Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tuần 20 đến tuần 29

I. Mục tiêu.

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

II. Chuẩn bị:

GV: Nghiên cứu bài học ở sách giáo khoa, SGV, soạn bài.

HS: Đọc kĩ văn bản, trả lời theo câu hỏi SGK.

III. Phương pháp:

Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

 

doc24 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tuần 20 đến tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ in đậm trong câu thuộc thành phần gì?
H: Thành phần phụ chú ở đây có trình bày việc cô gái làm hay miêu tả đôi mắt cô gái hay không?
H: Em thấy thành phần phụ chú được đặt ở đâu?
H: Ngoài ra thì nó còn được đặt ở đâu?
Em hãy cho ví dụ cụ thể?
H: Vì sao người ta goi thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú là thành phần biệt lập?
1. Thành phần gọi – đáp.
Thành phần gọi đáp được dùng để tạo quan hệ giao tiếp hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.
VD: 
- “Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đong Ba ở đâu?”: Tạo quan hệ giao tiếp.
- “ Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.”: Duy trì quan hệ giao tiếp.
2. Thành phần phụ chú.
Thành phần phụ chú không chỉ được dùng giải thích cho những từ ngữ khác mà còn được dùng để nêu xuất xứ từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời nói của người nói, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hoàn cảnh chúng sử dụng. 
VD: 
 Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
 Cũng vào du kích.
 Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
 (Giang Nam, Quê hương)
Hai bộ phận in đậm trong ngoặc đơn là thành phần phụ chú, không trình bày việc cô gái làm hoặc miêu tả đôi mắt cô gái. Thành phần phụ chú ở đây trình bày thái độ của đang nói: ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích, xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đôi mắt đen của cô gái.
- Thành phần phụ chú được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
VD: Sông Hồng- con sông đỏ nặng phù sa- con sông đã chúng kiến bao sự kiện lịch sử.
=> Hai thành phần: gọi đáp và phụ chú không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa trong câu nên người ta gọi là thành phần biệt lập.
* Luyện tập:
Cho HS làm một số bài tập trong SGK.
4. Củng cố- Dăn dò.
H: Vì sao người ta goi thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú là thành phần biệt lập?
H: Nêu công dụng của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú?
Cho ví dụ mỗi thành phần
Về nhà xem lại bài và học bài.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 26	 Ngày soạn://
	Ngày dạy://
ÔN TẬP BÀI: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN LA PHÔNG TEN
I. Mục tiêu:
Giúp HS hiểu được tác giả bài văn nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy –phông nhằm làm nổi bật đặt trung của sáng tác nghệ thuật.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu bài học ở sách giáo khoa, SGV, soạn bài.
HS: Đọc kĩ văn bản, trả lời theo câu hỏi SGK.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu trong thói quen của con người Việt Nam.
3. Bài mới:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
H: Em hãy nêu vài nét về tác giả?
H: Tác phẩm được trích từ đâu?
GV gọi HS đọc lại bài một lần
H: Bài này được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
H: Cách lập luận của cả hai đoạn như thế nào?
H: Hai con vật dưới ngói bút của nhà khoa học như thế nào?
H: Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông –tên thể hiện như thế nào?
H: Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông –tên thể hiện như thế nào?
I. Tác giả- tác phẩm
1. Tác giả:
Hi- pô- lit Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Hàn Lâm Pháp, tác giả của cong trình nghiên cứu la Phông –ten và thơ ngụ ngôn của ông,
2. Tác phẩm:
Trích từ chương II, Phần thứ hai của công trình trên.
II. Đọc- hiểu lại văn bản.
1. Đọc:
2. Bố cục và cách lập luận:
a) Bố cục: 2 đoạn
- Từ đầu đến “ tốt bụng như thế”: hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten
- Phần còn lại: hình tượng chó sói trong thơ La Phông –ten.
b) Cách lập luận:
- Trong cả hai đoan, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông để so sánh.
III. Phân tích.
1. Hai con vật dưới ngói bút của nhà khoa học.
- Buy- phông viết về loài cừu và loài chó sói bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa hoc, nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng.
- Nhà khoa học nhắc đến tình cảm mẫu tử thân thương của loài cừu không chỉ ở loài cừu mới có. Ông cũng không nhắc đến nỗi bất hạnh của chó sói, vì đó không phải là đặc điểm cơ bản của nó ở mọi lúc, mọi nơi.
2. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn.
- Nhà thơ lựa chọn một chú cừu non bé bỏng và đặt chú vào một hoàn cảnh đặc biệt, đối mặt với chó sói bên dòng suối.
- Cừu hiền lành, nhút nhát, chẳng bao giờ làm hại ai mà cũng chẳng có thể làm hại ai.
- Ngoài vận dụng đặc trưng của thể loại thơ ngụ ngôn, La Phông – tên còn nhân cách hóa cừu: nó cũng biết suy nghĩ, nói năng hành động như người.
3. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn.
- Nhà thơ lựa chọn một con chó soid đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp chú cừu non đang uống nước phía dưới dòng sông chỗ hắn đang đứng. Hắn muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa của mình, kiếm cớ bắt tội để gọi là trừng phạt chú cừu tội nghiệp.
- Chó sói cũng được nhân cách hóa giống cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ.
- Khi xây dụng hình tượng chó sói nhà thơ dựa trên một trong những đặc tính vốn có của loài chó sói là săn mồi, ăn tươi nuốt sống những con vật yêu đuối hơn nó.
- Chó sói vừa là hài kịch của sự ngu ngốc(chẳng kiếm ra được cái gì ăn nên mới đói meo), đồng thời cũng vừa là bi kịch của sự độc ác(con vật đáng ghét, gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu)
4. Củng cố- Dặn dò:
H: Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn được thể hiện như thế nào?
H: Vì sao nói chó sói trong truyện ngụ ngôn vừa là bi kịch vừa là hài kịch?
Về nhà xem kĩ lại bài và học bài.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 27	Ngày soạn://
	Ngày day://
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH BÀI THƠ: MÙA XUÂN NHO NHỎ
I.Mục tiêu:
- Nắm được hoàn cảnh sáng tác bài thơ, phân tích được các hình ảnh của mùa xuân đất trời và đất nước qua cảm xúc của nhà văn, những suy tư, tâm niệm của tác giả.
- Kĩ năng phân tích một tác phẩm văn học.
II. Chuẩn bị:
GV: Đọc và nghiên cứu SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài.
HS: Đọc và tìm hiểu lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ, phần phân tích bài thơ.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Em hãy nêu hình ảnh con cừu trong truyện ngụ ngôn La Phông – ten?
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy trò
Nội dung
H: Bài thơ được sáng tác trong hoàng cảnh nào?
H: Sáu câu đầu bài thơ nói lên nội dung gì?
H: Từ “mọc” nằm ở đâu? Gợi tả điều gì? 
H: Em hãy nhận xét giọng điệu hai tiếng “hót chi”?
H: Em hãy phân tích chi tiết “đưa tay tôi hứng”?
H: Bốn câu thơ tiếp theo nói lên nội dung gì?
H: Em hiểu từ “lộc” ở đây là gì?
H: Em hãy phân tích bốn câu thơ đó?
H: Em hiểu “hối hả” và “xôn xao” như thế nào?
H: Đoạn thơ tiếp theo nói lên nội dung gì?
H: Em hãy phân tích bốn câu thơ tiếp theo?
H: Em hãy phân điều tâm niệm của Thanh Hải?
H: “Một mùa xuân nho nhỏ” nói lên điều gì?
H: Khổ thơ cuối có nội dung gì?
H: Qua đó em hãy nhận xét chung về bài thơ? (về thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu..)
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết năm 1980, trong khung cảnh hòa bình, xây dựng đất nước.
1. Sáu câu đầu như tiếng hát reo đón chào một mùa xuân đẹp đã về. 
Trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên “một bong hoa tím biếc”. Động từ “mọc” nằm ở vị trí đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú, niềm hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân:
 “ Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc”.
Màu xanh của nước hòa hợp với màu “tím biếc” của hoa đã tạo nên bức tranh mùa xuân.
Ngẩng nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng nghe chim chiền chiện hót. Chim chiền chiện còn gọi là chim sơn ca, bạn thân của nhà nông . Từ “ơi” càm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót.
 “ Ơi con chim chiền chiện.
 Hót chi mà vang trời”.
Hai tiếng “hót chi” là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân về. Tiếng chim ngân vang, rung động cả đất trời đem đến bao nhiêu niềm vui. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“ Đưa tay hứng” là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa. Giọt long lanh là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai hay gọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác (thính giác- thị giác) đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh.
=> Tóm lại, chỉ bằng ba nét vẽ : dòng sông xanh, bong hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiền hót, Thanh Hải đã vẻ nên bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà cảu đất nước vào xuân.
2. Bốn câu thơ tiếp theo nói về mùa xuân sản và chiến đấu của nhân dân ta.
Cấu trúc thơ song hành để chr rõ hai nhiệm vụ ấy: 
 “ Mùa xuân người cầm sung 
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng 
 Lộc trải dài nương mạ”
“Lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nẩy lộc. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đêm mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng.
Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:
 “Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao”.
“Hối hả” nghĩa là vội vã, gấp gáp, khẩn trương, “Xôn xao” là có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, làm cho náo động; “xôn xao” cùng với điệp ngữ “tất cả như” làm cho nhạc điệu thơ vui tươi, mạnh mẽ, khác thường. Đó là hành khúc mùa xuân của Hồ Chí Minh.
3. Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân.
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách “vất vả và gian lao” . Câu thơ: “Đất nước như vì sao” là hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu hiện niềm tự hào đối với 

File đính kèm:

  • docGiao an phu dao.doc
Giáo án liên quan