Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 9 đến tiết 22

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Gv giúp học sinh

 Hiểu và cảm nhận được nội dung , ý nghĩa của truyền thuyết “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Sông Hồng thủa các Vua Hùng dựng nước, nhằm phản ánh ước mơ của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình. Nắm được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện: sử dụng nhiều yếu tố kì lạ, hoang đường.

 Rèn kĩ năng đọc –hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại; Nắm bắt các sự việc chính trong truyện ;Xác định ý nghĩa của truyện ; Kể lại được truyện.

 Giáo dục ý thức phòng chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :Tự nhận thức giá trị của sức mạnh phòng chống thiên tai, lũ bão Trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong văn bản.

 

doc23 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 9 đến tiết 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng.
? Em có ý kiến gì về cách giải thích của người xưa?
 - Cách giải thích của người xưa thật nên thơ, mang đậm tư duy thần thoại, độc đáo, tài tình.
 - Họ chưa đủ trình độ khoa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên.
 Gv bình: Người xưa chưa đủ trình độ khoa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên nên họ đã tượng tưởng ra những câu chuyện hoang đường để lý giải. Hiện tượng lũ lụt là do Thủy Tinh đánh ghen với Sơn Tinh. Hiện tượng trời đất phân đôi là do thần trụ trời xây cột chống, đồi núi là do thần phá cột ném ra
 - Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực là do gấu ăn... nhưng đã chứng tỏ trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Trong truyện này chúng ta thấy nổi bật lên niềm mơ ước khát khao cháy bỏng của nhân dân ta về việc chế ngự thiên tai, ca ngợi công lao trị thuỷ của các Vua Hùng trong buổi đầu dựng nước. Với một ý nghĩa đặc biệt và trí tưởng tượng phong phú của người xưa “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” đã có sức sống bất diệt, ngày nay nó còn là đề tài để các nhà thơ sáng tác, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã sáng tác “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” với một giọng thơ trong trẻo, hóm hính.
 - Miêu tả Mị Nương: 
...Tóc xanh viền má hây hây đỏ
Miệng nàng bé thắm như san hô
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ.
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
- Sơn Tinh - Thuỷ Tinh:
“Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì 
 Một thần phi bạch hổ trên cạn 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi”
- Tài của Thuỷ Tinh:
“ào ào mưa đổ xuống như thác
Cây xiêu, cây gãy nước hò reo
Lăn, cuốn, gầm, bay tung sóng bạc
Bò, Lợn và Cột Nhà trôi theo”.
- Tài của Sơn Tinh:
 “Vung tay niệm chú núi từng dải
Nhà lớn, đồi con, lổm nhổm bò”
- Hai thần đánh nhau:
“Sóng cả gầm reo lăn như chớp
...
Mỏ quắc, mồm to kêu thất thanh”
- Hàng năm:
“Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể
Đục núi hò reo đòi Mị Nương
Trần gian đâu có người giai thế
Cũng bởi thần yêu nên khác thường”.
3. Luyện tập (5 phút)
 ? Kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
? Từ truyện em có suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều nghiêm cấm nạn phá rừng, phát động trồng rừng ở nước ta?
- Phá rừng, đốt rừng càng làm cho lũ lụt hoành hành đ củng cố đê điều để bảo vệ cuộc sống, kinh tế của nhân dân.
- Phát động trồng rừng để ngăn chặn nước lũ.
? Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các Vua Hùng vào giấy (thảo luận nhóm).
? Nội dung nổi bật của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
 A. Thực hiện đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta,
 B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc
 C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh 
 D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ Tinh
? Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng ST, TT nhằm mục đích gì?
 A. Kể chuyện cho trẻ em nghe
 B. Tuyên truyền cổ vũ cho việc chống bão lụt
 C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống kẻ khác
 D. Phản ánh giải thích hiện tượng lũ lụt Sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên. 
4.Vận dụng: (2 phút): .Đọc kĩ truyện,nhớ những sự việc chính để kể lại truyện .Liệt kê nhưng chi tiết tưởng tượng kì ảo về Sơn Tinh, Thủy Tinh và cuộc giao tranh giữa hai thần.Hiểu ý nghĩa tương trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 - Chuẩn bị “nghĩa của từ” tìm hiểu kỹ nghĩa của từ trong văn bản “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”.
* Rút kinh nghiệm.
 Văn bản: Thạch Sanh
	 ( Truyện cổ tích)
 Tiết 21-22 Đọc- hiểu văn bản
I. Mục đích yêu cầu Giáo viên giúp học sinh:
 Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ trong truyện và nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
 Kể được truyện một cách hấp dẫn.Bước đầu biết đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại, biết trình bày những cảm nhận , suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện. Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích tìm hiểu văn bản tự sự.
 Giáo dục tấm lòng trung thực, thật thà nhân hậu vị tha, tư tưởng nhân đạo thông qua nhân vật Thạch Sanh.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng. Giao tiếp :trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
III.các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực : Động não : suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái , sự công bằng của các nhân vật truyện cổ tích.Thảo luận nhóm, trình bày về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích . Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về những tình tiết trong truyện cổ tích . Lập bản đồ tư duy về các phẩm chất của nhân vật / nghệ thuật xây dựng truyện.
IV. phương tiện dạy học : Tranh minh hoạ , giấy, bút lập bản đồ tư duy về phẩm chất nhân vật, nghệ thuật xây dựng truyện.
V. Tiến trình dạy học
Tiết 21: Đọc - Hiểu văn bản 
1. Kiểm tra miệng 
 ? Truyện truyền thuyết là truyện như thế nào? Hãy kể tên các truyền thuyết đã học ?
 Gv giới thiệu : Khí phách của dân tộc trong giờ phút thiêng liêng khi Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” mở nước được Tố Hữu viết:
 “...Trời bỗng xanh hơn nắng chói loà
 Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta
 Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó
 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
 Ta đứng đây lẫm liệt đường hoàng
 Như Thạch Sanh khí phách hiên ngang
 Lưng đàn, tay búa, tay giương nỏ
 Chém mãng xà vương, giết đại bàng”.
 (Tố Hữu -Theo chân Bác)
Thạch Sanh là người như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đ giáo viên ghi đầu bài
2. Bài mới 
 I. Truyện cổ tích là gì ?
 ? Đọc chú thích dấu sao trg 53 sgk ?
 ? Qua chuẩn bị bài ở nhà+ nghe bạn đọc hãy trình bày hiểu biết của em về truyện cổ tích
-HS phát biểu – GV nhấn mạnh 3 đặc điểm của truyện cổ tích để HS ghi:
 + Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : Nhân vật bất hạnh; Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;Nhân vật là động vật;
+Truyện thường có yếu tố hoang đường;
 + Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công ;
-Gv :chú ý phân biệt cổ tích với truyền thuyết :
 +Khi kể truyện truyền thuyết , cả người kể người nghe đều tin là có thật.
 + Khi kể truyện cổ tích cả người kể lẫn người nghe đều không tin là có thật ( không tin vào tính xác thực của câu chuyện )
 I. Đọc, hiểu văn bản
 1. Đọc, kể văn bản
 - Gv hướng dẫn học sinh đọc, kể, tìm hiểu chú thích 
 - Gv hướng dẫn đọc:đọc thong thả, chậm rãi , sâu lắng, xa xăm, gợi không khí cổ tích ; chú ý thay đổi giọng điệu phù hợp với giọng kể và giọng nhân vật : Lí Thông gian giảo, giả tạo; Đoạn miêu tả Thạch Sanh chiến đấu chống chằn tinh giọng khoẻ, dồn dập. 
 - Học sinh đọc - kết hợp gọi hs nhân xét ,giáo viên nhận xét , bổ sung- sửa.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích: 
? Em hiểu ntn về nghĩa của các từ :thái tử, thiên thần, tứ cố vô thân, chằn tinh, trăn, đại bàng, vua Thuỷ Tề, nước chư hầu ?
- Gv gọi từ 3à4 em kiểm tra những chú thích trên.
? Truyện kể về nhân vật chính nào ? Truyện gồm mấy phần , là những phần nào ? Mỗi phần gồm những sự việc gì ? Văn bản thuộc kiểu văn bản gì ?
 .Truyện kể về nhân vật chính Thạch Sanh ;
 . Bố cục ba phần : 
 - Mở bài: Giới thiệu lai lịch , nguồn gốc của nhân vật chính Thạch Sanh, đó là : Thạch Sanh ra đời trong một gia đình nông dân nghèo do Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai.
 - Thân bài : + Thạch Sanh sinh ra mồ côi cha mẹ - ở dưới gốc đa, được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
 + Gặp Lý Thông kết nghĩa anh em - giết chằn tinh - bị cướp công - diệt đại bàng cứu công chúa - bị Lý Thông lấp hang , cướp công .
 + Cứu con vua Thuỷ Tề - được thưởng đàn - bị hồn ma chằn tinh và đại bàng báo thù - Thạch Sanh bị hạ ngục .
 + Thạch Sanh gảy đàn cứu công chúa bị câm , được giải oan- gặp - cưới công chúa - Lý Thông bị sét đánh chết hoá thành bọ hung.
 + Quân của 18 nước sang đánh - Thạch Sanh đã dùng đàn và niêu cơm làm lui quân 18 nước chư hầu .
 - Kết bài : Thạnh Sanh làm vua.
 . Văn bản trên thuộc văn bản tự sự .
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các sự việc này ?
 . Các sự việc liên kết với nhau theo bố cục ba phần chặt chẽ , phong phú .
? Dựa vào các chi tiết trên , em hãy kể lai câu chuyện một cách ngắn gọn?
-Hs kể, kết hợp nhận xét bổ sung .
 2. Tìm hiểu văn bản.
 Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự ra đời của Thạch Sanh và ý nghĩa của nó.
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
? Nhập vai một người dân ở quận Cao Bình được chứng kiến sự ra đời của Thạch Sanh em hãy kể lại ?
 - Học sinh nhập vai kể lại.
 ? Em hãy tìm những chi tiết kể về sự ra đời, lớn lên của Thạch Sanh ?
 - Hs phát biểu- Giáo viên ghi một cách ngắn gọn một số chi tiết lên bảng phụ?
 Là con của một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ bằng kiếm củi ;
Thạch Sanh Ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con ;
 Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh;
 Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông; 
? Em có cảm nhận gì về những chi tiết này?
 - Đây là những chi tiết vừa kỳ lạ vừa bình thường.
 - Những chi tiết này phảng phất gặp ở một số truyện.
? Em hãy chỉ cụ thể bình thường ở chi tiết nào ? kì lạ ở chi tiết nào ?
 - Chi tiết đầu : bình thường;
 - Ba chi tiết sau kì lạ, không bình thường ;
? Những chi tiết này giúp em hiểu gì về sự ra đời của Thạch Sanh?
à Sự ra đời của Thạch Sanh vừa bình thường vừa khác thường , kì lạ.
? Dân gian muốn gửi gắm điều gì ở sự ra đời vừa kì lạ , vừa bình thường này?
 - Thạch Sanh là con người dân bình thường, có cuộc đời và số phận rất gần nhân dân.
 - Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ, dũng sĩ cho nhân vật - làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, thể hiện mơ ước của nhân dân.
 --> Sự ra đời này mở ra một chuỗi sự việc sau để câu chuyện phát t

File đính kèm:

  • docSon tinhThuy tinh.doc