Giáo án môn Lịch sử Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 3

Tiết 1 Môn Lịch Sử và Địa Lí

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 - Biết môn Lịch Sử và Địa Lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

 - Biết môn Lịch Sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.

 II. CHUẨN BỊ:

 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 14/8/2012 
Ngày dạy:...................
Tiết 1 Môn Lịch Sử và Địa Lí
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	 - Biết môn Lịch Sử và Địa Lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
	 - Biết môn Lịch Sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
	 1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
*Giới thiệu 
*Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ tự nhiên lên bảng vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng 
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV đưa cho mỗi nhóm 3 bức tranh (ảnh) nói về một nét sinh hoạt của người dân ở ba miền (cách ăn, cách mặc, nhà ở, lễ hội) & trả lời các câu hỏi:
+ Tranh (ảnh) phản ánh cái gì?
+ Ở đâu?
GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam
*Hoạt động 3: làm việc cá nhân
-GV nêu: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. -Em nào có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó. 
-GV nhận xét chung. 
-GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS xác định vùng miền mà mình đang sinh sống 
- Các nhóm xem tranh (ảnh) & trả lời các câu hỏi
-HS thảo luận nhóm.
-HS trình bày kết quả. 
- HS trả lời
HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.
-HS đọc ghi nhớ. 
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
 + Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp em hiểu biết gì?
 + Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống của đời dân nơi em ở. 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Chuẩn bị bài sau.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
TUẦN 2
Ngày soạn: 14/8/2012 
Ngày dạy:...................
TIẾT 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo)
 I.MỤC TIÊU:
-Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bản chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lý trên bản đồ.
-Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào ký hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhậh biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
- GDHS: Vận dụng hiểu biết về bản đồ để học tốt môn học.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: SGK, SGV 
Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
-HS: Vở ghi, SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ.
-Bản đồ là gì?
-Hãy nêu một số yếu tố của bản đồ? 
-GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới 
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
-H: Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
-Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 ( bài 2) để đọc các ký hiệu của một số đối tượng địa lý .
-Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3(bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia.
-GV giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ.
*Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
-Cho HS làm việc theo nhóm cặp đôi lần lượt làm các bài tập a,b trong SGK.
-GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của các nhóm .
+Bài tập b , ý 4 ,5:
-Các nước láng giềng của Việt Nam: Trung Quốc, Lào, Cam-pu- chia.
-Vùng biển của nước ta là một phần của Biển Đông.
-Quần đảo của Việt Nam: Hoàng Sa, Trường Sa,
-Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà,
-Một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu ,
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
-GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.
-Yêu cầu HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ.
-Chỉ vị trí của tỉnh ( thành phố ) mình đang sống trên bản đồ.
-Nêu tên những tỉnh ( thành phố) giáp với tỉnh(thành phố) của mình.
-Hãy nêu các bước sử dụng bản đồ.Sau đó cho HS rút ra ghi nhớ
2HS trả lời 
-Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam hoặc bản đồ hành chính Việt nam treo tường .
-HS làm việc sau đó đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
-HS các nhóm khác sửa chữa bổ sung.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 1HS đọc, 2HS lên bảng chỉ
- HS khác nhận xét.
1HS nêu rút ra ghi nhớ. 2HS đọc
3. Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài sau.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
TUẦN 3
Ngày soạn: 29/8/2012 
Ngày dạy: 4/9/2012
Tiết 3 NƯỚC VĂN LANG
 I. MỤC TIÊU : 
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang : thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
- HS khá , giỏi :Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang, biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay, xác định trên lược đồ những khu vực người Lạc Việt đã từng 
sinh sống.
- GD học sinh lòng tự hào về truyền thống dưng nước và giữ nước của dân tộc
 IICHUẨN BỊ:
-Lược đồ Bắc bộ .
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Giới thiệu: 
*Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . 
- Giới thiệu về trục thời gian : Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên (CN ) ; phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước CN; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau CN .
*Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
-GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền nội dung)
 Hùng Vương 
 Lạc hầu, Lạc tướng
Lạc dân
Nô tì
*Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của ngườ Lạc Việt .
- GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt
*Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân
- Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt? 
- GV kết luận : Những truyền thống tốt đẹp của ơng cha ta để lại, chúng ta phải biết bảo tồn và phát huy. 
-HS dựa vào kênh hình và kênh chữ 
trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian
-HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp 
- HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lí như bảng thống kê trên .
- HS trả lời, HS khác bổ sung. 
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Chuẩn bị: bài “Nước Âu Lạc” 
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_4_tuan_1_den_tuan_3.doc
Giáo án liên quan