Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 14 - Tiết 16: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

I/Mục tiêu bài học:Học sinh cần nắm được .

 1- Kiến thức:

 - Nguyên nhân, mục địch, đặc điểm và nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp. Những thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hoá giáo dục của Pháp.

 - Tình hình phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.

 2- Kỹ năng:

 Giúp học sinh rèn kỹ năng phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.

 3.Thái độ:

 Giáo dục học sinh lòng căm thù đế quốc với những chính sách bóc lột thâm độc của Pháp.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 14 - Tiết 16: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.11.2010
Ngày giảng: Lớp 9A2
 Ký duyệt 
TTCM:
BGH:
 Phần hai: lịch sử việt nam 1919 -> nay
 Chương I: Việt nam trong những năm 1919 – 1930
 Bài 14 
 Tiết 16: việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
I/Mục tiêu bài học:Học sinh cần nắm được .
 1- Kiến thức: 
 - Nguyên nhân, mục địch, đặc điểm và nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp. Những thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hoá giáo dục của Pháp.
 - Tình hình phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. 
 2- Kỹ năng: 
 Giúp học sinh rèn kỹ năng phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.
 3.Thái độ:
 Giáo dục học sinh lòng căm thù đế quốc với những chính sách bóc lột thâm độc của Pháp.
II/ Chuẩn bị:
 1- Thầy: Lược đồ hình 27.
 2- Trò: Sưu tầm tài liệu chính sách cai trị của Pháp.
 III/ Tiến trình tổ chức dạy và học
 1- ổn định tổ chức: 9A:.
 2- Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
 3- Bài mới:
 *Giới thiệu bài mới:
 Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam ngày càng biến đổi
 * Dạy và học bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cần đạt
? Tại sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai.
- Kinh tế kiệt quệ.
- Bù đắp chiến tranh.
? Về nông nghiệp Pháp đã làm gì.
- H/s đọc dòng chữ nhở – sgk.
? Tại sao chúng đầu tư vào đồn điền cao su và khai mỏ ? Lấy dẫn chứng.
? Về công nghiệp Pháp mở thêm cơ sở nào.
- Nhà máy sợi Hải phòng, Nam Định 
? Độc quyền ngoại thương Pháp đã làm gì.
- Đánh thuế nặng.
? Pháp đã đầu tư gì cho giao thông vận tải ? Tại sao.
- Mở đường sắt.
? Nhận xét của em về chương trình khai thác thuộc địa lần hai của Pháp.
- H/s thảo luận 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV: dùng bản đồ 27
+ H/s quan sát.
? Dựa vào lược đồ trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.
? Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị thế nào.
? Mục đích của thủ đoạn đó là gì.
- Phục vụ cho công cuộc khai thác bóc lột và củng cố bộ máy thống trị.
? Về văn hoá giáo dục Pháp có thủ đoạn gì.
- Khuyến khích mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội.
? Sách báo tuyên truyền với nội dung gì.
- Nhảm nhí, lừa bịp, không lành mạnh.
? Nhận xét của em về chính sách chính trị văn hoá giáo dục của Pháp.
- Thâm độc, xảo quyệt.
? Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam phân hoá.
- Do chính sách khai thác bóc lột của Pháp.
? Trình bày hiểu biết của em về giai cấp địa chủ phong kiến.
- Chúng chia nhau chiếm đoạt ruộng đất nông dân.
? Giai cấp tư sản là giai cấp như thế nào.
- Kinh doanh riêng trở thành nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi.
? Giai cấp tư sản Việt Nam phân làm mấy bộ phận ? Tại sao.
- Phân làm 2 bộ phận.
? Giai cấp tiểu tư sản được phân hoá như thế nào.
? Đời sống của giai cấp nông dân.
- Họ bị đàn áp, tô thuế nặng nề, đi phu, đi lính.
? Giai cấp công nhân ra đời vào thời gian nào ? Đặc điểm của giai cấp công nhân.
- Tập trung ở các thành phố công nghiệp.
? Cho biết khả năng CM của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.
I- Chương trình khai thác lần hai của thực dân Pháp.
- Nguyên nhân:
+ Đất nước bị chiến tranh nền kinh tế kiệt quệ.
- Nông nghiệp: đầu tư vào đồn điền cao su, khai mỏ.
- Công nghiệp: Mở thêm nhiều cơ sở mới.
- Thương nghiệp: đánh thuế nặng với hàng hoá nhập khẩu.
- Giao thông vận tải đầu tư và phát triển thêm.
- Ngân hàng Đông Dương: Pháp chỉ huy.
- Hạn chế phát triển công nghiệp, tăng cường thủ đoạn bóc lột vơ vét.
II- Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục.
- Chính trị: Chính sách chia để trị, chia rẽ các dân tộc.
- Văn hoá giáo dục: thi hành chính sách văn hoá nô dịch hạn chế mở trường học.
III- Xã hội Việt Nam phân hoá.
- Địa chủ phong kiến: tăng cường bóc lột về kinh tế, đàn áp về chính trị.
- Giai cấp tư sản: số lượng ít.
- Tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, họ có tinh thần cách mạng.
- Nông dân: chiếm 90% dân số, họ bị phong kiến áp bức. Sưu cao, thuế nặng.
- Công nhân: số lượng tăng nhanh, tập trung ở vùng công nghiệp.
=> Là giai cấp nắm quyền lãnh đạo CM
 4/ Củng cố – bài tập:
 ? Dựa vào lược đồ hình 27 – tr56 trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào.
 5/ Dặn dò:
 - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk.
 - Làm bài tập 2 - tr58
 - Chuẩn bị bài 15 – tr59.

File đính kèm:

  • docB14T16.doc