Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 2 - Trần Thị Thắm
Bài 3: Vẽ theo mẫu : VẼ LÁ CÂY
I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS :
-KT: Nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
-KN: Biết cách vẽ lá cây và vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích .
-TĐ: Biết bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV chuẩn bị :
- Tranh ảnh một vài loại lá cây.
- Một số loại lá cây thật.
- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ lá cây.
- Bài vẽ của hs năm trước .
- SGV, giáo án .
.................................................. TUẦN 18 Thứ 3 ngày 13 tháng 12 năm 2011 Bài 17: Thường thức mỹ thuật XEM TRANH DÂN GIAN PHÚ QUÝ, GÀ MÁI ( Tranh dân gian Đông Hồ) I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : KT: HS làm quen, tiếp xúc với tranh dân gian Việt Nam. KN: HS tập nhận xét về màu sắc, hình ảnh trong tranh dân gian. TĐ: HS yêu thích tranh dân gian. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : GV chuẩn bị : Giáo án , SGV , Vở tập vẽ 2. Tranh Phú quý, Gà mái. Một số tranh dân gian khác. HS chuẩn bị Chì , gôm , màu Vở tập vẽ 2 . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra đồ dùng HS. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Giới thiệu về tranh dân gian Đông Hồ. GV giới thiệu một số tranh dân gian Đông Hồ và gợi ý hs nhận biết : + Tên tranh là gì? + Hình ảnh chính, phụ trong tranh là gì? + Những màu sắc chính trong tranh? => Tóm tắt và gợi ý thêm: + Tranh dân gian được làm như thế nào? + Chất liệu dùng để làm tranh? + Tranh vẽ về những đề tài gì? + Vì sao được gọi là tranh dân gian? Hoạt động 2: Xem tranh GV treo hai tranh Phú Quý, Gà mái và đăït câu hỏi gợi ý về: a, Tranh Phú Quý: + Tên tranh là gì? + Hình ảnh chính, phụ trong tranh là gì? + Hình em bé được vẽ như thế nào về nét mặt, màu sắc? + Em bé mặc gì, đeo gì không? + Hình con vịt được vẽ như thế nào? + Màu sắc của những hình ảnh đó là gì? GVTT: Tranh Phú Quý nói lên ước vọng của người nông dân VN về cuộc sống âm no, mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang phú quý. b, Tranh Gà Mái: + Tranh vẽ những hình ảnh gì? + Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh? + Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào? + Trong tranh có những màu nào? Tô ở đâu? GVTT: Tranh Gà Mái nói lên sự yên vui của “gia đình” nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống ấm no, no đủ của người nông dân. Hệ thống lại nội dung bài học và nhấn mạnh vẻ đẹp của tranh dân gian. Hoạt động3: Nhận xét , đánh giá. - Nhận xét chung về tiết học, khen ngợi các cá nhân tích cực phát biểu xây dựng bài. * Dặn dò : - Cũng cố lại kiến thức về nội dung xem tranh dân gian Đông Hồ. - Giáo dục HS giữ gìn bản sắc dân tộc. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài Bài 18: Vẽ trang trí : Vẽ màu vào hình có sẵn. - Xem tranh và trả lời câu hỏi. - HS nhận xét. - HS trả lời. - Xem tranh và trả lời câu hỏi . - HS nhận xét. - Lắng nghe. - Xem tranh và trả lời câu hỏi . - Xem tranh và trả lời câu hỏi . - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 19 Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2011 Bài 18: Vẽ trang trí VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN I / MỤC TIÊU Giúp HS : KT: HS hiểu biết thêm về tranh dân gian Việt Nam. KN:Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn. TĐ :Nhận biết vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV chuẩn bị : Giáo án, SGV. Tranh dân gian Gà mái. Một vài bức tranh dân gian như: Gà trống, chăn trâu Bài vẽ của hs lớp trước . Tranh ở bộ ĐDDH . HS chuẩn bị : Vở tập vẽ 2 Chì, tẩy, màu... III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra đồ dùng HS. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV yêu cầu hs xem hình nét Gà mái và đặt câu hỏi gợi ý: + Trong tranh có hình ảnh gì? + Hình ảnh gà mẹ như thế nào? + Hình ảnh gà con như thế nào? + Toàn bộ bức tranh đã vẽ gì? Chúng ta vẽ gì thêm? - GV cho HS xem tranh in màu để tham khảo. - Khi tô màu tranh Gà mái không bắt chước tranh trên. - GVKL chuyển sang HĐ2. Hoạt động 2: Cách vẽ màu - GV gợi ý HS nhớ lại màu của con gà như: màu nâu, màu vàng, màu xanh lá cây... + Chọn màu thích hợp để tô. + Tô màu gà mẹ trước, gà con sau. + Cô thể tô màu nền hoặc không. + Tô màu đều, kính hình vẽ. + Tô màu nền nhạt thì màu con gà đậm và ngược lại. - GV cho HS xem bài vẽ của HS lớp năm trước. Hoạt động 3: Thực hành - Yêu cầu hs nhớ lại màu sắc của gà và vẽ bài vào vở tập vẽ. - GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn. - Nhắc nhở hs lựa chọn màu và vẽ gọn, kín hình Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá GV chọn một số bài đẹp và chưa đẹp gợi ý HS nhận xét, đánh giá như: + Bài nào vẽ màu kín nền, ít ra ngoài hình vẽ? + Bài nào tô màu tươi sáng, nổi hình con gà? + Em thích bài vẽ đẹp nào? Vì sao? - GV nhận xét, đánh giá, cho điểm bài vẽ của HS. * Củng cố, dặn dò Dặn dò HS về nhà tập vẽ màu cho tranh. Giáo dục HS gìn giữ nét văn hoá dân tộc. Chuẩn bị bài học sau . Bà19 : Vẽ tranh – Đề tài Sân trường em giờ ra chơi. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ cho bài sau. - Quan sát tranh, nhận xét và trả lời câu hỏi. - Nhớ lại và quan sát GV hướng dẫn cách vẽ. - HS xem tranh. - HS làm bài cá nhân. - Nhận xét, đánh giá bài. - Lắng nghe. - Lắng nghe dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: .... TUẦN 20 + 21 Thứ 3 ngày 03 tháng 01 năm 2012 Bài 19: Vẽ tranh ĐỀ TÀI SÂN TRƯỜNG EM GIỜ RA CHƠI I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : KT: HS biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường. KN: Tập vẽ tranh đề tài sân trường trong giờ ra chơi và vẽ được màu theo cảm nhận riêng. TĐ: HS thêm yêu mến trường học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV chuẩn bị Tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của HS ở sân trường. Giáo án , Vở tập vẽ 2. Tranh đồ dùng dạy học. Tranh của hs năm trước. HS chuẩn bị : Vở tập vẽ 2 , chì , màu , gôm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra đồ dùng HS. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài GV giới thiệu tranh, ảnh và đặt các câu hỏi gợi ý hs nhớ lại hình ảnh lúc ra chơi: + Quang cảnh sân trường em giờ ra chơi như thế nào? + Có những hoạt động nào diễn ra trong giờ ra chơi? + Ngoài hình ảnh con người, sân trương còn có những hình ảnh nào? - GV cho HS xem một số tranh để các em biết thêm hình ảnh chính, phụ, màu sắc đậm nhạt. GV Tóm tắt bổ sung mở rộng nội dung đề tài. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - GV gợi ý HS tìm chọn hình ảnh vẽ tranh và hướng dẫn minh hoạ các bước vẽ ở bảng lớn. - Em vẽ hoạt động nào? Hình dáng các bạn ra sao? + Tìm và vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài. + Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh sinh động. + Vẽ màu tươi sáng, có màu đậm, màu nhạt. + Tô màu kính hình và kín mặt tranh. - GV cho HS xem bài vẽ của các bạn năm trước. Hoạt động 3: Thực hành - GV cho HS làm bài cá nhân. - Nhắc hs cách vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị sẵn. - Gợi ý HS cách vẽ hình, vẽ màu thay đổi để bài vẽ thêm sinh động. Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài đẹp và chưa đẹp gợi ý HS nhận xét, đánh giá : + Bài nào vẽ rõ nội dung đề tài? + Bài nào vẽ dáng hình đẹp? + Bài nào vẽ màu rõ hình? + Em thích bài vẽ đẹp nào? Vì sao? - GV cho HS nhận xét đánh giá bài vẽ. - GV tóm tắt bổ sung đánh giá bài vẽ của HS. * Dặn dò Củng cố lại cách vẽ một bức tranh đề tài. Giáo dục HS về yêu quý trường lớp. Dặn dò về nhà xem trước Bài 20: Vẽ theo mẫu – Vẽ cái túi xách và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ. - Xem tranh và trả lời câu hỏi. - Quan sát và lắng nghe. - Nhảy dây, đá cầu, chơi bi... - HS xem tranh. - Thực hành. - Nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 22 Thứ 3 ngày 10 tháng 01 năm 2012 Bài 20: Vẽ theo mẫu VẼ CÁI TÚI XÁCH I / MỤC TIÊU Giúp HS: KT:Nhận biết đặc được điểm của một vài loại túi xách. KN: Tập vẽ cái túi xách theo mẫu. TĐ : Trân trọng và giữ gìn đồ vật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV chuẩn bị SGK, SGV. Chuẩn bị một số loại túi xách khác nhau về màu sắc, hình dáng, chất liệu. Bài vẽ của hs lớp trước . Tranh ở bộ ĐDDH. HS chuẩn bị Vở tập vẽ 2. Chì, tẩy, màu... III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra đồ dùng HS. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu một số loại túi xách và đặt câu hỏi dựa vào SGV 2 trang 133, 134, 135 giúp hs so sánh, nhận xét: + Cái túi xách có dạng hình gì? + Cái túi xách trang trí hình gì không? + Túi xách có những bộ phận nào? + Hai túi xách có điểm gì giống nhau và khác nhau về hình dáng và cách trang trí? KL: Thấy được sự phong phú về hình dáng, cách trang trí và nắm được đặc điểm của túi xách. Hoạt động 2: Cách vẽ túi xách - GV hướng dẫn HS các bước như SGV 2 trang 136, 137 trên bảng hoặc ĐDDH cho HS thấy được cách vẽ: + Phác nét phần chính của cái túi và tay xách. + Vẽ tay xách. + Vẽ nét đáy túi. + Trang trí kín mặt túi hình hoa, lá, con vật, thú... + Tráng trí đường diềm. + Vẽ màu theo ý thích. - GV cho HS xem một số bài vẽ của các bạn năm trước. KL:Nắm được các bước vẽ và cách trang trí theo ý thích Hoạt động 3: Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành bài như SGV 2 trang 138. - HS làm bài cá nhân. - GV quan sát gợi ý thêm cho HS. Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá GV chọn một số bài đẹp và chưa đẹp gợi ý HS nhận xét, đánh giá như SGV2 tr133. + Bài nào vẽ túi xách cân đối với tờ giấy? + Túi nào vẽ đẹp và tô màu nổi bật? + Em thích bài vẽ đẹp nào? Vì sao? GV nhận xét, đánh giá bài vẽ của HS, cho điểm. * Củng cố, dặn dò Dặn dò hs về nhà tập quan sát và nhận xé
File đính kèm:
- giao_an_mon_mi_thuat_lop_2_tran_thi_tham.doc