Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tuần 21, 22

A- Mục tiêu bài học: (Như tiết 20)

+ Đi sâu vào mục III. giúp học sinh hiểu Việt Nam quốc dân Đảng có nguồn gốc từ đâu, quá trình thành lập như thế nào , thành phần tham gia ?

+ Sự hình thành ba tổ chức cách mạng Việt Nam là cơ sở cần thiết phải có một tổ chức thống nhất.

+ Giáo dục ý thức học bài và lòng biết ơn những vị tiền bối cách mạng Việt Nam

B- Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.

 + Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái.

- Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.

C- Tiến trình:

I- Ổn định tổ chức.

 

doc12 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tuần 21, 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I
A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
- Hoàn cảnh lịch sử, nội dung chủ yếu, ý nghĩa lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng.
- Nội dung chính của luận cương chính trị tháng 10/1930.
- Rèn kỹ năng sử dụng tranh ảnh, biết phân tích, đánh giá, nêu ý nghĩa của sự thành lập Đảng.	 
B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
 + Chân dung: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, 
- Học sinh: Học + Đọc theo sách giáo khoa.
C- Tiến trình: 
I- Ổn định tổ chức.
II- Kiểm tra: Tại sao chỉ trong 4 tháng đã có 3 tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Việt Nam ?
III- Bài mới:
? Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức trong hoàn cảnh nào ?
? 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ dẫn đến những hạn chế gì ?
? Trước hoàn cảnh đó yêu cầu bức thiết lúc này cần phải làm gì ?
Giáo viên: Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
? Hội nghị thành lập Đảng cộng sản 3/2/1930 đã diễn ra như thế nào ? Em hãy trình bày lại ?
Giáo viên: Nguyễn Ái Quốc: Kêu gọi các tổ chức cộng sản xoá bỏ mọi hiềm khích thống nhất thành tổ chức cộng sản duy nhất Þ Đảng cộng sản Việt Nam.
? Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa quan trọng như thế nào ? 
? Nội dung của chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt  (3/2/1930) là gì ? 
I- HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/02/1930):
- Cuối năm 1929 ba tổ chức cộng sản cùng lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Phải có 1 Đảng cống ản thống nhất trong cả nước.
- Từ ngày 3¸7/2/1930 Hội nghị họp tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc).
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị.
Nội dung: - Hội nghị thông qua chính cương, sách lược, điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi (ra nhập Đảng, theo Đảng, ủng hộ Đảng).
- Có ý nghĩa như 1 Đại hội.
- Là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam.
- Mang tính dân tộc và tính giai cấp sâu sắc.
? Giữa lúc con trào cách mạng lên cao. Ban chấp hành ... đã làm gì ?
? Hội nghị đã quyết định điều gì ?
? Luận cương chính trị 1930 của Đảng có những điểm chủ yếu nào ?
II- LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ (10/1930):
- Tháng 10/1930 họi Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc).
- Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương.
- Cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư.
- Thông qua luận cương chính trị của Đảng.
Nội dung: Đánh đổ đế quốc Pháp làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, xoá bỏ chế độ phong kiến Þ Cách mạng XHCN bỏ qua Tư bản chủ nghĩa
Lãnh đạo: Là Đảng cộng sản.
Lực lượng: Là giai cấp công nhân và nông dân.
Cách mạng Việt Nam gắn liền với cách mạng thế giới.
? Việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam có ý nghĩa gì ?
III- Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG:
- Đó là kết quả tất yếu của lịch sử, là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
- Khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
- Chấm dứt khủng hoảng cách mạng.
- Từ đây giai cấp công nhân Việt Nam nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng.
- Cách mạng Việt Nam gắn liền khăng khít với cách mạng thế giới.
IV. Củng cố: Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tấy yếu của cách mạng Việt Nam ?
	(Ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 là xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng Việt Nam khi chủ nghĩa Mác - Lê Nin kết hợp được với phong trào công nhân, phong trào yêu nước tất yếu dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam). 
+ Trình bày ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam .
V. Dặn dò: Học + Đọc theo sách giáo khoa.
Tuần 22	Ngày soạn: 16/01/2010
Tiết 23 	Ngày dạy: 18/01/2010
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG
TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935
A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
- Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Học sinh hiểu “Tại sao Xô Viết - Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới ?”.
- Quá trình hồi phục lực lượng cách mạng (1931-1935).
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ để trình bày phong trào cách mạng.
B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài
 + Lược đồ về phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh + Tranh ảnh.
- Học sinh: Học + Đọc theo sách giáo khoa.
C- Tiến trình: 
I- Ổn định tổ chức.
II- Kiểm tra: 
1- Em hãy trình bày về hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 ?
2- Nội dung chủ yếu của luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương tháng 10/1930 ?
III- Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I
? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế Việt Nam ?
? Ngoài đời sống kinh tế, nhân dân ta còn phải gánh chịu nỗi khổ nào ?
? Em có nhận xét gì về đời sống của nhân dân trong thời gian này ?
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng (1930-1931)? 
Giáo viên: Nguyên nhân:
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) Pháp tăng cường bóc lột thuộc địa.
- Nhân dân vùng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
I- VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (1929-1933)
- Kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Pháp.
- Kinh tế Việt Nam phải chịu những hậu quả nặng nề.
+ Công nông nghiệp bị suy sụp, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ, xuất nhập khẩu đình đốn.
Tất cả mọi giai cấp đều điêu đứng.
- Chính sách thuế khoá.
- Khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp.
Þ Nhân dân vô cùng khốn khổ Þ Đấu tranh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II
? Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam phong trào đấu tranh của nhân dân đã phát triển như thế nào ?
? Em hãy nêu phong trào đấu tranh của công nhân ?
? Họ đấu tranh nhằm mục đích gì ?
(Tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, cúp phạt).
? Nông dân đã vùng lên đấu tranh ở đâu ? Mục đích (Giảm sưu thuế, chia lại ruộng công).
? Nhân ngày 1/5/1930 phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra như thế nào ?
? Em hãy trình bày lại phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930-1931?
? Nhân dân đấu tranh dưới những hình thức nào ?
? Phong trào đấu tranh đã thu được kết quả gì ?
? Chính quyền Xô Viết ra đời. Ai là người quản lý công việc ở thôn xã (Do các Chi bộ Đảng).
? Hình thức chính quyền ra sao ? (Chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết).
? Các chính sách về kinh tế - xã hội ?
(Phần chữ nhỏ trong Sách giáo khoa).
? Tất cả những sự kiện trên em có thể kết luận gì về Xô Việt Nghệ Tĩnh ?
? Hoảng sợ trước phong trào của quần chúng và ảnh hưởng của Đảng, thực dân Pháp đã làm gì ?
? Em có nhận xét gì về sự đàn áp, khủng bố của kẻ thù ? (Tàn khốc, thâm độc). 
Giáo viên: Giữa năm 1931 Pháp mới khôi phục lại được trật tự phản động ở vùng nông thôn Nghệ An - Hà Tĩnh.
? Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
II- PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT - NGHỆ TĨNH
a- Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc.
- Tháng 2/1930 bãi công của công nhân đồn điền Phú Riềng.
- Tháng 4/1930 công nhân dệt Nam Định, Nhà máy cưa Bến Thủy .... đấu tranh.
- Nông dân: Thái Bình, Hà Nam, Nghệ Tĩnh đấu tranh.
- Ngày 1/5/1930 phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ, lan rộng khắp toàn quốc, về Đông Dương.
+ Xuất hiện truyền đơn, cờ đảng ..
+ Hình thức: Mít tinh, biểu tình, tuần hành.
b- Phong trào ở Nghệ Tĩnh:
* Diễn biến:
- Tháng 9/1930 phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt kết hợp giữa mục đích kinh tế và chính trị.
+ Hình thức: Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ tấn công chính quyền địch ở các địa phương.
* Kết quả:
- Chính quyền địch nhiều huyện, xã bị tê liệt, ran rã.
- Chính quyền Xô Viết ra đời ở 1 số huyện.
Thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng (Chính quyền của dân, do dân, vì dân).
- Pháp tiến hành khủng bố cực kỳ tàn bạo, dùng các thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ và mua chuộc.
* Ý nghĩa: Phong trào chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III
? Từ cuối 1931 phong trào cách mạng bước vào thời kỳ như thế nào ?
? Trước tình hình đó các Đảng viên và chiến sỹ cách mạng đã có những hành động gì ?
? Trước những hành động đó phong trào cách mạng đã có bước phát triển như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng nước ta ? 
III- LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG ĐƯỢC PHỤC HỒI
- Cuối 1931 phong trào cách mạng bị khủng bố khốc liệt (Vô cùng khó khăn).
- Đảng viên và các chiến sỹ cách mạng tìm mọi cách khôi phục phong trào.
- Cuối năm 1934 đầu năm 1935 hệ thống tổ chức Đảng trong nước được phục hồi.
- Các xứ uỷ và hội quần chúng được lập lại.
- Tháng 3/1935 Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc).
- Phong trào cách mạng nước ta được phát triển trở lại vào năm1935.
IV. Củng cố: 
Giáo viên nêu 2 câu hỏi trong Sách giáo khoa trang 76.
Trả lời câu 2: (Đảng đã có những biện pháp để khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và từng bước phục hồi lại phong trào. Tháng 3/1935 tiến hành Đại hội Đảng lần thứ nhất để củng cố tổ chức, chuẩn bị cho giai đoạn cách mạng mới).
V. Hướng dẫn : Học bài và đọc theo sách giáo khoa.
Đọc trước bài Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939.
Tuần 22	Ngày soạn: 18/01/2010
Tiết 24 	Ngày dạy: 20/01/2010
CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ
TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939
A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
- Những nét cơ bản nhất của tình hình thế giới và trong nước ảnh hưởng trực tiếp đối với phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1936-1939.
- Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh công khai thời kỳ 1936-1939.
- Ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ công khai 1936-1939.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh ...
B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
	 + Bản đồ Việt Nam 
 + Tranh cuộc mít tinh ở khu đấu xảo Hà Nội
- Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa
C- Tiến trình: 
I- Ổn định tổ chức.
II- Kiểm tra 
 Tại sao nói Xô Viết - Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới ?
III- Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung I
Giáo viên: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

File đính kèm:

  • docsu 9 tuan 21 va 22.doc