Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 1 đến bài 10

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

HS phải nắm được:

- Những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quyên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

- Nắm được những thành tựu to lớn vànhững hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX.

2. Tư tưởng, thái độ, tình cảm.

- Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết.

- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

 

doc29 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 1 đến bài 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ASEAN quyết định biến Đông Nam á thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10 đến 15 năm. Năm 1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực. 
H11 “ Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội”.
I. Tình hình Đông Nam á trước và sau năm 1945.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các dân tộc Đông Nam á đã giành được độc lập.
- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Mĩ can thiệp vào khu vực: lập khối quân sự SEATO, xâm lược VN sau đó mở rộng xl cả Lào và Campuchia.
II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
- Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, các nước cần hợp tác, liên minh với nhau để phát triển.
- 8-8-1967 Hiệp hội các nước Đông Nam á được thành lập.
- Mục tiêu ASEAN là : phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
III. Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10.
- Từ những năm 90 lần lượt các nước trong khu vực tham gia tổ chức ASEAN.
- Hoạt động trọng tâm của ASEAN là chuyển sang hoạt động kinh tế.
Sơ kết bài học:
-Sau CTTG 2 các nước trong khu vực vùng lên đấu tranh, hầu hết các nước đã giành được độc lập.
- Sau khi giành được độc lập các nước trong khu vực ra sức phát triển kinh tế, văn hoá, nhiều nước đã trở thành những con rồng châu á.Các nước đã gắn bó với nhau trong tổ chức ASEAN với công cuộc hợp tác phát triển vì hoà bình , ổn định và phồn vinh.
Dặn dò, ra bài tập
Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Đọc và chuẩn bị bài mới.
 Tiết 7 – Bài 6
 Các nước Châu Phi
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
Nắm được tình hình chung các nước Châu Phi sau chiến tranh thế giới 2
Nắm được cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc giành độc lập.
Biết được công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của cộng hoà nam Phi.
2.Tư tưởng
Giáo dục cho HS tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ và ủng hộ nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống đói nghèo và lạc hậu.
3.Kỹ năng
Giúp HS rèn luyện kỹ năng so sánh đối chiếu, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử.
Củng cố kỹ năng khai thác tranh ảnh, bản đồ.
II. Thiết bị và đồ dùng dạy học
 Bản đồ Châu Phi.
 Một số tranh ảnh về châu Phi và đất nước Nam Phi.
Tiến trình tổ chức dạy – học
Tổ chức lớp, KTSS
Kiểm tra bài cũ:
 Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của tổ chức ASEAN ?
Dạy và học bài mới:
 Vào bài: Tham khảo GTGA LS 9 tr 43.
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
GV dùng bản đồ châu Phi để giới thiệu châu Phi với các đại dương hoặc biển bao quanh, cùng với diện tích và dân số châu Phi. Đồng thời GV nhấn mạnh: Từ sau CTTG2 phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở khắp châu Phi.
Nêu nét chính cuộc đấu tranhcủa nhân dân châu Phi?
HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi, GV hoàn chỉnh và KL. Nhấn mạnh phong trào diễn ra sôi nổi và sớm nhất là ở Bắc Phi, bởi vì ở đây có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác.
 Một HS lên điền vào lược đồ thời gian các nước châu Phi giành độc lập?
 Một HS khác nhận xét.
Năm 1960 châu Phi có sự kiện gì nổi bật?
GV hướng dẫn HS trả lời Câu hỏi và nhấn mạnh: đây là năm châu Phi vì có tới 17 nước châu Phi giành được độc lập.
Câu hỏi thảo luận nhóm: Hãy cho biết tình hìnhChâu Phi sau khi giành được độc lập?
Sau khi HS trả lời GV nhấn mạnh: Nét nổi bật của tình hình châu Phi là luôn trong tình thế bất ổn: xung đột nội chiến, đói nghèo nợ chồng chất và bệnh tật. VD từ năm 1987- 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến, ở Ruanđa có tới 800.000 người chết và 1,2 triệungười phải lang thang, chiếm 1/10 dân số,.... SGK.
GV giới thiệu vị trí của Nam Phi trên bản đồ, giới thiệu những nét cơ bản về đất nước này : S = 1,2 triệu km2, dân số = 43,6 triệu người (điều tra của năm 2002). Trong đó có 75,2% người da đen, 11,2% người da mầu, chỉ có 13,6% người da trắng.
Người da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc cực kỳ khắc nghiệt ở đây. Apácthai trong tiếng Anh có nghĩa là phân biệt chủng tộc. Đây là chính sách cực kỳ dã man và tàn bạo, gồm 70 điều luật chủ trương tước đoạt mọi quyên lợi cơ bản về chính trị – kinh tế, xã hội của người da đen và da mầu ở đây. Quyền bóc lột Nam Phi được hiến pháp công nhận.
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi diễn ra như thế nào? 
HS trả lời GV hoàn chỉnh và giới thiệu chân dung Nenxơn Manđêla đôi nét về tiểu sử, và đấu tranh của ông.
Hiện nay Nam Phi đưa ra chủ trương phát triển kinh tế như thế nào?
Trước khi HS trả lời Gv cho biết đôi điều: Nam Phi là một nước giầu có về tài nguyên thiên nhiên: như vàng, uranium, kim cương, khí tự nhiên,...
HS dựa vào SGK trả lời, GV bổ xung kết luận. 
I. Tình hình chung.
- Sau CTTG2 phong trào đòi độc lập ở châu Phi diễn ra sôi nổi, nhiều nước giành được độc lập: Ai Cập (6 - 1953), Angiêri (1962).
- Từ cuối những năm 80 đến nay, tình hình châu Phi rất khó khăn, không ổn định với nội chiến, xung đột và đói nghèo...
II. Cộng hoà Nam Phi.
- Năm 1961 cộng hoà Nam Phi tuyên bố độc lập.
- Chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (Apácthai) cực kỳ tàn bạo.
- 1993 chế độ Apácthai bị xoá bỏ ở nam Phi.
- 5- 1994 Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên.
- Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá vỏ ngay tại sào huyệt.
- Hiện nay chính quyền Nam Phi đề ra chiến lược “kinh tế vĩ mô” nhằm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và phân phối lại sản phẩm.
Sơ kết bài học:
Sau CTTG2 hầu hết các nước châu Phi đều đã giành được độc lập, song châu Phi luôn trong tình trạng bất ổn.
Trải qua thời gian đấu tranh gian khổ lâu dài Nam Phi đã xoá bỏ được chế độ phân biệt chủng tộc.
Hướng dẫn HS về nhà học và làm bài:
Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
Đọc trước và chuẩn bị bài mới.
Tiết 8 – Bài 7
 Các nước Mỹ La-tinh
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức : Giúp HS :
Nắm được tình hình chung các nước Mỹ La-tinh sau chiến tranh thế giới 2
Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Mỹ La-tinh, đặc biệt là thắng lợi của Cu Ba.
Nắm được những thành tựu mọi mặt của nhân dân Cu Ba : kinh tế, văn hoá, giáo dục. Đồng thời hiểu được mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ giữa VN- Cuba.
2. Tư tưởng
Giáo dục cho HS thấy được cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu- Ba và những thành tựu mà Cuba đạt được về mọi mặt, từ đó thêm kính trọng và yêu mến nhân dân Cuba.
3. Kỹ năng
Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh : Xác định vị trí của nước Mỹ Latinh trên lược đồ, khai thác chân dung lãnh tụ Phi-đen Ca- xtơ- rô, Các thao tác tư duy : nhận định, đánh giá, phân tích, lập bảng niên biểu.
II. Thiết bị và đồ dùng dạy học
Chân dung lãnh tụ Phi-đen Ca- xtơ- rô.
Bản đồ Châu Mỹ.
 Lược đồ các nước Mỹ Latinh.
Tư liệu cần cho bài giảng : Trích điều kiện tự nhiên của các nước Mĩ Latinh, Tuyên ngôn II La Habana, số liệu về Mĩ Latinh sau CTTG2--> phô tô ra giấy bóng kính...
Máy chiếu
III. Tiến trình tổ chức dạy – học
1. Tổ chức lớp, KTSS
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy cho biết những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội các nước Châu Phi sau CTTG 2 ?
3. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài mới: Các em đã học về phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu Phi từ năm 1945 đến nay. Còn phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mỹ Latinh ra sao? Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức cần đạt.
GV dùng bản đồ giới thiệu về khu vực Mỹ La-tinh, bao gồm 23 quốc gia nằm trải dài từ Mêhycô ở Bắc Mỹ đến Nam Mỹ và một số đảo vịnh biển Caribê có diện tích trên 20 triệu km2 với dân số 509 triệu người (1999). Người ta gọi Mỹ La-tinh vì nó bao gồm Trung và Nam của Châu Mỹ, đa số nhân dân Mỹ Latinh nói ngữ hệ và chịu ảnh hưởng văn hoá La tinh. Vì các nước này vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan.
Theo em có thể gọi là Châu Mĩ Latinh được không ? Gọi như thế nào cho đúng?
HS trả lời xong, GV khẳng định: Người ta gọi khu vực này là Mỹ La –tinh để phân biệt với Bắc Mĩ và Canađa nói tiếng Anh.
Qua phần cô trình bày trên bản đồ và các em đã quan sát ở dưới, hãy nêu vị trí của Mĩ Latinh ?
 1 HS trả lời xong, 1 bạn khác nhận xét và bổ xung. GV nhấn mạnh: Nhìn trên bản đồ chúng ta dễ dàng nhận thấy Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn của Châu Mỹ được hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao bọc với con kênh đào Panama xuyên ngang Đại Tây Dương- Thái Bình Dương rút ngắn khoảng cách đi lại. Nơi đây giầu tài nguyên thiên nhiên, giầu về nông sản, lâm sản và khoáng sản, có khí hậu ôn hoà.
GV chiếu “Những nét chung về các nước Mĩ Latinh”, Yêu cầu một HS đọc to.
GV: Số liệu trên cho chúng ta thấy Mĩ Latinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có một vị trí chiến lược rất quan trọng.-> 
Vì lý do đó nên ngay từ rất sớm Mỹ Latinh đã trở thành miếng mồi của Chủ nghĩa thực dân nói chung và của người hùng phương Bắc là Mỹ nói riêng săn đuổi.
 Theo các em, đặc điểm chính trị của các nước Mỹ Latinh trước CTTG 2 như thế nào?
HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi. GV bổ sung: Về hình thức, các nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ rất sớm, từ những thập niên đầu của thế kỷ XIX. Nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và là “sân sau” của đế quốc Mĩ.-->
Em hiểu thế nào là “sân sau”? HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
GV: Với chiêu bài “Cây gậy lớn và củ cà rốt” hay cái gọi là Châu Mỹ là của người Mỹ. Mỹ đã độc chiếm Mỹ Latinh và biến khu vực này thành bàn đạp quân sự, là chỗ dựa vững chắc cho Mỹ trong chính sách bành trướng, xâm lược ra thế giới. Và cái giá mà Mĩ Latinh phải trả cho sự làm giầu cho Mĩ được nêu rõ trong tuyên ngôn II La Habana.
Chiếu Tuyên ngôn ..., Yêu cầu 1 HS đọc to.
Chuyển: Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu những đặc điểm của Mĩ Latinh. Vậy sau CTTG2 phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây diễn ra như thế nào, cô cùng các em tìm hiểu tiếp mục 2. -->
GV: Có thể nói sau CTTG2 phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh diễn ra rất mạnh mẽ và có thể chia làm 3 giai đoạn -->
 GV chiếu lược đồ các nước Mĩ Latinh, dùng bút lông đỏ khoanh tròn những nơi nổ ra đấu tranh:
- Bãi công của công nhân Chi Lê.
- Cuộc nổi dạy c

File đính kèm:

  • docGiao an su 9(6).doc