhỏ, đèm đẹp, xôm xốp) .
2.Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu ( long lanh, nhăn nhó ) hoặc phần vần ( lác đác, lí nhí).
II. Đặc điểm về nghĩ của từ láy:
1. Nghĩa của từ láy được cấu tạo bởi đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoa2phoi61 âm thanh giữa các tiếng.
2. Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc có nghĩa thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc: sắc thái biểu cảm, sắc thái nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ.
III. Các lưu ý:
Quy luật biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu của một số từ láy toàn bộ.
Phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần (dẻo dai, tươi tốt, tươi cười)
B. Luyện tập:
-Xác định từ láy trong một văn bản.
-Nhận diện từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận trong một văn bản cụ thể.
-Điền các từ láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy.
-Chọn từ láy thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn cụ thể.
-Phân biệt từ láy và từ ghép có các tiếng cùng phụ âm đầu.
-Đặt câu với các từ láy cho trước.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 3’:
1.Củng cố: Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
2. Hướng dẫn tự học: Viết một đoạn văn có tính mạch lạc.
3.Học bài & soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản.
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 22/8 Ngày dạy: 29/8/2014 Lớp: 71,2
Tiết: 12 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
A.Mục tiêu cần đạt:
-Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản để có thể làm tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn. 
-Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã dược học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc – hiểu văn bản và thực tiễn nói.
 1. Kiến thức: Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn. 
 2. Kĩ năng: Tạo lập văn bản có bố cục , liên kết mạch lạc .
 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. -Hs: soạn bài, SGK.
 C. Tổ chức hoạt động dạy & học: 
HĐ 1: Ổn định:
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 5’:
1. Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.
2. Thế nào là từ láy toàn bộ, cho ví dụ?
3. Thế nào là từ láy bộ phận, cho ví dụ?
HĐ 3: Giới thiệu bài mới: 
HĐ 4: Bài mới: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
I. Tìm hiểu chung 17’:
Đọc rõ ràng, đúng yêu cầu diễn cảm văn bản.
1. Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập. Tan học, em muốn về nhà thật nhanh để báo cho cha mẹ? Trong tình huống trên em sẽ xây dựng văn bản nói hay viết? 
*H:
*G: xây dựng văn bản nói.
-Nội dung: giải thích lý do đạt kết quả học tập.
-Đối tượng: nói cho cha mẹ nghe
-Mục đích: chia vui cùng em. 
2. Xác định các vấn đề nào?
*H:
*G: Em sẽ viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về nội dung gì? Viết như thế nào?
3. Sau khi đã xác định được 4 vấn đề trên cần phải làm những gì để viết được văn bản?
*H:
*G: Xây dựng bố cục văn bản
+ Mở bài: Giới thiệu nội dung vấn đề mà mình định trình bày.
+ Thân bài: Nêu diễn biến và sự phát triển vấn đề (ở phần MB).
+ Kết bài: Cảm nghĩ của em về vấn đề mà mình đã trình bày
+Viết văn bản, đọc lại bài, . . . 
II. Luyện tập 20’:
1. Bài tập 1.
*H:
*G: Tùy vào khả năng trình bày, diễn đạt của Hs.
2. Bài tập 2.
*H:
*G: 
-Chưa nêu kinh nghiệm trong học tập, mà chỉ nêu lại việc học tập và thành tích.
-Bạn chưa xác định đúng yêu cầu, đối tượng giao tiếp.
3. Bài tập 3.
*H:
*G: Lập dàn bài theo đề mục từ lớn xuống nhỏ . . . .
a.Mở bài:
b.Thân bài: -Ý lớn 1: Ý nhỏ 1, 2, 3, 4
 -Ý lớn 2: Ý nhỏ 1, 2, 3, 4
c.Kết bài:
4. Bài tập 4.
*H:
*G:
a. Định hướng: Viết thư thanh minh và xin lỗi bố.
b. Xây dựng bố cục theo gợi ý.
+MB:Lý do viết thư.
+TB: Thanh minh và xin lỗi bố.
+KB:Lời hứa
c.Diễn đạt thành lời văn.
d.Kiểm tra lại bài.
I. Tìm hiểu chung:
 Các bước tạo lập văn bản
- Định hướng cho việc tạo lập văn bản chính xác.
- Tìm ý và sắp xếp ý thành bố cục hợp lí.
- Diễn đạt các ý trong bố cục thành những câu văn, đoạn văn mạch lạc, liên kết.
- Kiểm tra, đối chiếu văn bản vừa tạo lập với các yêu cầu và sửa chữa.
II. Luyện tập:
-Xác định chủ đề của một văn bản cụ thể.
-Xác định trình tự nối tiếp của các phần, các câu văn trong một văn bản.
-Phân biệt mục lớn và mục nhỏ, nhận biết sự mạch lạc giữa các mục đó ở một dàn bài cụ thể.
-Nhận xét về tính mạch lạc của một văn bản cụ thể.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 3’:
1.Củng cố: Nêu các bước tạo lập văn bản?
2. Hướng dẫn tự học: Tập viết một đoạn văn có tính mạch lạc.
3.Học bài & soạn bài: Những câu hát than thân (bài 2,3).
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 22/8 Ngày dạy: 29/8/2014 Lớp: 71,2 
 Tập

File đính kèm:

  • docNGU VAN 7 tuan 1 tuan 5.doc
Giáo án liên quan