Giáo án môn Lịch sử 8 - Trường THCS Quỳnh Thạch

I.Mục tiêu bài học

 Kiến thức: thấy rõ nguyên nhân tính chất diễn biến, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Hà Lan thế kỉ XVI, cách mạng t sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh dành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

- Nắm được các khái niệm: CMTS, chế độ quân chủ lâp hiến

 Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS thấy rõ vai trò của QCND và bản chất của CNTB

Kĩ năng: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh

II. Thiết bị:

- Bản đồ thế giới

-Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm trong bài

 

doc138 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Trường THCS Quỳnh Thạch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Củng cố: Lập bảng thống kê: 
TT
Thời gian
Sự kiện
1.
2.
3.
4.
5.
2 – 1917 
20 - 10 - 1917
24 - 10 (6-11) – 1917
25 – 10 (7-11) – 1917 
3 – 3 – 1918 
V: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
 Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2013
Tiết 25 Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội 
 (1921 - 1941)
I. Mục tiêu bài học
 Kiến thức: Hs nắm được: Vì sao phải thực hiện chính sách kinh tế mới. Nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga
- Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941)
Tư tưởng: Hs nhận thức được sức mạnh và tính ưu việt của xã hội mới, có cái nhìn về những thiếu sót, sai lầm của những nhà lãnh đạo Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH. Tránh không để Hs ngộ nhận, phủ nhận thành tựu của CNXH trong quá khứ
Kỹ năng: Hs bước đầu tập hợp tư liệu, sự kiện lịch sử để đánh giá bản chất sự kiện lịch sử
II. Thiết bị:
- Bản đồ Liên Xô
- Tranh ảnh về công cuộc Xây dựng CNXH ở Liên Xô
- Tư liệu khác
III. Các bước lên lớp: 
 ổn định lớp
 Bài cũ: 
1. Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết đã diễn ra như thế nào?
2. ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1917?
 Bài mới: - GV giới thiệu bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:
 ? Nêu tình hình nước Nga sau chiến tranh.
 GV giới thiệu bức áp phích trong SGK
 ? Bức áp phích nói lên điều gì.
- GV: Là bức tranh của một họa sĩ vô danh được phổ biến rộng rãi ở nước Nga sau chiến tranh: đói, rét, bệnh tật, bạo loạn. Công nông giơ tay giơ cao búa liềm quyết tâm tuyên chiến với những khó khăn trên.
? Để giải quết những khó khăn trên, Đảng Bôn - sê - vích đã làm gì 
( Ban hành chính sách kinh tế mới)
? Nội dụng chính sách kinh tế mới.
? Em có nhận xét gì về nội dung của chính sách kinh tế mới. 
 ? Có gì khác với chính sách Cộng sản thời chiến.
- Hs thảo luận theo SGK
? Tác dụng của chính sách đó đối với nước Nga lúc bấy giờ .
 ? Đảng Bôn -sê-vích đã có những chính sách gì để xây dung khối đoàn kết.
Hoạt động 2
? Những thuận lợi và khó khăn của Liên Xô khi bắt tay vào xây dựng XHCN.
? Nêu nhiệm vụ mà nhân dân Liên xô thực hiện trong công cuộc xây dựng CNXH.
- HS thảo luận
? Tại sao Liên Xô lại ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp năng lượng, cơ khí.
(công nghiệp năng lượng cơ khí là cơ sở cho các ngành kinh tế khác)
- Em hiểu thế nào là tập thể hóa nông nghiệp? (GV giải thích - sử dụng câu hỏi trong SGK
 ? Kết quả to lớn của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. 
- Gv nêu một số thiếu sót và sai lầm của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH
Tuy nhiên: thành tựu vẫn là cơ bản
 ( Gv chốt) 
 Nội dung kiến thức cần đạt
1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925) 
a. Nước Nga sau chiến tranh
- Kinh tế kiệt quệ, nạn đói diễn ra tràn lan.
- Chính trị: Bọn phản động điên cuồng chống phá CM.
b. Biện pháp giải quyết khó khăn
- 3-1921: Lênin đề xướng: “chính sách kinh tế mới”: bãi bỏ trưng thu lương thực thừa, thay thế thu thuế lương thực.
- Tác dụng: kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện
- 1925: Công nghiệp đạt xấp xỉ trước chiến tranh 
- 12-1922: Liên bang cộng hòa XHCN Xô viết được thành lập.
2. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925 - 1941)
- Nhiệm vụ:
 Thực hiện công nghiệp hóa XHCN; ưu tiên công nghiệp nặng: chú trọng công nghiệp máy móc, công cụ, năng lượng.
- Thực hiện tập thể hóa nông nghiệp: Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể
- Thực hiện các kế hoạch 5 năm
* Kết quả:
- Hoàn thành kế hoạch tập thể hóa nông nghiệp, xây dựng một nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ khí hóa, qui mô sản xuất lớn
- Công nghiệp đứng đầu Châu Âu, đứng thứ 2 thế giới
- VHGD: thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cho mọi người và phổ cập THCS ở thành phố
- xã hội: Xóa bỏ giai cấp bóc lột, chỉ còn lại giai cấp lao động là công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức mới
ị Liên Xô biến đổi mọi mặt trở thành cường quốc công nghiệp có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.
IV. Củng cố: Gv hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài:
Câu 1: Dựa vào SGK nêu nội dung chủ yếu của CSKTM
Câu 2: Dựa vào đoạn cuối bài có tính chất tổng hợp
V: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
 Thứ 6 ngày 29 tháng 11 năm 2013
Tiết 26 : Chương II. Châu Âu và Mỹ giữa hai 
 cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Bài 1: Châu Âu giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới(1918 - 1939)
I. Mục tiêu bài học
Kiến thức: Giúp Hs nắm được: Những nét khái quát về châu Âu trong những năm 1918 - 1939
- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 - 1923 ở Châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản
- Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và tác động của nó đối với kinh tế châu Âu. Làm rõ: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức và thất bại ở Pháp
 Về tư tưởng: Giúp Hs thấy rõ sự phát triển phức tạp của CNTB và tính chất phản động của chủ nghĩa phát xít
Kỹ năng: Rèn luyện tư duy lôgích, khả năng nhận thức, so sánh các sự kiện lịch sử. Sử dụng bản đồ, biểu đồ để hiểu những biến động của lịch sử
II. Thiết bị: 
- Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Tranh minh họa
- Biểu đồ sản lượng gang thép của Anh - Liên Xô
III. Hoạt động dạy và học: 
 ổn định lớp
 Bài cũ: Thành tưu xây dựng CNXH của Liên Xô từ 1925 - 1941? 
 Bài mới: Gv giới thiệu bài mới – Trọng tâm bài (Mục 2)
 Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS nhắc lại một số hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
HS thảo luận nhóm
? Sau chiến tranh tình hình châu Âu thay đổi như thế nào
- GV dùng bản đồ châu Âu nêu một số quốc gia mới được thành lập: áo, Balan; Tiệp Khắc; Nam Tư; Phần Lan.
? Vì sao sau chiến tranh các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế, bất ổn về chính trị. (hậu quả của CTTG
- GV Cho HS quan sát bảng thống kê.
? Em có nhận xét gì về bảng thống kê (Sự tăng trưởng nhanh chóng của 2 ngành sản xuất công nghiệp quan trọng trong thập niên 20)
? Những năm 1924 -1929, tình hình châu Âu như thế nào
? Vì sao từ 1924 – 1929 các nước Tư bản châu Âu lại phát triển nhanh về kinh tế và ổn định về chính trị. (Đẩy lùi phong trào cách mạng, ổn định về kinh tế)
GV cho HS quan sát bảng thống kế và nhận xét.
Hoạt động 2
? Tại sao 1918 – 1923 cao trào cách mạng lại bùng nổ ở châu Âu.
- Gọi 1 HS đọc đoạn in nhỏ
GV chỉ nêu khái quát .
 (Cho HS đọc đoạn in nhỏ để tìm hiểu về vai trò của Quốc tế 3 : Có công lớn trong việc thống nhất và phát triển của phong trào cách mạng thế giới)
- GV thông báo: Do tình hình lịch sử 1943: Quốc tế 3 tan rã
 Nội dung iến thức cần đạt
I. Châu Âu trong những năm 1918- 1929
1. Những nét chung
- Những năm 1918-1923:
+ Xuất hiện nhiều quốc gia mới trên sự tan rã của đế quốc áo –Hung và Đức.
+ Hầu hết các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế
+ Phong trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ
+ chính trị bất ổn định
- 1924 - 1929: Kinh tế phục hồi và phát triển. Chính quyền tư bản châu Âu ổn định
2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu. Quốc tế cộng sản thành lập ( Đọc thêm)
- Do hậu quả của CTTGI, ảnh hưởng của cách mạng tháng 10đ cao trào cách mạng ở châu Âu bùng nổ
- 11 - 1918: cách mạng Đức bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hòa
- 12 - 1918: Đảng cộng sản Đức thành lập đ cách mạng phát triển
- 1918 - 1923: Cách mạng châu Âu phát triển thành cao trào đ đòi hỏi một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo một đường lối đúng đắn nhất ị 2 - 3 - 1919: Quốc tế 3 ra đời tại Maxcơva do Lênin đứng đầu
- Hoạt động: Tiến hành 7 lần đại hội, đề ra đường lối đúng đắn cho từng thời kỳ theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác
Đại hội VIII thông qua vấn đề thuộc địa
Hoạt động 3
? Vì sao chủ nghĩa tư bản Châu Âu lâm vào khủng hoảng kinh tế.
(Do sản xuất ồ ạt chạy đua theo lợi nhuận, hàng hóa ế thừa, cung vượt cầu)
? Tình cảnh người lao động như thế nào.
? Cho HS xem kênh hình H62?
? So sánh sự phát triển SX thép giữa Anh và Liên Xô những năm 1929-1931.
? Nêu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. 
? Các nước tư bản đã có những giải pháp gì để thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế đó. 
- HS thảo luận rút ra ị
? Em hiểu thế nào về CN phát xít. (Là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phát xít phản động nhất, ĐQCN nhất của tư bản tài chính.)
? Vì sao CN phát xít lại thắng lợi ở Đức? (Đức là quê hương của chủ nghĩa quân phiệt, bại trận trong CTTGI, khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giai cấp tư sản dung túng cho CN phát xít, phong trào cách mạng yếu không đẩy lùi được CN Phát xít)
? Tại sao nói CN phát xít có nghĩa là chiến tranh (Thể hiện tính hiếu chiến, phản động, âm mưu thôn tính T/G)
II:Châu Âu trong những năm 1929- 1939.
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
+ Nguyên nhân:
- Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.
- Hậu quả: Sản xuất đình đốnđ nạn thất nghiệp, người lao động đói khổ
- Anh - Pháp: Cải cách KT - XH
- Đức - ý - Nhật: Phát xít hóa chính quyền ->Chuẩn bị gây chiến tranh chia lại thế giới
IV. Củng cố: 
Bài tập: Lựa chọn (Đ) - (S) trong các phương án sau: 
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với tư bản châu Âu:
A: Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, nhiều Đảng cộng sản ra đời
B: CN phát xít xuất hiện ở các nước Tư bản
C: Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh cùng với sự ra đời của mặt trận nhân dân chống phát xít
D: Kinh tế thế giới bị tàn phá nghiêm trọng, CN phát xít xuất hiện ở Đức – ý - Nhật
V: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
 Thứ 4 ngày 30 tháng 11 năm 2013
Tiết 27: Bài 18 Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 
 (1918 - 1939)
I. Mục tiêu bài học
 Kiến thức: Những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó, phong trào công nhân và sự thành lập Đảng cộng sản Mỹ
 - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mỹ và chính sách kinh tế mới của Tổng thống Ruzơven nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cơn khủng hoảng
Tư tưởng: Giúp HS nhận thức được bản chất của CNTB Mỹ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Tư bản Mỹ
Kỹ năng: Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề về kinh tế

File đính kèm:

  • docBai 5 Cong xa Pari 1871.doc
Giáo án liên quan