Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 12 - Bài 10: Các nước Tây Âu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. KIẾN THỨC:

- HS thấy được tình hình chung với những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Xu thế liên kết khu vực ngày càng phổ biến của TG và các nước Tây Âu đã đi đầu

2. TƯ TỞNG:

- Qua những kiến thức lịch sử, HS nhận thức được những mối quan hệ, những nguyên nhân đưa tới sự kiện liên kết khu vực của Tây Âu và quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ sau chiến tranh TG thứ hai.

- Từ sau 1975, mối quan hệ giữa nước ta với liên minh Châu Âu dần dần được thiết lập và ngày càng phát triển. Sự kiện mở đầu năm 1990 hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao, đến năm 1995 hai bên ký hiệp định chung, mở ra những triển vọng hợp tác phát triển to lớn.

3. KĨ NĂNG:

- Biết sử dụng bản đồ để quan sát và xác định phạm vi lãnh thổ liên minh Châu Âu

- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích, tổng hợp

 

doc11 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 12 - Bài 10: Các nước Tây Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của các nước Tây Âu?
HS trả lời: Chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Tây Âu chủ yếu phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ
GV sử dụng bản đồ Châu Âu giới thiệu về nớc Đức.
GV yêu cầu HS dựa vào ND SGK và trả lời
? Hãy khái quát nội dung cơ bản về tình hình nước Đức sau chiến tranh TG thứ hai?
HS dựa vào NDSGK trả lời
GV nhận xét – khái quát ghi
GV diễn giảng SGK: Sau khi thành lập CHLB Đức Mĩ, Anh, Pháp đã tích cực giúp đỡ Tây Đức khôi phục KT đưa CHLB Đức vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, nền KT đã phục hồi nhanh chóng.
? Sự kiện thống nhất nước Đức có ý nghĩa như thế nào đối với nước Đức?
HS trả lời: tạo ra sức mạnh cho nước Đức cả về KT, CT. Ngày nay Đức là quốc gia có tiềm lực KT, QS mạnh nhất Tây Âu
GV kết luận bằng cách đặt câu hỏi:
? Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu sau 1945 là gì?
HS trả lời – GV kết luận chuyển ý
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự liên kết khu vực 
GV cung cấp – kết luận ghi
HS nghe – ghi
GVMR: Người khởi đầu sự liên kết khu vực là Rôbesuman, ông đã đề ra sự liên minh KT giữa Pháp và Đức về than, thép (2 nước này trong thời kỳ cận đại luôn mâu thuẫn nhau và thường xuyên xảy ra chiến tranh). Sau chiến tranh TG thứ hai quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện
HS đọc phần chữ in nhỏ và trả lời
? Cộng đồng KT Châu Âu ra đời nhằm mục đích gì?
HS dựa vào SGK trả lời
- Nhằm hình thành một thị trờng chung để xoá bỏ dần hàng rào thuế quan giữa 6 nước
- Thống nhất trong lĩnh vực giao thông – nông nghiệp
- Đem lại hoà bình phồn vinh cho các DT
GV nhận xét – bổ xung
? Vì sao các nớc Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
HS trả lời:
- Có chung nền văn minh
- KT không cách biệt nhau lắm
- Từ lâu có mối quan hệ mật thiết
- Các nước đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ
GV cung cấp kiến thức – ghi
HS nghe – ghi
GVMR: Tại hội nghị này các nớc còn chủ trơng liên minh về chính trị, có đường lối chính sách chung về an ninh, tiến tới nhất thể hoà nhiều nước có chung một đồng tiền nh một phương tiện thành toán TG
1/1/1999 EU đã phát hành đồng tiền chung Châu Âu với tên gọi là đồn tiền ơrô (EURO)
? Nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của EU? Em có nhận xét gì về quá trình hình thành và phát triển này?
HS thảo luận
Đại diện các nhóm báo cáo
- Từ EEC ->EC - >EU (1957 – 1967 – 1991)
- Quá trình hình thành và phát triển của EU là quá trình liên kết từng bước theo quy mô KT,CT, XH khác nhau: từ 6 nước (1957) đến 9 nước (1973), 10 nước (1981), 12 nước (1986), 15 nước (1999), 25 nước (2004)
GV sử dụng các nước liên minh Châu Âu (2004)
GV cung cấp ghi
GV củng cố bằng cách yêu càu HS xác định trên bản đồ Châu Âu 6 nớc đầu tiên của EU
I. Tình hình chung.
1.Những nét chung về châu âu
* Hoàn cảnh 
- Trong chiến tranh TG thứ hai các nước Tây Âu (trừ các nước trung lập không tham chiến) bị tàn phá nặng nề về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế 
- 1948, 16 nước Tây Âu đã nhận viện trợ KT của Mĩ theo kế hoạch phục hưng Châu Âu.
- KT được phục hồi ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.
* Chính sách đối nội và đối ngoại 
- Đối nội: Thu hẹp quyền tự do dân chủ, xoá bỏ những cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ
- Đối ngoại: Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân trở lại 
- Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” các nước Tây Âu tham gia khối quân bắc đại tây dương (NATO) do Mĩ thành lập -> tình hình Châu Âu trở nên căng thẳng
2. Nước Đức
 Sau chiến tranh TG thứ hai từ một nớc Đức thống nhất bị chia thành 2 nớc
+ CH LB Đức (Tây đức) 9/1949
+ CH DC Đức (Đông đức) 10/1949
- 3/10/1990 CHDC Đức sát nhập vào CHLB Đức thành một nước Đức thống nhất.
II. Sự liên kết khu vực
 Sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Tây Âu xuất hiện một xu hướng mới, đó là sự liên kết KT giữa các nước trong khu vực
+ 4/1951 cộng đồng than thép ra đời gồm 6 nước
+ 3/1957 cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu
+ 25/3/1957 cộng đồng KT Châu Âu (EEC) được thành lập.
+ 7/1967 ba cộng đồng trên xác nhập với nhau thành cộng đồng Châu Âu viết tắt(EC)
+ 12/1991 tại hội nghị cao cấp họp tại Maaxtơrich (Hà lan) quyết định chuyển cộng đồng Châu Âu sang một tên gọi mới là liên minh Châu Âu (EU)
Tới nay, EU là một liên minh KT – CT lớn nhất TG, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong 3 trung tâm KT TG.
Củng cố
GV củng cố bằng hệ thống bài tập
Câu 1: Nối thời gian và sự kiện sao cho hợp lý
Thành lập CHLB Đức
4/1949
9/1949
Nước Đức được thống nhất
Thành lập khối quân sự BĐTD (NATO)
10/1949
3/10/1949
Thành lập CHDC Đức
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai KT các nớc Tây Âu được phục hồi ngày càng lệ thuộc Mĩ. Nhận định đó đúng hay sai? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
Hướng dẫn học bài
Học kỹ bài, soạn quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay
Đọc kỹ NDSGK
Trả lời các câu hỏi SGK
Ngày soạn: 15.11.08
Ngày giảng: 25.11.08
Tiết 13
Chơng IV
quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay
Bài 11
 trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
HS nắm được sự hình thành “trật tự TG” sau chiến tranh thế giới thứ hai và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức LHQ, tình trạng “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe.
Tình hình TG sau chiến tranh lạnh: những hiện tượng mới và các xu thế phát triển hiện nay của TG.
Tư tởng:
Qua kiến thức lịch sử, HS thấy được một cách khái quát toàn cảnh của TG trong nửa sau TKXX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu hoà bình TG, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.
Kĩ năng:
HS có thói quen quan sát và sử dụng bản đồ TG, rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát và phân tích.
Thiết bị dạy học:
Giáo viên: Bài soạn, các tài liệu có liên quan, bản đồ chính trị TG sau chiến tranh TG thứ hai
Học sinh: Bài soạn, các tài liệu có liên quan đến bài học (những việc làm của tổ chức LHQ)
Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
Kiểm tra bào cũ: Nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của EU
Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Sau chiến tranh TG thứ hai, một trật tự TG mới được hình thành, đó là “trật tự hai cực Ianta”, Liên Xô và Mĩ là hai siêu cường đại diện cho 2 phe XHCN và TBCN đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia 2 phe đối lập nhau đã trở thành đặc trưng lớn nhất chi phối tình hình chính trị TG sau chiến tranh TG thứ hai, tình hình TG từ 1945 đến nay diễn biến hết sức phức tạp. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung 
Hoạt động 1: tìm hiểu sự hình thành... 
GV cung cấp về bối cảnh diễn ra hội nghị
* Chiến tranh TG thứ hai bước vào giai đoạn cuối, những vấn đề nổi lên cần giải quyết.
- Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu và Châu á TBD.
- Việc tổ chức lại trật tự TG sau chiến tranh
- Việc phân chia “Khu vực ảnh hưởng” và khu vực đóng quân theo chế độ quân quản của các nước tham gia chống phát xít
GV khái quát – ghi bảng
GV yêu cầu HS quan sat vào kênh hình 22 SGK và giới thiệu ba vị nguyên thủ quốc gia đại diện cho 3 nước.
? Qua bức kênh hình đó em có thể hình dung như thế nào về không khí của hội nghị?
HS quan sát vào kênh hình trả lời
GV nhận xét – kết luận
- Qua kênh hình ta có thể hình dung về không khí của hội nghị diễn biến hết sức phức tạp và căng thẳng. Vì thực chất của hội nghị là cuộc đấu tranh để phân chia thành quả chiến tranh có liên quan đến hoà bình an ninh và TTTG sau này.
GV yêu cầu HS đọc phần chữ in nhỏ SGK và trả lời câu hỏi:
? Em hãy trình bày nội dung chủ yếu của hội nghị Iatan?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét sử dụng bản đồ chính trị TG sau 1945 để trình bày nội dung chủ yếu của hội nghị
GV khái quát – ghi bảng
HS nghe – ghi
GVMR về ND của hội nghị
GV cung cấp về hệ quả của các quyết định đó.
HS nghe – ghi
? Em hiểu thế nào là trật tự TG? Trật tự TG 2 cực?
HS dựa vào bảng tra cứu một số thuật ngữ (SGK Tr189)
? Bản chất của trật tự TG mới sau chiến tranh là gì.
- Phân chia quyền lực giữa hai cường quốc lớn là LX và Mĩ.
- Thực chất của TTTG hai cực là sự đối đầu giữa hai phe: TBCN và XHCN
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thành lập LHQ
GV cung cáp về hoàn cảnh ra đời và sự thành lập của tổ chức LHQ.
Tại hội nghị Iatan (2/1945) những người đứng đầu 3 nước Mỹ, LX, Anh nhất trí thành lập tổ chức quốc tế mới ->Liên Hợp Quốc
GV yêu cầu HS chú ý vào SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu nhiệm vụ chính của tổ chức LHQ?
HS dựa vào ND SGK trả lời
GV nhận xét – chốt – ghi bảng
Quan sát vào kênh hình 23 và mô tả kênh hình này.
GV từ đó giải thích về “Đại hội đồng LHQ”
Đại hội đồng là 1 trong 3 cơ quan chính của tổ chức LHQ (đại hội đồng, hội đồng bảo an, ban thư ký...)
GV cung cấp vai trò của LHQ từ khi ra đời cho đến nay
? Em hãy nêu những việc làm của LHQ giúp nhân dân VN mà em biết?
HS dựa vào những hiểu biết của mình trả lời
GVMR: Trong 20 năm qua LHQ đã giúp đỡ VN hàng trăm triệu đô la và cử nhiều chuyên gia giúp Vn xây dựng đất nước
- Chương trình phát triển LHQ (UNDP) viện trợ khoảng 270 triệu USD
- Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) giúp khoảng 300 triệu USD.
- Tổ chức lương thực FAO 76,7 triệu USD...
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến tranh lạnh 
GV cung cấp về bối cảnh Mĩ phát động “chiến tranh lạnh”
- Sau chiến tranh PTGPDT ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ.
- PTCM ở các nớc bại trận và thắng trận phát triển
- Các nước Đông Âu và LX hợp thành hệ thống XHCN ngày càng hùng mạnh, ảnh hưởng của CNXH ngày càng lớn.
Trong bối cảnh đó 3/1947 Tổng thống Mĩ chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm chống LX và các nước XHCN, chống PTGPDT
GV khái quát – ghi bảng
? Em hiểu thế nào là chiến tranh lạnh?
HS dựa vào phần chữ in nhỏ trả lời
GV yêu cầu HS chú ý vào NDSGK
? Mĩ thực hiện “chiến tranh lạnh” bằng cách nào?
HS dựa vào ND SGK trả lời
GV nhận xét – chốt ghi
GVMR: Ngoài việc chạy đua vũ trang, thành lập các khối căn cứ quân sự (NATO,SETO) Mĩ và các nước phương tây tiến hành bao vây cấm vận KT, cô lập chính trị...
? Em có nhận xét gì về cách thức thực hiện chiến tranh lạnh của Mĩ?
- Rất tốn kém, phi nhân đạo
GV cung cấp: Trớc tình hình đó, LX và các nước X

File đính kèm:

  • docbai 10-11.doc