Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Tôn Thất Thuyết - Tiết 16 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:

 -Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp trong các lĩnh vực: nông nghiệp,công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, thuế

- Sử biến đổi về kinh tế, xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.

 2. Kĩ năng: Khai thác lược đồ, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.

 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs: lòng căm thù đối với những tội ác của thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam, sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới thời thực dân phong kiến.

II. Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề, phân tích,đánh giá

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 + Lược đồ “ Nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần hai”.

 + Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.

2. Học sinh. Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

IV. Tiến trình lên lớp.

 1. Ổn định tổ chức. 1’

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Bài mới:

 * Đặt vấn đề. Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào ? ảnh hưởng tối nền kinh tế-xã hội nước ta ntn?

 * Hoạt động 1. 14’ Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp:

- Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp ở Việt Nam sau chiến trnh thế giới thứ hai.

- Tổ chức thực hiện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Tôn Thất Thuyết - Tiết 16 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1930.
 	Ngày soạn:......./..../2011
 	 Ngày dạy:......./...../2011
Tiết 16-Bài 14:
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
 -Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp trong các lĩnh vực: nông nghiệp,công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, thuế
- Sử biến đổi về kinh tế, xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
 2. Kĩ năng: Khai thác lược đồ, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs: lòng căm thù đối với những tội ác của thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam, sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới thời thực dân phong kiến.
II. Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề, phân tích,đánh giá
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 + Lược đồ “ Nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần hai”.
 + Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.
2. Học sinh. Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định tổ chức. 1’
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới:
	* Đặt vấn đề. Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào ? ảnh hưởng tối nền kinh tế-xã hội nước ta ntn?
	* Hoạt động 1. 14’ Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp:
- Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp ở Việt Nam sau chiến trnh thế giới thứ hai.
- Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hs đọc mục I sgk.
? Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác Việt Nam lần thứ 2?
* Hs quan sát lược đồ sgk.
? Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ 2 của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?
* Gv sử dụng tư liệu ở sgk để minh hoạ.
* Gv cho hs tìm hiểu mục đích của thực dân Pháp ở từng nội dung.
? Cuộc khai thác Việt Nam lần thứ 2 của thực dân Pháp có gì giống và khác so với lần thứ 1?
 ( Thảo luận nhóm).
* Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
* Gv nhận xét, kết luận:
(* Giống nhau:
+ Hạn chế phát triển công nghiệp.
+ Tăng cường các thủ đoạn bóc lột, vơ vét bằng thuế khoá nặng nề.
* Khác nhau:
+ Đầu tư vốn lớn, khai thác với tốc độ nhanh và quy mô lớn hơn gấp nhiều lần.)
a. Nguyên nhân: đất nước bị chiến tranh tàn 
phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, pháp đẫy mạnh chính sách khai thác ở thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh.
b. Chính sách khai thác:
- Nông nghiệp: tăng cường vốn đầu tư,tập trung vào đồn điền cao su-> S tăng lên.
- Công nghiệp: + Đầu tư vào khai mỏ (than), nhiều công ti mới ra đời.
 + Mở thêm một số công nghiệp chế biến.
- Thương nghiệp: phát triển hơn trước, đánh thuế nặng hàng hoá các nước khác nhập vào Việt Nam => độc chiếm thị trường Việt Nam.
- Giao thông vận tải: đầu tư và phát triển (đường sắt).
- Tài chính: ngân hàng Đông Dương kiểm soát các ngành kinh tế.
* Hoạt động 2: 10’Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục:
Mục tiêu: Biết được những chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
 * Hs đọc mục II sgk.
? Thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hoá, giáo dục nào?
? Mục đích của các thủ đoạn đó là gì?
* Hs trả lời.
* Gv kết luận: Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa.
a. Chính trị:
- Mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp, 
- Nam triều là tay sai, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ, đàn áp, khủng bố, “chia để trị”.
b. Văn hoá-giáo dục: 
- Thi hành chính sách văn hoá nô dịch, 
- Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học,
- Xuất bản báo chí tuyên truyền cho chính sách “khai hoá”. 
* Hoạt động 3: III. 15’ Xã hội Việt Nam phân hoá.
- Mục tiêu: Chỉ ra được sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hs đọc mục III sgk.
? Chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào?
? Mỗi giai cấp có thái độ chính trị, khả năng cách mạng khác nhau như thế nào?
* Gv kết bài. 
a. Giai cấp địa chủ PK.
- Đại địa chủ: làm tay sai cho Pháp.
- Trung và tiểu địa chủ: có tinh thần yêu nước.
b. Giai cấp tư sản: Phân hoá thành hai bộ phận:
- Tư sản mại bản: câu kết chặt chẽ với Pháp.
- Tư sản dân tộc: có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng không kiên định, dễ thoả hiệp.
c. Các tầng lớp tiểu tư sản:
- Tăng nhanh về số lượng nhưng bị chèn ép, bạc đãi, cuộc sống bấp bênh.
Có tri thức ,là lực lượng hăng hái và quan trọng của cách mạng.
d. Giai cấp nông dân:
- Chiếm 90% dân số, bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá.
 - Lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
e. Giai cấp công nhân: phát triển cả số lượng và chất lượng, sống tập trung, có quan hệ với nông dân, chịu nhiều tầng áp bức, vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
4.Củng cố: 4’
 a. Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và các thuộc địa khác ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
 b. Hoàn thành bảng sau:
Giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng
Địa chủ phong kiến
Có tinh thần dân tộc dân chủ nhưng không kiên định, dễ thoả hiệp.
Tư sản mại bản
Là lực lượng hăng hái và quan trọng của cách mạng.
Nông dân
Nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.
 4. Hướng dẫn, dặn dò: 1’
 + Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu các phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925?
6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doct16.doc.doc
Giáo án liên quan