Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Liêng Trang - Tuần 15

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Thạch Lam

- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.

- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc-hiểu văn bản tùy bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.

3. Thái độ

- Tự hào, trân trọng những đặc sản của quê hương. Từ đó yêu quê hương, đất nước.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 Phát vấn – Thảo luận – Phân tích – Giảng bình

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Liêng Trang - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ón ăn bình dị, không cao sang mà đậm đà hương vị thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam, đã được nhà văn Thạch Lam thể hiện trong văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TIẾT 1
 * Hoạt động 1: Giới thiệu chung
(?)Em hãy nếu vài nét về tác giả và tác phẩm?
(?) Thể loại của văn bản?
Tùy bút là thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề cuộc sống, ngôn ngữ giàu chất trữ tình.
* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
Hướng dẫn HS đọc hiểu các từ khó.
(?) Em hãy chia bố cục cho văn bản?
(?) Văn bản viết về món ăn gì?có ở đâu? nội dung của văn bản
(?) Nguồn gốc của cốm có từ đâu? Làng nào làm cốm ngon nổi tiếng?
(?) Nguyên liệu làm ra cốm là lúa non. Để cốm làng Vòng có hương vị riêng người làng Vòng đã làm bằng cách nào?
(?) Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt?
 TIẾT 2
(?) MĐ đoạn 2 tác giả nêu lên cốm có giá trị gì?
(?) Giá trị đặc sắc thứ 2 là cốm là gì?
“Hồng cốm tốt đôi..hạnh phúc được bền lâu”, 
(?)Nhận xét giá trị của cốm về mặt ẩm thực và giá trị tinh thần?
(?) Em hãy nêu cách thưởng thức cốm?
(?) Vì sao khi ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ.
(?) Hãy nhận xét thái độ của nhà văn trong đoạn nêu cách thưởng thức cốm?
(?)Trong bài viết này tác giả đã thành công ở những nghệ thuật nào?Qua đó thể hiện nội dung gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 
GV gợi ý: Tiếng trống thu không trên cái huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực lửa như cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Hai đứa trẻ - Thạch Lam
- Chuẩn bị bài “Chuẩn mực sử dụng từ” Đọc bài, tìm hiểu các chuẩn mực chính tả, tính chất ngữ pháp của từ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Thạch Lam
- Nhà văn nổi tiếng, ông có sở trường viết truyện ngắn
- Là cây bút tinh tế, nhạy cảm
2. Tác phẩm
- Thể loại: tùy bút
- Trích trong tập “Hà Nội – ba sáu phố phường”
- Viết về món ăn của dân tộc: Cốm.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Đọc- hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục : 3 phần
b. Phân tích :
b.1 Nguồn gốc xuất xứ của cốm:
- Khi đi qua cánh đồng xanh  mùi thơm mát của bông lúa non
- Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ
- Hạt lúa nonàchế biếnà hạt cốm dẻo thơm .
® Từ ngữ chọn lọc, tinh tế: mùi hương thơm ngát của lá sen, của lúa non gợi nhớ hương vị của cốm.
* Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non từ bàn tay khéo léo của con người.
b.2 Gía trị đặc sắc của cốm
- Cốm là thứ qùa riêng biệt của đất nước, mang hương vị mộc mạc, thanh khiết của đồng quê..
- Cốm dùng dùng làm quà sêu tết cho trai gái gắn bó hạnh phúc.
- Cốm là lộc của trời, thức dâng của những cánh đồng.
à So sánh, cách miêu tả tinh tế, thấm đượm cảm xúc.
* Cốm bình dị, khiêm nhường, nhưng có giá trị tinh thần lớn, là sản vật quý của truyền thống dân tộc. 
b.3 Cách thưởng thức cốm
- Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ để thấy mùi thơm dịu dàng, thanh đạm của lúa mới, hoa cỏ.
- Nhẹ nhàng nâng đỡ, vuốt ve món quà thần tiên : Cốm
à Thưởng thức đặc sản CỐM với một thái độ nâng niu, trân trọng đây là Nt ẩm thực của dân tộc Việt Nam.
 3. Tổng kết: 
* Nghệ thuật:
- Lời văn trang trọng tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chọc lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
* Ý nghĩa VB:Bài văn thể hiện sự thành công về những cảm giác lắng đọng, tnh tế mà sâu sắc của TL về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ :
- Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn
- Đọc tham khảo một số đoạn văn Thạch Lam viết về Hà Nội
- Bài mới : Soạn bài « Chuẩn mực sử dụng từ »
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 14	 Ngày soạn: 22/11/2014
Tiết PPCT: 59	 Ngày dạy: 25/11/2014
Tiếng việt: CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuan mực
- Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC. KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực
2. Kĩ năng
- Sử dụng từ đúng chuẩn mực
- Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ
3. Thái độ
- Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 Phát vấn – Quy nạp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lớp 7a4, vắng..
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là chơi chữ ? Cho VD minh họa. 
3. Bài mới:
Trong khi nói và viết do cách phát âm không chính xác, sử dụng từ chưa đúng nghĩa, chưa đúng sắc thái biểu cảm , về ngữ pháp hoặc lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt làm cho câu văn khó hiểu, không rõ nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết dùng từ chuẩn mực.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
(?)Chỉ ra các lỗi sai trong các ví dụ bên?- Nguyên nhân nào dẫn đến việc sai âm, sai chính tả?
(?) Chỉ ra các từ in đậm dùng sai nghĩa như thế nào? Em hãy tìm từ thay thế cho hợp lí.
(?) Nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng từ sai nghĩa?
(?)Chỉ ra cách dùng sai của các từ in đậm?Nêu cách sửa?
(?) Hãy chỉ ra cách dùng sai của các từ in đậm? Nêu cách sửa?
 (?) Trong trường hợp nào không nên sử dụng từ địa phương, từ Hán Việt?
(?) Những lỗi sai nào ta thường mắc phải khi sử dụng từ Hán Việt?
* Hoạt động 2: Luyện tập 
 Bài: 1
Gv: cho Hs nêu lỗi, trao đổi để tìm ra cách sửa
Bài 2: HSTL nhóm tìm lỗi phát âm, cách sửa. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì khi sử dụng từ tiếng Việt ? Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt?
- Soạn bài “ Ôn tập Tiếng Việt”: Hệ thống lại các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học, thực hiện các yêu cầu trong sgk.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả:
Ví dụ: sgk
a. dùi ® vùi
b. tập tẹ ® bập bẹ.
c. Khoảng khắc ® khoảnh khắc.
=> Như vậy sử dụng từ phải đúng âm. Nếu phát âm sai người nghe, người đọc khó hiểu và làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
2. Sử dụng từ đúng nghĩa:
Ví dụ: sgk
a. sáng sủa ® tươi đẹp, đổi mới, phát triển, giàu mạnh
 b. biết ® có
 c. cao cả ® sâu sắc.
=> Nắm rõ nghĩa của từ. Phân biệt từ đồng nghĩa và từ gần nghĩa.
3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:
Ví dụ: sgk
a. hào quang ® hào nhoáng.
b. ăn mặc ® cách ăn mặc.
c. thảm hại ® bỏ “với nhiều”
* Phải nắm chắc chức vụ ngữ pháp của từ và khả năng kết hợp của từ với khác.
4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
Ví dụ: sgk
a. lãnh đạo ® cầm đầu
 b. Chú hổ ® nó.
=> Lựa chọn từ ngữ phù hợp với thái độ người nói
5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
- Dùng từ địa phương thì người khác địa phương không hiểu.
- Lạm dụng từ Hán Việt sẽ khó hiểu
=> Dùng từ hợp văn cảnh. Tìm từ toàn dân ,từ đồng nghĩa hợp lí để thay thế 
 Ghi nhớ: sgk.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Nêu các lỗi dùng từ mà em mắc phải trong các bài làm văn của mình. Nêu nguyên nhân?
Bài tập 2: Nêu những cách phát âm sai ở địa phương em? Nêu cách sửa để phát âm cho đúng?
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: - Nắm chắc yêu cầu sử dụng từ 
- Đặt câu với mỗi từ sau: Cho, tặng, biếu
- Tìm hiểu trước các câu hỏi hướng dẫn ôn tập văn biểu cảm sgk
* Bài mới: “ Ôn tập Tiếng Việt”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 14	 Ngày soạn: 24/11/2014
Tiết PPCT: 60	 Ngày dạy: 27/11/2014
Tiếng việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.HƯỚNG DẪN KIỂM TRA
TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
+ Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy)
+ Từ loại (đại từ, quan hệ từ)
+ Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ
+ Từ Hán Việt
+ Các phép tu từ
2. Kĩ năng
- Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học
- Tìm thành ngữ theo yêu cầu
3. Thái độ
- Xác định thái độ đúng đắn khi sử dụng từ.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
phát vấn – nêu và giải quyết vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
Lớp 7a4, vắng....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới: Hôm nay ta sẽ ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về Tiếng Việt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
(?) Từ phức có cấu tạo như thế nào ? có mấy loại từ phức?
(?) Từ ghép là gì? Có mấy loại từ ghép? Cho VD?
(?) Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy? Láy bộ phận gồm những bộ phận nào? Cho VD?
(?) Đại từ là gì? Cho biết vai trò ngữ pháp của đại từ?
(?) Đại từ chia làm mấy loại?Cho ví dụ ?
(?) Thế nào là quan hệ từ ? Cách sử dụng quan hệ từ ? Cho VD.
(?) Hãy so sánh sự khác nhau giữa quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa, chức năng?
(?) Thế nào là từ đồng nghĩa ? Từ đồng nghĩa có mấy loại? 
(?) Thế nào là từ trái nghĩa ?Tìm một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ: bé, thắng, chăm chỉ?
(?) Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
*Hoạt động 2: Luyện tập 
Hướng dẫn HS luyện tập.
(?) Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:
(?) Thay thế các từ in đậm bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương?
 - Gọi mỗi em trình bày 1 câu
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
 Gv hướng dẫn cấu trúc đề kiểm tra : Tự luận kết hợp trắc nghiệm theo tỉ lệ 3/7. Nắm vững lí thuyết, phát hiện, sử dụng và phân tích được tác dụng của nghệ thuật điệp ngữ, chơi chữ, 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Từ phức:
 a. Từ ghép: Từ ghép CP: xe đạp, hoa hồng
 Từ ghép ĐL: bàn ghế, sách vở
b. Từ láy: TL toàn bộ: xa xa, thăm thẳm
 TL bộ phận: - láy vần: lom khom
 - láy âm: lấp ló, rì rào
2. Đại từ: 
 Trỏ người, sự vật: ta, tôi, nó
a. Đại từ để trỏ: Trỏ số lượng (bấy, bấy nhiêu).
 Trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế nào?
 Hỏi người, sự vật: ai, gì
b.Đại từ để hỏi: Hỏi số lượng: bao nhiêu, mấy
 Hỏi hoạt động, tính chất: sao, thế nào
 3. So sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.
Quan hệ từ
- Ý nghĩa: Biểu thị ý nghĩa quan hệ
- Chức năng: Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu 
Danh từ,

File đính kèm:

  • docvan 7 tuan 15.doc
Giáo án liên quan