Giáo án môn Ngữ văn 6 - Từ loại trong Tiếng Việt

I. DANH TỪ- CỤM DANH TỪ.

1. Danh từ:

- Là từ loại dùng để chỉ sự vật, hiện tượng. Có 2 loại danh từ: danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

+ Danh từ cụ thể: sông, núi, ruộng, đồng, trên dưới, trước sau,

+ Danh từ trừu tượng: lí tưởng, tinh thần, đạo đức,

- Danh từ kết hợp được với các từ chỉ lượng như: những, mỗi, toàn bộ, tất cả, và các từ chỉ định như: này, nọ, kia, cùng các số từ như: hai, ba, vài,

 - Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ, trạng ngữ trong câu

VD: Tất cả học sinh lớp 5A/ đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

VD: những quyển sách này, tất cả học sinh lớp 5A, mỗi bông hoa ấy,

- Để xác định danh từ, ta sử dụng công thức sau: “nhiều X lắm”, trong đóX là danh từ.

VD: nhiều hoa lắm, nhiều áo quần lắm, nhiều cây lắm,

 

doc25 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 6 - Từ loại trong Tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chạp, nhanh nhẹn, đắt đỏ.
1.4. Cụm tính từ
- Cụm tính từ (còn gọi là tính ngữ) là loại cụm chính phụ có tính từ làm thành tố trung tâm và một hoặc một số thành tố phụ.
- Nói chung, xét về cấu tạo, cụm tính từ khá giống với cụm động từ và cũng gồm ba phần được sắp xếp theo thứ tự:
phần phụ trước + trung tâm + phần phụ sau
(B1 + T + B2)
- Phần phụ trước (B1) thường là các phó từ giống như ở cụm động từ. Ví dụ :
1) Cô ấy già rồi nhưng vẫn đẹp.
2) Bài phát biểu này sẽ rất độc đáo.
- Phần phụ sau (B2) có thể là:
+ các phó từ chỉ mức độ, hướng diễn biến, ví dụ:
1) Anh ấy dũng cảm lắm.
2) Trời đang ấm dần lên.
+ các thực từ (danh từ, động từ, tính từ) có chức năng làm rõ hơn đặc trưng, tính chất do tính từ trung tâm biểu thị. Ví dụ :
1) Làm như thế là sai phương pháp.
2) Con người ấy rất khó thuyết phục.
+ một số kết cấu giới ngữ. Ví dụ :
1) Việc ấy rõ ràng như ban ngày.
2) Chị ấy thật khổ về đường chồng con.
d) Cách phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn :
 Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ.
*Danh từ :
 - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...)
 - DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,... ở phía sau ( hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... )
 - DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?...)
 - Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...)
 - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:
V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT )
* Động từ :
 - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,... ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)
 - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...)
*Tính từ :
 - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...)
* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
Bài tập :
Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :
Anh ấy đang suy nghĩ.
Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.
Anh ấy sẽ kết luận sau.
 Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.
Anh ấy ước mơ nhiều điều.
Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao
4.  Đại từ: (GV dùng để tham khảo, lựa chọn những nội dung phù hợp để dạy bồi dưỡng cho HS lớp 5).
- Là những từ dùng để thay thế cho danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) và số từ.
VD1: Hùng rất thích bóng đá. Nam cũng thế. (đại từ “thế” thay thế cho cụm tính từ “rất thích bóng đá”)
VD2: Những người chiến sĩ ấy đã hi sinh anh dũng. Họ đã góp phần làm nên mùa xuân cho Tổ quốc. (đại từ “họ” thay thế cho cụm danh từ “những người chiến sĩ ấy”.
- Có 6 loại đại từ sau:
+ Đại từ nhân xưng: Là những từ dùng để xưng hô trong hoạt động giao tiếp của người, vật.Đại từ nhân xưng gồm ngôi thứ nhất: tôi, mình, tớ, ta, chúng tôi, chúng ta,(người nói), ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày, chúng bay,   (người nghe), ngôi thứ ba: hắn, nó, chúng nó, chúng, họ,(người được nói tới).
VD1: Cậu chịu khó chờ mình một lát nhé!
VD2: Hôm trả bài, cô con giận lắm. Cô con hỏi: “ Sao trò không chịu làm bài?”(dùng danh từ thân tộc làm đại từ nhân xưng)
VD3: Chúng em đều là con ngoan, trò giỏi.
+ Đại từ nghi vấn: Là loại từ chuyên dùng để hỏi. Đại từ nghi vấn chỉ xuất hiện trong câu nghi vấn. Đại từ nghi vấn gồm: ai, gì,; đâu, nào,; bao giờ, lúc nào,; sao, vậy,; bao, bao nhiêu, mấy,
VD1: Ai biết việc này? (ai, này đều là đại từ, ai là đại từ nghi vấn.).
VD2: Con xin mẹ điều gì?
VD3: Sao con không trả lời?
VD4: Con được bao nhiêu điểm 10 rồi?
+ Đại từ phiếm chỉ: Là những từ dung để chỉ chung mọi người, mọi sự vật, mọi nơi chốn, thời gian,không chỉ rõ một đối tượng cụ thể nào.
VD1: Mình thì đi đâu cũng được.
VD2: Việc đó ai mà chẳng làm được.
VD3: Bài toán đó dễ nên bạn nào cũng làm được.
+ Đại từ thay thế cho động từ, tính từ như thế, vậy.
VD1: Tôi thích bóng đá, em gái tôi cũng vậy.
VD2: Cậu lại thế rồi.
+ Đại từ chỉ lượng: Là những đại từ có khả năng thay thế cho số từ như toàn bộ, hết thảy, cả, bấy nhiêu,
VD: Tất cả học sinh lớp 5A đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
VI. QUAN HỆ TỪ
* Quan hệ từ: bằng
- Giới từ bằng trước hết được dùng để biểu thị phương tiện hay cách thức của hành động hoặc hoạt động. Ví dụ:
1/ Chúng tôi sẽ đi bằng đường thủy.
2/ Ở nước chúng tôi, ít người biết ăn bằng dao và dĩa.
3/ Nó nhìn đời bằng nửa con mắt.
- Giới từ bằng còn dùng để biểu thị chất liệu dùng để làm ra sản phẩm. Ví dụ:
1/ Đây là túi làm bằng da cá sấu.
2/ Ghế này làm bằng đá.
- Tuy nhiên, trong tiếng Việt, giới từ bằng không luôn luôn mang tính bắt buộc. Nó thường được dùng khi cần nhấn mạnh vào phương tiện của hành động hay hoạt động, hoặc khi sự vắng mặt của giới từ có thể gây nên sự hiểu nhầm. Ví dụ:
1/ Ở đây chỉ có chị An biết nói tiếng Pháp.
2/ Không có phiên dịch, chúng tôi nói với nhau bằng tiếng Anh.
Hoặc:
1/ Họ ngồi trên ghế đá.
2/ Đây là con ngựa bằng đá.
* Quan hệ từ : với, cùng
- Các từ với và cùng là những từ dùng để biểu thị đối tượng cùng tham gia vào một hành động hay hoạt động nên có chức năng giống nhau. Do vậy, chúng có thể được dùng để thay thế cho nhau, hoặc kết hợp với nhau thành một cặp. Ví dụ, hãy so sánh:
Câu 1: Tôi sẽ đi với anh lên thành phố.
Câu 2: Tôi sẽ đi cùng anh lên thành phố.
Câu 3: Tôi sẽ đi cùng với anh lên thành phố.
- Các giới từ này còn có thể biểu thị quan hệ giữa sự vật hoặc hiện tượng và đặc điểm hay thuộc tính đi kèm của chúng. Trong những trường hợp này, với hoặccùng với thường được sử dụng nhiều hơn cùng. Ví dụ:
Đến Nha Trang, họ thuê một căn phòng với đầy đủ tiện nghi để ở.
(Ít dùng hoặc không nên dùng cùng trong những trường hợp như thế này).
- Tuy nhiên, giữa hai giới từ này có sự khác biệt nhất định: với có thể dùng để chỉ cách thức hay điều kiện của hành động/hoạt động nhưng cùng không có khả năng này. So sánh:
Câu 1: Họ đang làm việc với quyết tâm cao để hoàn thành dự án. (+)
Câu 2: Họ đang làm việc cùng quyết tâm cao để hoàn thành dự án. (-)
6. Các từ biểu thị nghĩa địa điểm, hoàn cảnh
Để chỉ quan hệ giữa hành động/hoạt động và địa điểm, hoàn cảnh diễn ra của chúng, tiếng Việt dùng nhóm từ: ở, tại, trong, ngoài, trên, dưới, giữa.
- Hai từ ở và tại có chức năng gần giống nhau (biểu thị nghĩa địa điểm nói chung), do đó có thể thay thế nhau trong hầu hết các trường hợp và có thể kết hợp với nhau thành từ ghép: ở tại. Ví dụ:
1/ Anh Phan làm việc ở nhà.
2/ Anh Phan làm việc tại nhà.
3/ Anh Phan làm việc ở tại nhà.
- Các từ trong, ngoài, trên, dưới, giữa biều thị nghĩa địa điểm/ hoàn cảnh kèm theo hướng quan sát. Do đó chúng còn có thể đi với các động từ để chỉ phương hướng. Ví dụ:
1/ Tàu hỏa đang chạy vào trong đường hầm.
2/ Mọi người không nên đi ra ngoài nhà khi trời bão.
3/ Tôi vừa thấy họ đi lên trên tầng hai.
- Cần lưu ý:
+ Khi sử dụng các từ trong, ngoài, trên, dưới, cần phải căn cứ vào vị trí quan sát (vị trí tương đối của người nói/người nghe) hoặc thói quen tâm lí của người Việt. Ví dụ, so sánh:
1/ Con mèo đang ngủ ngoài sân./ Con mèo đang ngủ trong sân.
2/ Anh ấy đang bơi trên sông. / Anh ấy đang bơi dưới sông.
3/ Ngoài chợ có nhiều tin đồn rất lạ./ Trong chợ có có thể mua hàng rẻ hơn.
+ Tuy ở và tại có chức năng giống nhau nhưng ở có thể kết hợp với các giới từ trong, ngoài, trên, dưới, giữa còn tại thường không có khả năng này. Cũng chính vì vậy, chỉ có thể có kết hợp ở tại mà không có kết hợp tại ở. Ví dụ:
Bình thường nói:
‘Anh Phan đang làm việc ở trong phòng.’
mà không nên nói: ‘Anh Phan làm việc tại trong phòng.’
hoặc có thể nói: ‘Đám cưới được tổ chức ở tại đình làng. ‘
Nhưng không thể nói: ‘Đám cưới được tổ chức tại ở đình làng.’
+ Giới từ ở còn có thể biểu thị quan hệ giữa hành động/ hoạt động và đối tượng của hành động/hoạt động trong khi tại không có chức năng này. Ví dụ:
Có thể nói: ‘Chúng tôi tin tưởng ở ban lãnh đạo.’
nhưng không thể nói: ‘Chúng tôi tin tưởng tại ban lãnh đạo.’
BÀI TẬP:
Các dạng bài tập mà chúng tôi cho sinh viên thực hành bao gồm các loại sau:
1. Xác định từ loại của tất cả các từ trong văn bản.
Ví dụ: (đề và đáp án)
- Bây giờ / tháng / mấy / rồi / hả / em?
đại từ danh từ đại từ phó từ tình thái từ danh từ
- Yêu / nhau / kéo / áo / đắp / chung
động từ đại từ động từ danh từ động từ tính từ
(từ nhau có tác giả cho là đại từ tương hỗ, có tác giả cho là phó từ tương hỗ)
- Chị / buồn / quay / đi / không / nhìn / lá, / để /gió / quê /vi vút,/
dt tt đgt pht pht đgt dt kt dt dt tt
diêu bông / hỡi, / diêu bông / hời.
dt ttht dt ttht
Đối với loại bài tập này, sinh viên phải vạch ra được ranh giới giữa các từ rồi sau đó mới xác định từ loại cho mỗi từ.
2. Tìm và nhặt ra 1 từ loại hoặc tiểu loại từ nào đó trong văn bản.
Ví dụ:
a) Hãy gạch chân dưới những danh từ chỉ loại (loại từ) trong đoạn văn sau: (đề và đáp án)
Anh còn nhớ con đò xưa, nhớ dòng sông mênh mông thuở trước. Mùi hương cây trái chín trong vườn. Anh còn nhớ luỹ tre làng, hàng dừa nghiêng mình đong đưa, đường vào nhà em vàng tia nắng thưa. Anh còn nhớ mái đình xưa, ngôi trường xưa ê a giọng hát, gọi ve bắt bướm những trưa hè. (Vi Nhật Tảo, Chuyến đò quê hương)
b) Liệt kê các tính từ có trong đoạn văn trên: (đáp án)
xưa, mênh mông, chín, vàng, thưa, ê a.
Đối với dạng bài tập này, yêu cầu sinh viên phải có những hiểu biết sâu hơn về các tiểu loại từ. Muốn chọn đúng, không thừa, không thiếu thì phải hiểu và phân tích kĩ các đặc điểm từ loại của từ.
3. Gọi tên từ loại của từ được đánh dấu. Ví dụ:
Hãy xác định từ loại, tiểu loại của những từ được gạch chân trong nh

File đính kèm:

  • docTu loai tieng Viet.doc
Giáo án liên quan