Giáo án Lịch sử 9 - Bài 26 - Tiết 34: Bước Phát Triển Mới Của Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực Dân Pháp 1950 - 1953

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được.

 - Những kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ năm 1951 đến 1953 ý nghĩa của những sự kiện đó.

- Ta chủ động mở nhiều chiến dịch đánh địch 1951, 1952 chiến dich hòa Bình Tây Bắc.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá bước phát triển và thắng lợi toàn diện của cuộc kháng chiến chống TDP.

- Kĩ năng sử dụng bản đồ các chiến dịch mở ra ở đồng bằng, Trung du và miền núi (sau chiến dịch biên giới đến trước Đông Xuân 1953-1954

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng đoàn kết dân tộc, đoàn kết Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh , ảnh (sgk - 114)

- Lược đồ: Chiến dịch Tây Bắc, Lược đồ chiến dịch Thượng Lào.

2. Học sinh: Ôn bài 26 phần (I, II, III)

III. Tiến trình Dạy và học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày chiến dịch Biên Giới 1950 (bằng lược đồ)

? Nội dung chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng?

3. Bài mới.

* Giới thiệu bài:

Sau thất bại trong chiến dịch biên giới thu đông 1950. Thực dân Pháp dưới sự giúp đỡ của Mĩ thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Trong tình hình đó dân ta ở hậu phương đẩy mạnh những hoạt động lao động sản xuất. ở chiến trường ta liên tiếp mở các chiến dịch trung du, miền núi để đây lùi những âm mưu của địch

 

doc9 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 4697 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Bài 26 - Tiết 34: Bước Phát Triển Mới Của Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực Dân Pháp 1950 - 1953, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
941): Hội Liên Việt (5/1946) họp từ ngày 3-7/5/1951 tại xã Vinh Quang – Chiêm Hóa – Tuyên Quang thống nhất thành mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam ( gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) do Tôn Đức Thắng làm chủ tichHCM làm chủ tịch danh dự, thông qua tuyên ngôn, chính cương, điều lệ. Mục đích phấn đấu của Mặt Trận Liên Việt là: tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược,đánh bại bọn can thiệp Mĩ trừng trị bọn Việt gian.
 + Đảng lao động VN chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân trong đậi hội thống nhất 2 mặt trận.
GV: Như vậy Đại Hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt là một sự kiện chính trị quan trọng, tạo thành một lực lượng vĩ đại trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước.
GV: Giới thiệu kênh hình 49: Những đại biểu tham dự đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt.
? Chủ Tịch Hồ Chí Minh ngồi giưa nói lên điều gì?
HS: Người lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
GV: Trong ảnh là quang cảnh bên ngoài hội trường, một số đại biểu đã chụp ảnh kỉ niệm gồm 29 người tham dự ĐH có đày đủ các giới... CTHCM là người ngồi giữa người lãnh đạo tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
? Trên mặt trận ngoại giao ta đã đạt được thắng lợi nào.
HS: Trả lời
GV: Ngày 11/3/51 hội nghị đoàn kết nhân dân 3 nướcVN, Lào Cam pu chia đã họp gồm đại biểu của mặt trận Liên Việt, mặt trận Khơ Me Itxarac, mặt trận Lào Itxala. HN quyết định thành lập khối liên minh nhân dân V- Miên – Lào.
 Đến đầu 1951, khối đoàn kết dân tộc đã rộng rãi và chặt chẽ hơn, trong một mặt trận thống nhất - MT Liên Việt và nhân dân 3 nước Đông Dương cùng kề vai sát cánh chống TDP xâm lược với liên minh nhân dân Việt - Miên, Lào.
? Trong những năm 1951 à 1953 ta đã đạt được những thành tựu gì về kinh tế t/c?
 HS: Đã lôi cuốn được đông đảo mọi người, mọi giới tham gia.
- Đồng thời Đảng, chính phủ đề ra những chính sách nhằm ổn định dời sống nhân dân
GV: Kháng chiến phát triển yêu cầu về kinh tế kháng chiến ngày càng cao. Nông nghiệp là nền tảng kinh tê kháng chiến. Đảng Chính phủ phát động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hiện xản xuất và tiết kiệm, là bồi dưỡng và tích trữ lương thục dồi dào để kháng chiến lâu dài. Được nhân dân ủng hộ đến năm 1953 trong vùng tự do và vùng căn cứ sản xuất lương thực ở vùng tự do và vùng du kích đạt 2.757.700 tấn thóc; 650.850 tấn hoa màu....
- Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất Đảng chính phủ còn thực hiện cách mạng ruộng đất tháng 12/1953 kì họp htus 3 của quốc hội khóa 1 thông qua luật cải cách ruộng đất. Thi hành chính sách giảm tô từ 4/53 đến 7/54 thực hiện 5 đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất
? Theo em việc giảm tô và C2 ruộng đất có ý nghĩa gì.
HS: Tuy mới thực hiện bước đầu song kết quả thu được và ảnh hưởng của nó đối với kháng chiến là hết sức ta lớn.
- Nông dân được chia ruộng đất đã tích cực sản xuất, hăng hái đóng góp sức người sức của phục vụ cho kháng chiến. Bộ đội hăng hái chiến đấu.
? Kết quả đạt được trong lĩnh vực giáo dục là gì.?
HS: Văn hóa nghệ thuật có một bước phát triển mạnh mẽ góp phần vào sự nghiệp giáo dục động viên tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng VHGD được thực hiện theo ba phương châm: Phục vụ sản xuất, phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh.
GV: Nền giáo dục mới có bước phát triển vượt bậc từ sau khi thực hiện cải cách giáo dục 1950 nhiệm vụ chống nạn mù chữ về cơ bản hoàn thành số người đi học các cấp đều tăng owrt tất cả các cấp.
Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng trong các nghành, giới làm nảy nở nhiều các nhân đơn vị ưu tú ngày 1/5/1952 đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quóc lần 1 với 154 cán bộ chiến sĩ, tiêu biểu cho các ngành khai mạc tại căn cứ địa Việt bắc chọn ra 7 anh hùng 
GV: Hướng dẫn Hs quan sát chân dung 7 anh hùng
 - 7 Anh hùng: Ngô Gia Khảm, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Hoàng Hanh, La Văn Cầu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Quốc Trị.
? Những thành tựu về chính trị, kinh tế - t/c, văn hoá - giáo dục từ 1951 à 1953 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta?( Thảo luận cặp đôi)
HS: Những hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục làm cho hậu phương được củng cố mạnh toàn diện, góp phần đắc lực vào Tlợi của cuộc kháng chiến.
GV: Xây dựng chế độ VNDCCH trong tình hình kháng chiến chính là xây dựng hậu phương vững mạnh của kháng chiến đây là một nhân tố quan trọng quyết định tháng lợi của chiến tranh
KL; Sự lớn mạnh của hậu phương kháng chiến chi viện sức người sức của cho tiền tuyến đã góp phần sự quyết định tháng lợi của quân và dân ta trên mặt trận quân sự, những thắng lợi ta đạt được là gì...
? Sau chiến thắng biên giới 1950, ta đã giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính như thế nào?
HS: Liên tiếp mở những chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở chiến trường rừng núi, Trung du và đồng bằng.
=> Nhằm phá âm mưu và đẩy mạnh chiến tranh của Pháp Mĩ, giữ vững quyền chủ động đánh địch.
? Em hãy kể tên những chiến dịch Trung du và Đồng bằng?
HS: Trả lời
GV: - Chiến dịch Trung Du hay Trần Hưng Đạo tấn công địch ở tuyến Trung Du từ Vĩnh Yên Phúc Yên diễn ra từ ngày 25/12/50 đến 17/1/51
- Chiến dịch Đường số 18 ( Hoàng Hoa Thám) tiến công địch từ khu vực phả lại đi Uông Bí Mạo khê từ 29/3 đến 5/4/51
- Chiến dịch Hà Nam Ninh( Quang Trung) tấn công địch ở đồng bằng bắc Bộ Hà Nam Nam Định Ninh Bình 28/5 đến 20/6/51
? Kết quả ta thu được trong 3 chiến dịch là gì? 
HS: Ta tiêu diệt hơn 1 vạn địch, tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng, phá hủy nhiều vị trí tháp canh giải phóng một phần đất đai tạo ĐK để phát triển chiến tranh du kích. Nhìn chung cả 3 chiến dịch trên đều không đạt được mục đích chiến lược và lực lượng của ta bị tổn thất không nhỏ
 GV: Chiến dịch ta mở ở Trung Du và đồng bằng là những chiến dịch có lợi cho địch, không lợi cho ta lên hiệu suất chiến đấu của ta không cao, thiệt hại của quân ta không nhỏ.
? Sau chiến dịch ở Trung Du và đồng bằng ta có chủ trương gì? 
HS: Rút kinh nghiệm 3 chiến dịch trên, ta chủ trương chỉ mở các chiến dịch ở rừng núi - là chiến trường có lợi cho ta. 
? Cho biết phản ứng của Pháp sau 3 chiến dịch trên? 
HS: Phán tập trung lực lượng tấn công Hòa Bình để nối lại hành lang biên giói Đông Tây.
GV: HB là trung tâm chính trị của đồng bào Mường là của ngõ nối liền vùng tự do với vùng ĐBBB qua chợ bến là mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với liên khu IV. Thực hiện kế hoạch mới tướng Đờ Lát đờ Tát Xi nhi chọn HB làm điểm quyết chiến từ ngày 9đến 14/11/51 tập trung hơn 20 tiểu đoàn có pháo binh cơ giới đánh chiếm Hb
? Pháp đánh chiếm HB nhằm mục đích gì?
HS: Giành lại quyền chủ động trên chiến trường nối hành lang Đông Tây chia cắt căn cứ Việt Bắc với Liên khu III, IV.
-Gv phân tích: Cuộc tấn công lên HB của TDP đã gây cho ta 1 số khó khăn mới song cũng tạo ra cơ hội tốt để ta tiêu diệt.
? Vì sao nói "Pháp đánh ra Hoà Bình là cơ hội tốt cho ta để tiêu diệt địch"
HS:Vì trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh, nay địch tự ra cho ta đánh đó là cơ hội tốt cho ta để tiêu diệt địch
? Quân dân ta kháng chiến như thé nào? 
HS: Ta cho quân bao vây truy kích trên mặt trận hòa bình đẩy mạnh hoạt động chống phá kế hoạch bình định đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích.
? Chiến thắng Pháp ở HB có ý nghĩa gì.
Có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, đánh bại kế hoạch chiến lược quân sự lớn của Pháp, đẩy Pháp lui vào thế phòng ngự bị động, giáng 1 đòn vào chính sách bình định, càn quyết của địch và chính sách "Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh").
? Sau chiến dịch HB ta đã mở những chiến dịch nào.
HS; Sau chiến dịch HB, ta tiếp tục thực hiện phương châm "đánh chắc thắng" và phương hướng chiến lược "Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu"
? Ta mở chiến dịc Tây Bắc nhằm mục đích gì? 
HS: bộ đội ta tiếp tục tiến lên Tây Bắc nhằm:
+ Tiêu diệt sinh lực địch.
+ Giải phóng đất đai.
+ Mở rộng C2 địa kháng chiến và phát triển chiến tranh du kích.
- Mở đầu là chiến dịch Tây Bắc.
GV: Hướng dẫn HS quan sát lược đồ chiến dịch Tây Bắc – 
? trình bày diễn biến chiến dịch bằng lược đồ?
HS: 
GV: Tây Bắc là một vùng chiến lược quan trọng là nơi hiểm yêu sở đây địch có thể uy hiêp căn cứ VB che chở cho thượng Lào song lực lượng ở đay yếu sơ hở mở đầu chiến dịch ta tấn công đich ở nghia Lộ từ ngày 14/10/52 đánh vào Lai châu sơn la Yên Bái. Sau 2 tháng chiến đấu đến cuối 12/1952 ta giả phóng hoàn toàn tỉnh nghĩa Lộ hầu hết tỉnh Sơn La trừ Nà sản 4 huyện thuộc Lai Châu, 2 huyện Yên Bái với 25 vạn dân
? Chiến thắng Tây Bắc có ý nghĩa gì.
HS:- Đập tan âm mưu chia rẽ của địch.
- Đẩy địch lui vào thế phòng ngự bị động C2 của ta được mở rộng.
GV: Tiếp đó, đầu năm 1953 Trung Ương Đảng, chính phủ ta và chính phủ kháng chiến Lào ít Xa La, đã thoả thuận mở chiến dịch Thượng Lào, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng C2 du kích, đẩy mạnh kháng chiến của nhân dân Lào.
GV: Giới thiệu lược đồ tường thuật Ngày 8/4/53 chiến dich bắt đầu ngày 9/4/53 các đơn vị tham gia chiến dịch được lệnh vượt biên giới đánh vào các vị trí tạp kết đến ngày 12/4 địch phát hiện các đơn vị đai đầu của quân độ ta cách sầm Nưa một ngày đường. Tướng Xa lăng đã vội ra lệnh cho toàn bộ quân đich bỏ thị xã rút chạy, tình hình thay đổi bộ đội ta thực hiện phương án vận động truy kích tiêu diệt địch từ 13/4/53. cuộc vận động truy kích tiêu diệt địch của quân đội ta ơ rhuwowngs chính và cuộc tấn công ở hướng Bắc và Nam giành thắng lợi đến 18/5 chiến dịch thượng Lào kết thúc.
? Với thắng lợi này có ý nghĩa gì. (T/c học sinh thảo luận nhóm).
HS; Đây là thuận lợi của mối tình đoàn kết cđ giữa 2 dân tộc Việt Lào trong đấu tranh chống kẻ thù chung là: TDP
Gv; Mở chiến dich Thượng Lào là thực hện nghĩa vụ quốc tế quan trọng và vẻ vang của quân dân Việt Nam CTHCM nói “ Giúp nhân dân nước Bạn tức là mình tự giúp mình”
? Những sự kiện nào chứng tỏ từ sau chiến dịch biên giới Thu Đông 1950 cuộc kháng chiến chống Pháp của ta đã chuyển sang 1 giai đoạn mới.
=> Sau chiến dịch biên giới, ta liên tiếp mở 1 loạt các chiến dịch, trên khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. Chúng ta đã giành được và giữ được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc B

File đính kèm:

  • docBài 26 tiết 34.doc