Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Tôn Thất Thuyết - Tiết 6 - Bài 5: Các nước Đông Nam Á

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:

+ Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

+ Sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean, vai trò của nó đối với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

 2. Kĩ năng:

+ Khai thác tranh ảnh, bản đồ.

+ Phân tích, đánh giá.

 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs:

+ Tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc trong khu vực.

+ Trách nhiệm bản thân đối với đất nước khi gia nhập Asean.

II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích.

III. Chuẩn bị :

 1.Giáo viên: + Bản đồ các nước Đông Nam Á.

 + Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.

 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức. 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Nêu những thành tựu nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong công cuộc Đổi mới từ năm 1978 đến nay?

 3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Tôn Thất Thuyết - Tiết 6 - Bài 5: Các nước Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/9/2011
	 Ngày dạy: 27/9/2011
Tiết 6 - Bài 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
+ Sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean, vai trò của nó đối với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
 2. Kĩ năng:
+ Khai thác tranh ảnh, bản đồ.
+ Phân tích, đánh giá.
 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc trong khu vực.
+ Trách nhiệm bản thân đối với đất nước khi gia nhập Asean.
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích.
III. Chuẩn bị :
 1.Giáo viên: + Bản đồ các nước Đông Nam Á.
 + Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.
 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức. 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
? Nêu những thành tựu nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong công cuộc Đổi mới từ năm 1978 đến nay?
 3. Bài mới:
 *Đặt vấn đề: Sau năm 1945 một cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á, trong quá trình đấu tranh các nước Đông Nam Á giành được độc lập và hiện nay cùng phát triển trong một tổ chức ASEAN...
* Hoạt động 1: 8’ I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
- Mục tiêu: Học sinh biết được tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
- Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung chính
* Hs đọc mục 1 sgk.
* Gv dùng bản đồ giới thiệu về ĐNA.
? Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945 ?
* Gv xác định trên bản đồ các nước ĐNA đầu thế kỉ XX.
? Vì sao các nước ĐNA trở thành mục tiêu xâm lược của tư bản phương Tây?
 Hs: trả lời theo sgk.
Giáo viên kết luận phần một. 
- Trước 1945: các nước ĐNA , trừ Thái Lan,đều là thuộc địa của tư bản phương Tây.
- Sau 1945 và kéo dài đến nữa cuối thế kỉ XX, ĐNA diễn ra phức tạp và căng thẳng, với các sự kiện:
+ Nhân dân nhiều nước ĐNA nổi dậy giành chính quyền ( In-đô-nê-sia, Việt Nam,Lào).
+ Giữa thập niên 50 của thế kỉ XX,các nước trong khu vực lần lượt giành được độc lập,sau đó tình hình ĐNA căng thẳng, có sự phân hoá về đối ngoại.
*Hoạt động 2: II. 15’ Sự ra đờicủa tổ chức Asean:
- Mục tiêu: Hiểu hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN, mục tiêu hoạt động của tổ chức này.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hs đọc mục 2 sgk.
? Hoàn cảnh nào dẫn đến sự ra đời của tổ chức Asean?
* Gv xác định 5 nước Asean năm 1967 trên bản đồ.
* Gv giới thiệu biểu tượng và trụ sở Asean bằng ảnh.
? Mục tiêu hoạt động của Asean là gì?
Hs:trả lời – giáo viên bổ sung.
* Gv cho Hs quan sát một số tranh ảnh về sự phát triển của một số nước ĐNA.
Gv: Kêt luận phần hai. 
a. Hoàn cảnh:
- Nhu cầu phát triển đất nước.
- Hạn chế ảnh hưởng bởi các cường quốc bên ngoài.
b.Thành lập:Ngày 8/8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan),Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( viết tắt là asean), thành lập gồm 5 nước: In-đô-nê-sia,Malaisia,Thái Lan,Singopo,Phi-líp-pin.
c. Mục tiêu:
- Hợp tác kinh tế văn hóa trên tinh thần hòa bình và ổn định khu vực.
- Tháng 2/1976 các nước Asean kí Hiệp ước Bali (Inđônêxia), xác định các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các thành viên:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
+ Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.
+ Hợp tác và phát triển.
*Hoạt động 3: 12’ III Từ “ Asean 6” phát triển thành “Asean 10”:
-Mục tiêu: Trình bày được quá trình pháy triển của tổ chức asean từ khi thành lập đến nay.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hs đọc mục III sgk.
? Trình bày sự phát triển của tổ chức Asean?
? Vì sao từ “Asean 6” phát triển thành “Asean 10” ?
 ( Thảo luận nhóm)
* Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
* Gv kết luận.
* Gv giới thiệu các hội nghị cao cấp của Asean từ trước cho đến nay bằng tranh ảnh.
* Nhận xét quá trình phát triển.
* Giáo viên đề cập đến “ Asean + 3” là gì ?
* Gv kết luận toàn bài.
-Sau chiến tranh lạnh, nhất là khi vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt, 
- Xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên:
+ Tháng 1/1984 Brunây gia nhập ASEAN.
+ Tháng 7/1995 Việt Nam.
+ Tháng 9/1997 Lào và Myanma.
+ Tháng 4/1999 Camphuchia.
- Hiện nay ASEAN có 10 nước trong 11 nước Đông Nam Á.
- Với 10 nước thành viên, Asean trở thành tổ chức có uy tín, hợp tác kinh tế và an ninh trên nhiều diễn đàn khu vực:AFTA (1992), ARE (1994)...
- Nhiều nước ngoài khu vực tham gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ...- => Lịch sử Đông Nam Á bước sang thời kỳ mới.
4. Củng cố: 4’
 * Nêu những nét biến đổi cơ bản của Đông Nam Á trong thời kỳ này ?
 * Vòng tròn chữ cái đầu câu em cho là sai về lí do tổ chức Asean ra đời:
A. Xuất phát từ nhu cầu phát triển của các nước ĐNA.
B. Hạn chế ảnh hưởng các nước lớn.
C. Tăng thêm sức mạnh cho phe XHCN.
D. Cư dân ĐNA đều là cư dân của văn minh lúa nước.
 5. Hướng dẫn, dặn dò: 1’
 + Học bài đầy đủ ,trả lời theo các câu hỏi cuối bài.
 Soạn bài theo: + Câu hỏi gợi ý của các đề mục ở bài 6 sgk.
 + Chú ý: .Tình hình chung của Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai.
 .Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
 + Sưu tầm một số tranh ảnh về châu Phi từ sau năm 1945 đến nay.
6. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doct6.doc.doc
Giáo án liên quan