Giáo án môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Liêng Trang - Tuần 16

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện

- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gay cấn của truyện

- Hiểu thêm cách viết truyện trung đại

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị thái y lệnh

- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc

- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc long y chân chính

2. Kĩ năng:

- Đọc-hiểu văn bản truyện trung đại

- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị thái y lệnh trong truyện

- Kể lại được truyện

3. Thái độ:

- Yêu quý, giúp đỡ những người nghèo khổ gặp hoàn cảnh khó khăn

 

doc9 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Liêng Trang - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i y lệnh. 
- Là thầy thuốc giỏi, thương người nghèo.
à Cách giới thiệu ngắn gọn, cụ thể, ca ngợi bậc lương y chân chính. 
b. Thái độ của Thái y lệnh trứơc hai người bệnh 
- Người đàn bà bị bệnh nặng
- Quý nhân bị sốt 
- Trị bệnh cứu người đàn bà trước, vào cung khám bệnh cho bậc quý nhân sau. 
à Ông đã đặt mạng sống của người bệnh lên trên hết và tin ở việc mình làm là đúng.
+ Kết quả : Nhà vua ngợi khen 
à Là bậc lương y chân chính 
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Tạo nên tình huống truyện gay cấn
- Xây dựng đoạn thoại sắc sảo.
b. Nội dung: * Ghi nhớ sgk
* Ý nghĩa văn bản:
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho ngững người làm nghề y hôm nay và mai sau.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện
- Tập kể lại truyện
- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức
* Bài mới: Soạn bài: “tính từ và cụm tính từ”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 16 	 Ngày soạn: 02/12/2014
Tiết PPCT: 62 	 Ngày dạy: 05/12/2014
Tiếng việt:
	TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ
- Nắm được các loại tính từ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Khái niệm tính từ:
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ
+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ 
+ Các loại tính từ
- Cụm tính từ:
+ Nghĩa của phu ngữ trước, phụ ngữ sau của cụm tính từ
+ Nghĩa của cụm tính từ
+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ
+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ
2. Kĩ năng:
- Nhận biết tính từ trong văn bản
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc diểm tuyệt đối
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói, viết
3. Thái độ:
- Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 6A........ Vắng:...........
Phép:........................................... Không phép:..............................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Cho 2 động từ, phát triển thành cụm động từ và điền vào mô hình: đi, khóc
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm của tính từ 
(?) Em hãy xác định các tính từ có ở trong ví dụ SGK/153?
(?) Qua các tính từ mà em đã tìm được, hãy cho biết tính từ biểu thị điều gì?
(?) Tìm một số tính từ khác mà em biết?
Các loại tính từ
(?) Em hãy cho ví dụ về tính từ và đặt câu với tính từ đó. Tính từ có thể kết hợp với những từ nào?
(?) Chức vụ ngữ pháp của tính từ qua ví dụ vừa đặt của em là gì?
 (?) Em hãy so sánh các tính từ sau và nhận xét về ý nghĩa của chúng? 
(HSTL trong 3 phút): trắng, trắng toát, trắng tinh
(?) Vậy có mấy loại tính từ?
Cụm tính từ
 (?) Cho tính từ “trẻ”. Em hãy phát triển thành cụm tính từ. Đặt câu với cụm tính từ vừa tìm được?
(?) Đọc câu hỏi 1/ II. Tìm tính từ trong phần được in đậm?
 (?) Mô hình của cũm tính từ gồm những phần nào? Hãy điền cac cụm tính từ vào mô hình
(?) Các phụ ngữ trước, sau bổ sung ý nghĩa gì cho tính từ?
(?) Em hãy so sánh tính từ với động từ 
- Giống nhau : Kết hợp được với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn 
. Làm vị ngữ trong câu 
. Khả năng làm chủ ngữ không kết hợp với phụ ngữ 
- Khác nhau 
- Động từ : Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang ..mạnh hơn 
- Tính từ : Kết hợp với đã, sẽ, đang hạn chế hơn 
- GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhơ
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1-2
Bài 3 Hs đọc yêu cầu của đề
Gv phân tích tác dụng của tính từ.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Chọn một truyện mà em thích, tìm cụm tính từ
- Đặt 2 câu có tính từ, cụm tính từ.
- Ôn tập các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đặc điểm của tính từ 
Ví dụ : sgk/153
a/ bé, oai
b/ vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
à Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật
2. Các loại tính từ:
Ví dụ:sgk/153
a. rất đẹp, tốt lắm
® Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ rất , hơi , quá)
b. trắng tinh, đỏ au, xanh rì
® Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ)
3. Cụm tính từ:
- Gồm 3 phần: Phần trước, phần trung tâm, phần sau
Phần trước
Phần TT
Phần sau
Vốn /đã/rất
yên tĩnh 
nhớ
sáng
lại
vằng vặc 
+ Ghi nhớ: SGK trang 155
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1+2 Các cụm tính từ 
 sun sun như con đĩa, chần chẫn như cái đòn càn, bè bè như cái quạt thóc, sừng sững như cái cột đình, tun tủn như chổi sể cùn. 
- Các tính từ trên là từ láy gợi hình, gợi cảm, các hình ảnh này là những sự vật tầm thường không giúp cho việc nhận thức sự vật to lớn nhu con voi. Từ đó nhấn mạnh đặc điểm chung của các ông thầy bói nhận thức hạn hẹp, chủ quan 
Số 3/156
- Biển gợi sóng êm ả 
- Biển nổi sóng dữ dội 
- Biển nổi sóng mịt mù 
- Biển nổi sóng ầm ầm 
à Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn 
à Thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi quá quắt của mụ vợ 
Số 4/156
- Sứt mẻ/sứt mẻ
- Nát/nát
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Tìm cụm tính từ trong bài “Ếch ngồi đáy giếng” và điền vào mô hình
* Bài mới: Xem lại tất cả các bài tiếng Việt, ôn thi HKI
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 16 	 Ngày soạn: 03/12/2014
Tiết PPCT: 63	 Ngày dạy: 06/12/2014
 Tiếng việt:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì 1 về Tiếng Việt
- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
3. Thái độ:
- Yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, quy nạp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 6A........ Vắng:...........
Phép:................................... Không phép:..............
2. Kiểm tra bài cũ: 
Cụm động từ là gì ? Nêu cấu tạo cụ thể của cụm từ ? Cho ví dụ minh hoạ ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
Trong tiết học hôm nay ta sẽ ôn tập lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt từ đầu năm đến nay để chuẩn bị cho thi học kì.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung 
GV cho HS ôn lại các kiến thức Tiếng Việt từ đầu năm đến nay.
(?) Em hãy cho biết cấu tạo từ của Tiếng Việt?
(?) Lấy ví dụ về từ đơn, từ ghép, từ láy
(?) Nghĩa của từ là gì ?
(?) Nêu cách giải thích nghĩa của từ ?
(?) Thế nào là từ nhiều nghĩa? Lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa?
(?) Thế nào là từ mượn? Từ mượn bộ phận nào là quan trọng nhất?
(?) Xác định từ mượn trong các ví dụ sau?
(?) Thế nào là danh từ ? Chức vụ cú pháp của danh từ? Cho ví dụ? 
(?) Cấu tạo của cụm danh từ gồm mấy phần? Đặt câu có sử dụng cụm danh từ và chỉ rõ cụm danh từ.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập 
- GV mời HS lên làm các bài tập sgk đã luyện tập ở các tiết học trước à Nhận xét – sửa
- Nắm được các khái niệm của các từ loại, các cụm từ 
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Làm các bài tập, học bài kĩ 
- Chuẩn bị tốt thi học kỳ 1
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Cấu tạo từ Tiếng Việt 
- Có 2 loại 
+ Từ đơn: mưa, nắng 
+ Từ phức: - Từ ghép: đất nước 
 - Từ láy: lấm tấm , lâm thâm
2. Nghĩa của từ – cách giải thích nghĩa của từ 
- Nghĩa của từ: ghi nhớ (sgk)
+ Cách giải thích: 
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị 
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích 
3. Từ nhiều nghĩa 
- Từ có 2 nghĩa: - Nghĩa gốc
 - Nghĩa chuyển 
 VD: ăn, bụng, đầu
- đầu hàng, đầu bàn, đầu tiên
- bụng chân, đau bụng
4. Từ mượn: là những từ được mượn từ các ngôn ngữ của những đất nước khác
- Từ mượn gốc Hán là bộ phận quan trong nhất.
VD: 
- tráng sĩ, gia nhân, giang sơn, sính lễ à mượn tiếng Hán
- in-tơ-net, ra-đi-ô, ti vi, điện à mượn ngôn ngữ gốc Ấn -Âu
5. Danh từ: là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm 
- Làm TPCN trong câu 
6. Cụm danh từ 
- Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành 
VD: Cả làng ấy 
+ Thêm thành phần phụ trước hoặc sau vào danh từ sau để tạo thành cụm danh từ?
Sông:  dòng sông sâu...
.dòng sông ấy.
Học sinh: ba học sinh đang chơi 
 một học sinh giỏi
II. LUYỆN TẬP 
Số 1(118), Số 2(147), Số 1-3(155-156)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Nắm được các khái niệm của các từ loại, các cụm từ 
- Làm các bài tập, học bài kĩ
* Bài mới: Chuẩn bị bài: “Ôn tập Tiếng Việt” (tiếp)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 16 	 Ngày soạn: 03/12/2014
Tiết PPCT: 64	 Ngày dạy: 06/12/2014
Tiếng việt:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp)
Hướng dẫn bài kiểm tra Tiếng Việt
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì 1 về Tiếng Việt
- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
3. Thái độ:
- Yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 6A........ Vắng:...........
Phép:................................. Không phép:.......................

File đính kèm:

  • docgiao an 6 tuan 16.doc
Giáo án liên quan