Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
1.Kiến thức.
HS cần nắm được những vấn đề sau:
- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô Viết đầu tiên, phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
- Những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925.
2.Tư tưởng.
3. Kĩ năng.
Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu và có sự đánh giá đúng đắn về các sự kiện .
Tuần: 17, Tiết: 17 Ngày soạn: 27/11/2009 Ngày dạy: 2/12/2009 BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1919-1925) A.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức. HS cần nắm được những vấn đề sau: - Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô Viết đầu tiên, phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. - Những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925. 2.Tư tưởng. 3. Kĩ năng. Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu và có sự đánh giá đúng đắn về các sự kiện . B.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU. Một số tài liệu và chân dung các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Hồng Thái. C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Thái độ chính trị của các giai cấp . 3. Giới thiệu bài mới. - Sau triến tranh thế giới lần thứ nhất, tình hình thế giới có nhiều ảnh hưởng thuận lợi đối với cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là với chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc hơn , tất cả các giai cấp đều đã có mặt, phát triển và biến động . - Trong phong trào đấu tranh chống lại sự áp bức của thực dân Pháp, mỗi giai cấp đã nói lên tiếng nói và yêu cầu riêng của mỗi giai cấp mình , phong trào cách mạng Việt Nam có bước phát triển mới. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG ? Tình hình thế giới sau sau triến tranh thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào? ? Em hãy cho biết những nét khái quát của phong trào dân chủ công khai(1919-1925)? ? Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp Tư sản(1919-1925). ? Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp Tiểu tư sản? (1919-1925) ? Em hãy cho biết những điểm tích cực và hạn chế của phong trào dân tộc dân chủ công khai? ? Bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt Nam trong mấy năm đầu chiến tranh thế giới thứ nhất? ? Em hãy trình bày những phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam (1919-1925)? ? Theo em, phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) có điểm gì mới hơn so với phong trào công nhân trước đó? H Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây đã có gắn bó chặt chẽ với nhau để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc - Phong trào cách mạng phát triển mạnh khắp thế giới: Châu Âu, á, Mỹ, Phi. tháng 3/1919 quốc tế cộng sản ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng thế giới. - Đảng cộng sản Pháp ra đời(12/1920). - Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam. H Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với những hình thức phong phú, sôi nổi , trước hết là ở thành thị . H Giai cấp Tư sản vươn lên nhanh chóng . Họ đã phát động các phong trào : + Chấn hưng nội hóa . + Bài trừ ngoại hóa(1919). + Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923). - Giai cấp tư sản muốn dùng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình.Một số tư sản và địa chủ Nam Kì (Bùi Quang Chiêu , Nguyễn Phan Long....) đã thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp nhưng sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp khi chúng nhượng cho một số quyền lợi. H Các tầng lớp tiểu tư sản gồm : HS, sinh viên, giáo viên, nhà văn , nhà báo, được tập hợp trong các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn , hội phục Việt, Đảng thanh niên. - Họ cho xuất bản những tờ báo tiến bộ "Chuông rè", "An Nam trẻ", "Người nhà quê". - Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ : Cường học thư xã , Nam đồng thư xã. - Tháng 6/1924 , tiếng bom của liệt sĩ Phạm Hồng Thái tại Sa Điện H Tích cực: Phong trào thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự Do dân chủ và những tư tưởng cách mạng mới trong nhân dân . H Hạn chế : + Phong trào của tư sản còn mang tính chất cải lương (dễ thỏa hiệp với thực dân Pháp). + Phong trào của tiểu tư sản còn mang tính xốc nổi, ấu trĩ (chưa có chính Đảng) - Thế giới: Các cuộc đấu tranh của thủy thủ Pháp, Trung Quốc làm việc tại ccs cảng lớn: Hương Cảng, áo môn, Thượng Hải đã có ảnh huởng Quan trọng , động viên công nhân Việt Nam đấu tranh. - Trong nước: + Những năm đầu sau chiến tranh , tuy phong trào đấu tranh còn lẻ tẻ , tự phát nhưng ý thức giai cấp đã phát triển cao hơn , tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn sau này. + Năm 1920 , công nhân Sài Gòn - Chợ lớn đã thành lập công hội bí mật do cụ Tôn Đức Thắng đứng đầu để lãnh đạo phong trào đấu tranh. - Mở đầu là phong trào đấu tranh của công nhân viên chức Bắc kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương thắng lợi(1922). - Năm 1924 nhiều cuộc bãi công của các nhà máy dệt , rượu xay xát diễn ra ở Nam Định , Hà Nội , Hải Dương - Quan trọng nhất là cuộc bãi công của công nhân thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn) với mục đích đòi tăng lương, giảm giờ làm và ngăn cản tàu chiến của Pháp trở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc.Phong trào này thắng lợi đã đáng dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam. Phong trào đà có tổ chức và mục đích chính rõ ràng. Nó là mốc đánh dấu phong trào công nhân Vieetj Nam chuyển từ "tự phát" sang "tự giác". I: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI. Phong trào cách mạng phát triển mạnh khắp thế giới: Châu Âu, á, Mỹ Phi. +Tháng 3/1919 quốc tế cộng sản ra đời. + Đảng cộng sản Pháp ra đời(12/1920). + Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời Tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam. II: PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ CÔNG KHAI Phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, sôi nổi. Giai cấp tư sản: + Chấn hưng nội hóa . + Bài trừ ngoại hóa(1919). + Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923). Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: Thành lập các tổ chức: Việt Nam nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên. . . - Tích cực: Phong trào thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự Do dân chủ và những tư tưởng cách mạng mới trong nhân dân . - Hạn chế : + Phong trào của tư sản còn mang tính chất cải lương. + Phong trào của tiểu tư sản còn mang tính xốc nổi, ấu trĩ . III: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (1919 – 1925) - Thế giới: Các cuộc đấu tranh của thủy thủ Pháp, Trung Quốc làm việc tại các cảng lớn động viên công nhân Việt Nam đấu tranh. - Trong nước: + Năm 1920 , công nhân Sài Gòn - Chợ lớn đã thành lập công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng. - Công nhân viên chức Bắc kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương thắng lợi(1922). - Năm 1924 nhiều cuộc bãi công của các nhà máy dệt , rượu xay xát diễn ra ở Nam Định , Hà Nội , Hải Dương - Cuộc bãi công của công nhân thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn) Đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, chuyển từ "tự phát" sang "tự giác". Phong trào đã kết hợp đấu tranh kinh tế (đòi tăng lương , giảm giờ làm ) với mục đích chính trị (ủng hộ cách mạng Trung Quốc). Họ đã có sự thông cảm với những người cùng cảnh ngộ trên thế giới 4. Củng cố. - Trình bày những ảnh hưởng to lớn của cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam từ sau chiên tranh thế giới lần thứ nhất. - Mục tiêu, tính chất , tác dụng , hạn chế của phong trào dân chủ công khai. - Em hãy trình bày cuộc đấu tranh của công nhân hãng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn). Theo em phong trào này có điều gì mới so với các phong trào công nhân Việt Nam trước đó? 5. Dặn dò . Về học bài, trả lời câu hỏi: Căn cứ vào dâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất? - Phong trào phát triển sôi nổi hơn, ý thức giai cấp cao hơn - Có tổ chức hơn "Công hội " bí mật (Sài Gòn). - Chuyển từ đấu tranh kinh tế sang kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. TT DUYỆT PHÙNG THÀNH ĐƯỢC
File đính kèm:
- su 9 17.doc