Giáo án môn Mĩ Thuật Lớp 1 - Huỳnh Thị Thu Phương

I/ Ổn định:

2/ KT bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học sinh

3/ Bài mới:

- GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng:

XEM TRANH THIẾU NHI VẼ

Hoạt động 1: Xem tranh:

- GV giới thiệu tranh để HS quan sát.

+ Đây là bức tranh vẽ về hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và các nơi vui chơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, các em có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.

VD: Cảnh vui chơi trong ngày hè, vui chơi trong sân trường

- GV nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã vẽ rất thành công về đề tài này. Chúng ta cùng xem tranh các bạn.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xem tranh.

- GV: Treo tranh có chủ đề vui chơi yêu cầu HS thảo luận cặp với nội dung:

+ Bức tranh vẽ những gì?

+ Trên bức tranh đó có hình ảnh nào?

+ Hình ảnh nào là chính?

+ Hình ảnh nào là phụ?

+ Trong tranh có những màu nào?

+ Em thích bức tranh nào nhất?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Mĩ Thuật Lớp 1 - Huỳnh Thị Thu Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:Mĩ Thuật 1
 Thứ 4 ngày 20 tháng 08 năm 2014 
Bài1:
XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
( BĐKH - LH )
I/ Mục tiêu:
- HS làm quen tiếp súc với tranh vẽ của thiếu nhi 
- HS tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh
- HS khá giỏi: Bước đầu cảm nhận được vẽ đẹp của từng tranh. 
* GD BĐKH : Giảm lượng giấy sử dụng, nên sử dụng giấy đã sử dụng một mặt.
 Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy tạo ra khí mê tan.
 Thu gom và xử lý rác thải, rác thải hữu cơ có thể dùng làm phân bón cho cây.
II/ Chuẩn bị:
 - Tranh ở vở vẽ (Đua thuyền tranh sáp màu của Đoàn Trung Thắng 10 Tuổi ) 
 - Sưu tầm một vài bức tranh của thiếu nhi 
 - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu sáp.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định:
2/ KT bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học sinh 
3/ Bài mới:
GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng:
XEM TRANH THIẾU NHI VẼ
Hoạt động 1: Xem tranh:
- GV giới thiệu tranh để HS quan sát.
+ Đây là bức tranh vẽ về hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và các nơi vui chơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, các em có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.
VD: Cảnh vui chơi trong ngày hè, vui chơi trong sân trường
- GV nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã vẽ rất thành công về đề tài này. Chúng ta cùng xem tranh các bạn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xem tranh. 
- GV: Treo tranh có chủ đề vui chơi yêu cầu HS thảo luận cặp với nội dung:
+ Bức tranh vẽ những gì?
+ Trên bức tranh đó có hình ảnh nào?
+ Hình ảnh nào là chính?
+ Hình ảnh nào là phụ?
+ Trong tranh có những màu nào?
+ Em thích bức tranh nào nhất?
- GV: Yêu cầu 3 cặp trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung nội dung trên và nhấn mạnh:
+ Các em vừa được xem những bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra nhận xét của riêng mình về bức tranh.
Hoạt động 3: nhận xét ,đánh giá. 
- GV: Nhận xet chung tiết học.
+ Khen ngợi HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
4/ Củng cố.
? Các em vừa được xem những bức tranh vẽ về đề tài gì?
- GV nhận xét.
- Để tiết kiệm giấy cần phải làm gì ?
- GD BĐKH : Giảm lượng giấy sử dụng, nên sử dụng giấy đã sử dụng một mặt.
- Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy tạo ra khí mê tan.
- Thu gom và xử lý rác thải, rác thải hữu cơ có thể dùng làm phân bón cho cây.
5/HĐNT:Dặn dò HS.
+ Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
+ Chuẩn bị bài sau: vẽ nét thẳng.
+ Tiết sau mang đầy đủ đồ dùng học tập
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
 -HS Hát
* HĐ cả lớp:
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý quan sát tranh thiếu nhi vẽ
* HĐ cả lớp:
- HS thảo luận cặp.
+ Vẽ cảnh vui chơi ở sân trường.
+ Các bạn đang vui chơi, sân trường, cây.
 + Các bạn đang vui chơi ở sân trường.
+ Màu xanh, vàng, tím..
- Đại diên cặp trình bày.
- HS nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
* HĐ cả lớp:
- HS lắng nghe cô nhận xét.
* HĐ cả lớp:
- HS trả lời.
- HS lắng nghe cô dặn dò.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_mi_thuat_lop_1_huynh_thi_thu_phuong.doc