Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 53, 54: Ôn tập truyện dân gian

A. Mục tiêu cần đạt:

* KT: Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đó học : truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười; nội dung , ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật cổ dân gian của các truyện .

* KN : So sỏnh sự giống và khỏc nhau giữa cỏc truyện dõn gian; trỡnh bày cảm nhận về truyện dõn gian theo đặc trưng thể loại; kể lại 1 vài truyện dõn gian.

* TĐ : Yờu văn học dõn gian; trõn trọng văn húa dõn gian của dõn tộc

 B. Chuẩn bị

 - GV : Sỏch gv, sgk, giỏo ỏn, bảng phụ

 - HS : Sỏch gk, bài soạn

C. Tiến trỡnh dạy học

 I. ổn định tổ chức.

 II. Kiờm tra bài cũ:

 Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 53, 54: Ôn tập truyện dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn :
Tiết 53,54 Ngày dạy :8/11
 Ôn tập truyện dân gian
A. Mục tiêu cần đạt:
* KT: Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dõn gian đó học : truyền thuyết, cổ tớch, ngụ ngụn, truyện cười; nội dung , ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật cổ dõn gian của cỏc truyện .
* KN : So sỏnh sự giống và khỏc nhau giữa cỏc truyện dõn gian; trỡnh bày cảm nhận về truyện dõn gian theo đặc trưng thể loại; kể lại 1 vài truyện dõn gian.
* TĐ : Yờu văn học dõn gian; trõn trọng văn húa dõn gian của dõn tộc
 B. Chuẩn bị
 - GV : Sỏch gv, sgk, giỏo ỏn, bảng phụ
 - HS : Sỏch gk, bài soạn
C. Tiến trỡnh dạy học
 I. ổn định tổ chức.
 II. Kiờm tra bài cũ:
 Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 III. Bài mới:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS điền vào hệ thống phân loại truyện dân gian.
 Bảng 1:Truyện dân gian
 Bảng 2: Dựa vào kiến thức đã học , hãy lập bảng phân loại các truyện dân gian theo các mặt: Thể loại , nhân vật , nội dung, nghệ thuật ( 4 nhóm).
Thể loại
Tên tác phẩm
Nhân vật
Nội dung ý nghĩa
Nghệ thuật tiêu biểu
 Truyền thuyết
1. Thánh Gióng
2. Bánh chưng , bánh giầy
3. Sự tích Hồ Gươm
4. Sơn Tinh, TT
Thánh
Người ( Lang Liêu)
Nhân vật lịch sử.
Thần
- Ca ngợi người anh hùng TG, thể hiện ý thức về sức mạnh bảo vệ đất nước, ước mơ về người anh hùng chống ngoại xâm khát vọng hoà bình.
- Giải thích nguồn gốc, phong tục làm bánh chưng, bánh giày.
- Phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp , phong tục thờ cúng tổ tiên , đề cao hạt gạo, sức lao động.
- Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người anh hùng Lê Lợi, biểu hiện khát vọng hoà bình.
- Giải thích hiện tượng lũ lụt, ước mơ chinh phục thiên nhiên , ca ngợi công lao vua Hùng.
Yếu tố hoang đường, kì ảo, phi thường.
Cổ tích.
1. Thạch Sanh
2. Em bé thông minh
.
Dũng sĩ
Người thông minh
- Ca ngợi người dũng sĩ, ước mơ niềm tin vào đạo đức, công lí, tư tưởng nhân đạo yêu chuộng hoà bình.
- Ca ngợi, thể hiện ước mơ về .
- Ca ngợi trí thông minh dân gian.
.
Chi tiết tưởng tượng , kì ảo.
Ngụ ngôn
1. ếch ngồi đáy giếng
2.Thầy bói xem voi.
3. Chân , Tay , Tai , Mắt ,Miệng
Con vật ( ếch)
Người
Bộ phận cơ thể người.
- Phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn lại huênh hoang kiêu ngạo, khuyên người ta cố gắng mở rộng tầm hiểu biết.
- Khi xem xét SV cần toàn diện, cần lắng nghe ý kiến người khác.
Mỗi thành viên không thể sống tách biệt cộng đồng, cần gắn bó nương tựa vào nhau để tồn tại.
- Cách nói bóng gió ( Qua nhân hoá, tình huống gây cười). Miêu tả sinh động.
Truyện cười
1. Treo biển
2. Lợn cưới, áo mới.
Con người.
Người
-Phê phán những người chủ kiến thiếu bản lĩnh, không suy xét khi nghe ý kiến người khác.
- Phê phán những người có tính hay khoe của. 
- Tình huống, mâu thuẫn bất ngờ, gây cười.
H: Qua ôn tập : Nhắc lại định nghĩa về truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
( Hết tiết 54- chuyển tiết 55).
Hoạt động 2: Hướng dẫn củng cố và luyện tập.
 1. H: Qua bảng phân loại so sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? Ngụ ngôn và truyện cười?
 a. Truyền thuyết và cổ tích.
* Giống: Đều là những truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
* Khác: 
 + Truyền thuyết: Cơ sở là lịch sử, người kể , người nghe tin là có thật, thể hiện cách đánh giá về nhân vật , sự kiện lịch sử.
 + Cổ tích: Kể về số phận của một số kiểu nhân vật, hoàn toàn tưởng tượng, người kể người nghe không tin là có thật, thể hiện ước mơ , niềm tin vào công lí.
 b. Ngụ ngôn và truyện cười:
 *Giống:
 Phê phán thói hư tật xấu, hướng con người tới cái Thiện , cái Tốt.
 * Khác:
 + Ngụ ngôn: Truyện kể về loại vật, động vật...để nói bóng gió truyện con người.
 + Truyện cười: Truyện về con người với những tình huống gây cười.
 2. HS thảo luận một số vấn đề sau:
 a. Cốt lõi của truyền thuyết là sự thật lịch sử. Em hãy lấy dẫn chứng để chứng minh?
 b. Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích?
 ( Ước mơ niềm tin vào công lí-> Câu chuyện trở nên li kì , hấp dẫn)
 c. Vì sao người bình dân thích nghe truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười?
 ( Hình tượng kì ảo, tình huống bất ngờ, thú vị, bài học luân lí đạo đức sâu sắc)
 d. Sáng tạo kết truyện mới cho các truyện cổ tích em đã học?
 e. Chuyển thành đoạn kịch để diễn một trong số truyện ngụ ngôn , truyện cười đã học.
 D. Hướng dẫn tự học
 - Chọn truyện em thích, kể sáng tạo ; - Viết một truyện ngắn về cuộc gặp gỡ của em với một trong những nhân vật trong các truyện dân gian.
 Đ. Rỳt kinh nghiệm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.3

File đính kèm:

  • docON TAP TRUYEN DAN GIAN.doc