Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản

1 Mục tiêu:

1.1.Kiến thức:

Hoạt động 1:

HS biết: Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.

HS hiểu: Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.

Hoạt động 2:

HS biết: Nhận xét và tìm tính mạch lạc trong văn bản.

HS hiểu: Hiểu những yêu cầu của bài tập.

1.2.Kĩ năng:

HS thực hiện được: Rèn kĩ năng nói.

HS thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng viết mạch lạc trong văn bản.

 1.3.Thái độ:

Thói quen: Khi viết văn cần chú ý tính mạch lạc.

Tính cách: giáo dục học sinh sự cần thiết của tính mạch lạc trong văn bản.

2 Nội dung học tập

Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.

3 Chuẩn bị:

GV:bảng phụ

HS: soạn bài

- Mạch lạc là gì ?

- Mạch lạc có những yêu cầu gì ?

4 Tổ chức các hoạt động học tập

4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện

4.2Kiểm tra miệng:

Câu 1: (8đ)

 bố cục là gì?bố cục có những yêu cầu gì?

Bố cục là cách bố trí, sắp xếp các phần các đoạn theo một trật tự, hệ thống rành mạch.

Những yêu cầu:

ND: Thống nhất chặt chẽ, đồng thời giữa các phần có sự phân biệt rạch ròi.

HT: Các phần sắp xếp hợp lí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2, tiết 8
ND: 
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
1 Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
Hoạt động 1:
HS biết: Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
HS hiểu: Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
Hoạt động 2:
HS biết: Nhận xét và tìm tính mạch lạc trong văn bản.
HS hiểu: Hiểu những yêu cầu của bài tập.
1.2.Kĩ năng:
HS thực hiện được: Rèn kĩ năng nói. 
HS thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng viết mạch lạc trong văn bản.
 1.3.Thái độ:
Thói quen: Khi viết văn cần chú ý tính mạch lạc.
Tính cách: giáo dục học sinh sự cần thiết của tính mạch lạc trong văn bản.
2 Nội dung học tập
Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
3 Chuẩn bị:
GV:bảng phụ
HS: soạn bài
- Mạch lạc là gì ?
- Mạch lạc có những yêu cầu gì ?
4 Tổ chức các hoạt động học tập
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1: (8đ)
 bố cục là gì?bố cục có những yêu cầu gì?
Bố cục là cách bố trí, sắp xếp các phần các đoạn theo một trật tự, hệ thống rành mạch.
Những yêu cầu:
ND: Thống nhất chặt chẽ, đồng thời giữa các phần có sự phân biệt rạch ròi.
HT: Các phần sắp xếp hợp lí.
Câu 2: (2đ)
Mạch lạc là gì? Văn bản « mẹ tôi » có tính mạch lạc không ?
Mạch lạc là sự nối tiếp về nội dung chủ đạo xuyên suốt qua toàn bộ các ý, các phần.
Văn bản « mẹ tôi» có tính mạch lạc. Vì :chủ đề chung xuyên suốt là tấm lòng yêu thương con sâu sắc của người mẹ.
4.3Bài mới: 
HĐ của GV và HS
Nội dung
Giới thiệu bài :
Một văn bản không chỉ có sự liên kết, bố cục. Mà còn có tính mạch lạc .vậy mạch lạc là gì ?mạch lạc có những yêu cầu gì ? đó là nội dung của bài học hôm nay.(gv ghi tựa bài lên bảng).
HĐ1: Mạch lạc và yêu cầu của mạch lạc trong văn bản. (15 phút)
∆ GV cho HS đọc phần giải thích.
? qua sự giải thích trên, em hãy xác định mạch lạc có tính chất gì ?
-Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
-Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
-Thông suốt liên tục, không đứt đoạn.
? có người cho rằng  « trong văn bản mạch lạc là sự nối tiếp của các câu các ý theo một trật tự hợp lí». Em có tán thành ý kiến trên không ? vì sao?
- Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Vì mạch lạc là sự nối tếp, nhưng là nối tiếp của một nội dung.
 Yêu cầu của mạch lạc.
∆ GV gọi HS đọc yêu cầu a (sgk31)
?Em hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?
- Xoay quanh sự việc chia tay đau đớn của hai đứa trẻ chẳng may rơi vào cảnh gia đình tan vỡ.
?  « sự chia tay » và « những con búp bê » đóng vai trò gì trong truyện?.
- Đóng vai trò là sự việc chính trong truyện.(cuộc chia tay của hai anh em, không chia tay của hai con búp bê luôn diễn biến mới mẻ qua các phần các đoạn).
- Biểu hiện một chủ đề chung xyên suốt của toàn văn bản.
?Thành và Thủy dóng vai trò gì trong truyện?
- Đóng vai trò là nhân vật chính trong truyện.
∆ HS đọc yêu cầu b sgk32.
?Theo em các từ ngữ đó có phải là chủ đề của văn bản không?
- Các từ ngữ trên điều liên quan đến chủ đề của văn bản( đau đớn và thiết tha).
Đây có thể xem là mạch lạc trong văn bản.
∆ HS đọc yêu cầu c (sgk32)
? Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối quan hệ nào?
- Một văn bản vẫn có tính mạch lạc khi các đoạn trong văn bản liên hệ với nhau về thời gian, không gian, tâm lý, ý nghĩa. Miễn tự nhiên hợp lí là được.
Giáo dục: Qua bài học, mạch lạc đóng vai trò gì trong văn bản?
Đóng vai trò quan trọng trong văn bản. vì nếu thiếu mạch lạc thì văn bản trở nên rời rạc, không biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
Đây chính là nội dung phần ghi nhớ
(sgk32)
HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập(15 phút)
Bài tập 1 (sgk32,33)
a văn bản: Mẹ Tôi
gợi ý
Chủ đề chung xuyên suốt văn bản là gì?
Thể hiện qua từng đoạn, từng phần như thế nào?
b.1 Văn bản: LÃO NÔNG VÀ CÁC CON
Chủ đề chung xuyên suốt văn bản là gì?
Thể hiện qua từng đoạn, từng phần như thế nào?
b.2 Văn bản: MÙA ĐÔNG GIỮA NGÀY MÙA.
Chủ đề chung xuyên suốt văn bản là gì?
Thể hiện qua từng đoạn, từng phần như thế nào?
(Bài tập dành cho lớp chọn)
Bài tập 2(sgk34)
I Mạch lạc và yêu cầu của mạch lạc.
1Mạch lạc là gì?
Mạch lạc là sự nối tiếp về mặt nội dung chủ đạo xuyên suốt qua toàn bộ các ý, các phần.
2 Yêu cầu của mạch lạc.
a các phần, các câu trong văn bản đều nói về một chủ đề.
b các từ ngữ trên điều liên quan đến chủ đề( đau đớn và thiết tha). Có thể xem là mạch lạc của văn bản.
c. các phần, các câu đều nối tiếp nhau theo trình tự rõ ràng và hợp lí.
Ghi nhớ(SGK32)
IILuyện tập
Bài tập 1 (sgk32,33)
a văn bản: Mẹ Tôi
Chủ đề chung xuyên suốt: tấm lòng yêu thương con sâu nặng của người mẹ.
Thể hiện qua từng đoạn, từng phần:
Đầu tiên Enrico có lời nói thiếu lễ độ với mẹ.
Bố nêu lên nổi vất vả khó khăn, tấm lòng thương con của người mẹ.
Cuối cùng nêu lên vai trò lớn lao của người mẹ.
b.1Văn bản: LÃO NÔNG VÀ CÁC CON
Chủ đề xuyên suốt: lời dạy bảo của người cha trước khi nhắm mắt, lấy câu “lao động là vàng”.
Chủ đề từng phần:
Đầu tiên nói về chuyện ruộng đất, việc chôn kho vàng dưới đất.
Tiếp theo nói đến việc cày bừa, sự gắn công của mọi người trong việc đồng áng.
Cuối cùng lấy câu “lao động là vàng để dạy con”.
b.2 Văn bản: MÙA ĐÔNG GIỮA NGÀY MÙA.
Chủ đề xuyên suốt: sắc vàng trù phú của làng quê
Từng phần:
Khái quát sắc màu vàng
Biểu hiện của những sắc vàng( lúa, nắng, quả xoan, bồ đề, lá mít, đu đủ, lá sắn, chuối, rơm, thóc, mái nhà phủ rơm, chó, gà.)
Cảm xúc về màu vàng. 
Bài tập 2(sgk34)
Câu chuyện xoay quanh sự chia tay của hai anh em Thành- Thủy và hai con búp bê. Vì vậy, việc tường thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn là không cần thiết, chẳng những không góp phần tạo nên tính mạch lạc mà còn phá vở tính thống nhất về nội dung các phần.
4.4 Tổng kết
? Mạch lạc là gì?
Mạch lạc là sự nối tiếp về mặt nội dung chủ đạo xuyên suốt qua toàn bộ các ý, các phần.
4.5 Hướng dẫn tự học
Đối với tiết học này: xem lại nội dung bài học.
Mạch lạc là gì?
Yêu cầu mạch lạc trong văn bản?
Làm tiếp các bài tập còn lại trong sgk
Đối với tiết học tiếp theo: chuẩn bị “ca dao dân ca” chủ đề tình cảm gia đình.
Ca dao dân ca là gì?
Tìm hiểu nội dung trong bài?
Sưu tầm thêm vài câu ca dao về tình cảm gia đình.
5 Phụ lục

File đính kèm:

  • docBai 1 Con Rong chau Tien.doc
Giáo án liên quan