Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 28: Kiểm tra văn - Trường THCS Thái Học (Có đáp án)
I. Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm )
Đọc kĩ các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Yếu tố làm cho các truyền thuyết, cổ tích trở nên hấp dẫn đối với muôn đời là bởi các yếu tố hoang đường kì ảo. Điều này đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?
A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược.
C. Roi sắt gãy Gióng nhổ tre giết giặc.
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ non song đất nước.
Câu 3: Điền từ còn thiếu trong câu sau: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu đầu tiên về người . đánh giặc cứu nước của dân tộc Việt Nam.
Câu 4: Để có một nhận xét đúng về mối quan hệ giũa tác giả dân gian và tác phẩm Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, em hãy lựa chọn một trong hai cụm từ sau:
- Hoạt động sáng tạo nghệ thuật và tình yêu đối với vị thần bảo hộ người Việt cổ.
- Sự sợ hãi thiên nhiên và sụ thần thánh hoá thiên nhiên ở người Việt cổ.
Hoàn thành vào chỗ trống trong tập hợp từ sau :
Vị thần Sơn Tinh là sản phẩm của Câu 5: Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì ?
A. Kể chuyện cho trẻ em nghe.
B. Tuyên truyền, cổ vũ cho việc chống bão lụt.
C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác.
D. Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên.
Câu 6: Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì ?
A. Đấu tranh xã hội. B. Đấu tranh chống cái ác.
C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. D. Đấu tranh chống xâm lược.
TRƯỜNG THCS THÁI HỌC Tiết 28 KIỂM TRA VĂN NGỮ VĂN 6 I. Ma trận đề kiểm tra Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mức độ thấp Vận dụng ở mức độ cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Truyền thuyết và cổ tích. Nắm được đặc điểm nghệ thuật, nội dung của truyện Nêu được ý nghĩa truyện Nắm được nội dung, ý nghĩa và chi tiết truyện. Trình bày được các sự việc trong truyện Nêu được vai trò ý nghĩa của chi tiết truyện.. Chỉ ra được sự lí thú trong các chi tiết truyện, rút ra được bài học trong cuộc sống. 100% Câu Điểm Tỉ lệ Câu :1,3,4,7 1 điểm Câu 1 1điểm Câu : 2,5,6,8 1 điểm Câu 1 2 điểm Câu 2 3 điểm Câu 3 2 điểm Số câu 11 10 điểm= 100% T số câu Tsố điểm Tỉ lệ % 5 câu 2 điểm 20 % 5 câu 3 điểm 30% 2 câu 5 điểm 50% 11 câu 10điểm 100% II. Đề bài I. Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm ) Đọc kĩ các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Yếu tố làm cho các truyền thuyết, cổ tích trở nên hấp dẫn đối với muôn đời là bởi các yếu tố hoang đường kì ảo. Điều này đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 2: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng? A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân. B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược. C. Roi sắt gãy Gióng nhổ tre giết giặc. D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ non song đất nước. Câu 3: Điền từ còn thiếu trong câu sau: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu đầu tiên về người ............................ đánh giặc cứu nước của dân tộc Việt Nam. Câu 4: Để có một nhận xét đúng về mối quan hệ giũa tác giả dân gian và tác phẩm Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, em hãy lựa chọn một trong hai cụm từ sau: - Hoạt động sáng tạo nghệ thuật và tình yêu đối với vị thần bảo hộ người Việt cổ. - Sự sợ hãi thiên nhiên và sụ thần thánh hoá thiên nhiên ở người Việt cổ. Hoàn thành vào chỗ trống trong tập hợp từ sau : Vị thần Sơn Tinh là sản phẩm của Câu 5: Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì ? A. Kể chuyện cho trẻ em nghe. B. Tuyên truyền, cổ vũ cho việc chống bão lụt. C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác. D. Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên. Câu 6: Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì ? A. Đấu tranh xã hội. B. Đấu tranh chống cái ác. C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. D. Đấu tranh chống xâm lược. Câu 7: Truyện Cổ tích thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí... Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 8: Hãy nối cột A và cột B để thấy được nơi Lê Lợi nhận được thanh gươm thần. A NỐI B 1. Lưỡi gươm 1- a. Trên cạn 2. Chuôi gươm 2-.. b. Dưới nước II. Phần tự luận:(8 điểm) Câu 1: ( 3 điểm) Trình bày nội dung, ý nghĩa truyện” Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Hãy liệt kê các sự việc chính trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu 2: ( 3 điểm) Vai trò, tác dụng của tiếng đàn trong truyện “Thạch Sanh” ? Qua hình tượng cây đàn- tiếng đàn nhân dân ta gửi gắm ước mơ gì ? Câu 3: ( 2 điểm) Hãy chỉ ra sự lý thú trong cách giải đố của em bé trong truyện “ Em bé thông minh” ? Qua truyện, em học được điều gì? III. Hướng dẫn chấm I. Phần trắc nghiệm : 2 điểm Câu Mức tối đa Mức không đạt Câu 1 Đáp án A(0,25đ) Không trả lời hoặc có phương án trả lời khác. Câu 2 Đáp án D(0,25đ) Không trả lời hoặc có phương án trả lời khác. Câu 3 anh hùng(0,25đ) Không trả lời hoặc có phương án trả lời khác. Câu 4 Hoạt động sáng tạo nghệ thuật và tình yêu đối với vị thần bảo hộ người Việt cổ. (0,25đ) Không trả lời hoặc có phương án trả lời khác. Câu 5 Đáp án D(0,25đ) Không trả lời hoặc có phương án trả lời khác. Câu 6 Đáp án B(0,25đ) Không trả lời hoặc có phương án trả lời khác. Câu 7 Đáp án A(0,25đ) Không trả lời hoặc có phương án trả lời khác. Câu 8 Nối: 1- b ; 2- a(0,25đ) Không trả lời hoặc có phương án trả lời khác. II. Phần tự luận: 8 điểm Câu 1 : 3 điểm * Mức tối đa : Về phương diện nội dung (2,5 đ): Học sinh nêu được nội dung, ý nghĩa cơ bản của truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” , liệt kê các sự việc chính trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. + Nội dung ý nghĩa: Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở lưu vực sông Hồng. Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng. + Các sự việc chính trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: (1) Vua Hùng kén rể . (2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn . (3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể . (4) Sơn Tinh đến trước được vợ . (5) Thủy Tinh đến sau tức giận đánh Sơn Tinh . (6) Cuộc giao chiến hàng tháng trời, Thủy Tinh thua . (7) Hằng năm Thủy tinh dâng nước đánh Sơn Tinh . Về phương diện hình thức (0,5 đ) Đảm bảo dùng từ chính xác, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. * Mức chưa tối đa : ( 0,25- 2,75 điểm) Chỉ đảm bảo được một vài tiêu chí trong các yêu cầu về nội dung và hình thức trên. * Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. Câu 2 : 3 điểm * Mức tối đa : Về phương diện nội dung (2,5 đ): Học sinh nêu được vai trò tác dụng và ý nghĩa hình tượng tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh + Vai trò tác dụng của tiếng đàn: - Tiếng đàn đã giúp công chúa nói được vì nhận ra ân nhân đã cứu mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù đày. - Cũng nhờ tiếng đàn mà Lí Thông vạch mặt, tội lỗi được sáng tỏ. - Tiếng đàn đẩy lui quân sĩ 18 nước chư hầu: Làm cho quân lính chư hầu bủn rủn chân tay không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau nữa. + Ý nghĩa: Tiếng đàn thể hiện tài năng, cho tấm lòng của Thạch Sanh, tượng trưng cho công lí, lẽ phải, tình yêu, biểu hiện cho cái thiện, tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân, là sức mạnh của nghệ thuật, là vũ khí đặc biệt xua tan kẻ thù. Đó cũng là ước mơ của nhân dân ta. Về phương diện hình thức (0,5 đ) Đảm bảo dùng từ chính xác, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. * Mức chưa tối đa : ( 0,25- 2,75 điểm) Chỉ đảm bảo được một vài tiêu chí trong các yêu cầu về nội dung và hình thức trên. * Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. Câu 3: 2 điểm * Mức tối đa : Về phương diện nội dung (1,5 đ): Học sinh nêu được sự lí thú trong cách giải đố của em bé: * Cách giải đố lí thú: Dùng những trí khôn và kinh nghiệm dân gian để giải đố : - Em bé giải đố bằng cách hỏi vặn lại bằng chính câu hỏi tương tự của viên quan.( dùng gậy ông đập lưng ông) - Em bé giải đố bằng cách phản đề. Khéo léo gài bẫy nhà vua tự nói ra sự vô lí trong câu đố của ḿnh, tự nói ra lời giải. - Em bé giải đố bằng cách đưa ra một điều kiện( rèn cây kim thành con dao) - Em bé giải đố bằng cách hát một bài đồng dao, một trò chơi trẻ con để giải đố. * Bài học: Để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, con người không chỉ cầ có kiến thức trong sách vở mà còn phải có những kinh nghiệm đời sống thực tế. Về phương diện hình thức (0,5 đ) - Đảm bảo trình bày đúng theo hình thức một đoạn văn, dùng từ chính xác, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, trình bày sạch, đẹp. (0,5đ) * Mức chưa tối đa : ( 0,25- 1,75 điểm) Chỉ đảm bảo được một vài tiêu chí trong các yêu cầu về nội dung và hình thức trên. * Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. ....................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_6_tiet_28_kiem_tra_van_truong_thcs_thai.doc