Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 3, Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã hệ thống thuộc địa - Võ Thị Hoa

I/ Mục tiêu bài học:

 1/ Về kiến thức : Học sinh biết được quá trình giành độc lập và sự phát triển, hợp tác sau khi giành được độc lập.

 2/ Về tư tưởng :

 - Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng của các nước Á, Phi và Mĩ La-Tinh.

 - Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chủ nghĩa đế quốc.

 - Nâng cao lòng tự hào dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

 3/ Về kĩ năng : Học sinh rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp cũng như phân tích sự kiện, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ.

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên:

 - Bản đồ các nước trên thế giới.

 - Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La-Tinh.

 2/ Học sinh:

 - Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học, phiếu làm bài tập trắc nghiệm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6558 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 3, Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã hệ thống thuộc địa - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 3	Ngaøy soaïn: 05/ 9/ 2012
Tieát : 3	Ngaøy daïy: 11/ 9/ 2012
CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA- TINH TỪ 1945 -> NAY
Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã hệ thống thuộc địa.
I/ Mục tiêu bài học:
	1/ Về kiến thức : Học sinh biết được quá trình giành độc lập và sự phát triển, hợp tác sau khi giành được độc lập.
	2/ Về tư tưởng :
	- Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng của các nước Á, Phi và Mĩ La-Tinh.
	- Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chủ nghĩa đế quốc.
	- Nâng cao lòng tự hào dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
	3/ Về kĩ năng : Học sinh rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp cũng như phân tích sự kiện, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
	- Bản đồ các nước trên thế giới.
	- Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La-Tinh.
	2/ Học sinh:
	- Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học, phiếu làm bài tập trắc nghiệm.
III/ Tiến trình dạy và học:
1.Kiểm tra bai cũ : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sụp đổ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu? 
2. Giới thiệu bài mới : 
Sau chiến tranh thế giới II cào trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở Á, Phi và Mĩ La-Tinh làm cho hệ thống thuộc địa tan rã và sụp đổ hoàn toàn. Chúng ta cùng tìm hiểu sự phát triển của phong trào cũng như sự tan rã của hệ thống thuộc địa như thế nào?
3. Bài mới :
I/ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 60 /XX:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
GV: Treo bản đồ.
?: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở Châu Á sau 1945?
HS: khá, giỏi liên hệ kiến thức cũ trả lời
?:ở Châu Á phong trào nổ ra sớm nhất ở khu vực nào ? 
HS:Cá nhân dựa vào ký hiệu bản đồ phát biểu. 
GV: Nhận định SGK.
?: Xác định các quốc gia tiêu biểu trong phong trào ở Á. Phi, Mỹ la tinh?
?: Chứng minh phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi?
?: Tác động ra sao đến hệ thống thuộc địa?
* CHÂU Á :
-1945 : In-đô-nê-xi-a; VN; Lào.
-1946-1950 : Ấn Độ.
-1958 : I-rắc.
* CHÂU PHI :
-1952: Ai Cập.
-1954-1962: An-giê-ri.
-1960 : "Năm Châu Phi"-17 nước giành độc lập.
* MỸ LA TINH
1959: Cuba.
èPhong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi, hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản đã bị sụp đổ.
II/ GIAI ĐOẠN TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 60 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 (XX)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu giai đoạn giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
?:Sau khi giành độc lập các quốc gia này còn đấu tranh không? Tại sao?
HS thảo luận Cặp 2/ :Còn- do CNTD chỉ thay đổi hình thức thống trị và xâm lược.
GV: Cung cấp thông tin
GV: Giải thích CNTD cũ và mới.
?: Phong trào đấu tranh trong giai đoạn này có gì khác so với giai đoạn trước?
HS: xác định các quốc gia trên bản đồ, thời gian giải phóng.
Đầu những năm 60, nhân dân một số nước Châu phi giành độc lập từ tay Bồ Đào Nha: 
-1974:Ghi-nê Bit-xao
-Tháng 6-1975: Mô-dăm-bích.
-Tháng 11-1975: Ăng-gô-la.
III/ GIAI ĐOẠN TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 90 (XX)
Hoạt đông 3 : Tìm hiểu giai đoạn giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
?: Thế nào là chế độ phân biệt chủng tộc?
HS:dựa vào kiến thức bản thân phát biểu
?:Chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới?
HS:Cặp/ nhóm 2/
GV gợi ý: Thiếu đoàn kết, chậm phát triển, tâm lý mặc cảm hoặc tự tôn
? : Theo em nhiệm vụ của giai đoạn mới là gì?
HS:Cá nhân phát biểu tự do
GV: Chuẩn xác kiến thức.
* Chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc (Chủ nghĩa A-pác-thai) 
 Phong trào điển hình:
-1980: Rô-đê-di-a (Dim-ba-bu-ê)
-1990 Tây Nam Phi (Na-mi-bi-a)
-1993: Cộng hoà Nam Phi.
è hệ thống thuộc địa sụp đổ hoàn toàn.
4. Củng cố: HS thực hiện phiếu học tập.
1. Sau 1945, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra đầu tiên ở:
a/ Đông Nam Á.	b/ Nam Á.	c/ Tây Nam Á.	d/ Bắc Phi.
2. Sự kiện chứng tỏ sự sụp đổ của chủ nghĩa A-pác-thai là:
a/ Nước Cộng hoà Nam phi ra đời.	c/ Rô-đê-di-a độc lập.
b/ Ăng-gô-la độc lập.	d/ Mô-dăm-bích. độc lập.
3. Quốc gia điển hình trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ la tinh là:
a/ Ni-ca-ra-goa.	b/ Cuba.	c/ Ác-hen-ti-na.	d/ Bra- xin.
4. Ghi-nê Bit-xao giành độc lập từ tay:
a/ Anh.	b/ Pháp	c/ Bồ Đào Nha.	d/ Tây Ban Nha.
5. Năm 1945, ngoài Việt Nam,In-đô-nê-xi-a giành được độc lập , ở Đông Nam Á còn có:
a/ Campuchia.	b/ Singapore.	c/ Mianma.	d/ Lào.
6. Bằng những sự kiện cụ thể chứng minh phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học vở ghi kết hợp SGK 
- Tìm hiểu : phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Á , Trung Quốc.. 
IV. Rút kinh nghiệm:
..

File đính kèm:

  • docTUAN 3 LS9 TIET3.doc