Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 29, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918-1939) - Lê Thị Nguyện

I. MỤC TIU

1. Kiến thức: Sau bi học HS nắm được:

- Những nét chính về phong trào dân tộc ở Châu Á và CM Trung Quốc 1919 – 1939.

2.Thái độ: - HS thấy được tính tất yếu của phong trào đấu tranh chống CNĐQ, CNTB của các dân tộc thuộc địa. để giành độc lập dân tộc.

3. Kĩ năng: - Biết khai thác tranh ảnh LS

II. CHUẨN BỊ

1.Gio vin: Giáo án,bảng phụ, bản niên biểu.

2. Học sinh: SGK, học bài, đọc bài ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 29, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918-1939) - Lê Thị Nguyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 22 / 11/ 2014
Ngày dạy: 27/ 11/ 2014
Tuần: 15
Tiết : 29
BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 – 1939)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học HS nắm được:
- Những nét chính về phong trào dân tộc ở Châu Á và CM Trung Quốc 1919 – 1939.
2.Thái độ: - HS thấy được tính tất yếu của phong trào đấu tranh chống CNĐQ, CNTB của các dân tộc thuộc địa... để giành độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng: - Biết khai thác tranh ảnh LS 
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Giáo án,bảng phụ, bản niên biểu.	
2. Học sinh: SGK, học bài, đọc bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định(1’):
8A5..8A6.
	1. Kiểm tra bài cũ- Kiểm tra 15’
 	Đề kiểm tra:
1.Trình bày tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến Nhật Bản. (4đ)
2. So sánh quá trình phát xít hĩa bộ máy thống trị của Nhật với Đức về thời gian, sử dụng bộ máy chính quyền, tổ chức đảng phái (6đ)
	Đáp án:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã giáng địn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản: 
Sản lượng cơng nghiệp giảm tới 1/3, ngoại thương giảm 80% ( 1929), số người thất nghiệp lên tới 3 triệu, cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân diễn ra quyết liệt (4đ)
Quá trình phát xít hĩa ở Nhật và Đức đều là quá trình sử dụng vũ lực, quân đội để đàn áp tàn bạo nhân dân và gây chiến tranh phân chia lại thế giới
Tuy vậy quá trình phát xít hĩa ở Nhật diễn ra thời gian dài hơn ở Đức do phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra song song với quá trình phát xít hĩa
Ở Nhật sử dụng bộ máy chính quyền chuyên chế đang tồn tại để tiến hành phát xít hĩa, cịn ở Đức một chính quyền phát xít mới được thành lập do Đảng Quốc xã lãnh đạo. (6đ)
Giới thiệu bài mới:
Khơng chỉ ở Châu Âu phong trào cách mạng đã diễn ra sơi nổi ở Châu Á với tính chất và đặc điểm riêng. Phong trào cách mạng ở châu Á diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hơm nay
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (12’)
GV: thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác động như thế nào đến phong trào độc lập dân tộc ở châu Á?
HS dựa vào SGK trả lời:
GV: Nhấn mạnh: Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác động: làm cho phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á lên cao và lan rộng khắp châu lục
? Em hãy kể tên các phong trào tiêu biểu ở Châu Á?
HS dựa vào phần in nghiêng SGK tr.99
GV: khái quát phong trào tiêu biểu:
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc
Cách mạng Mơng Cổ( thành lập nước CH)
Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ
Cuộc chiến tranh giải phĩng dân tộc của nhân dân Thổ Nhĩ Kì (thành lập nước CH)
GV: em hãy cho biết các lực lượng chính tham gia cao trào đấu tranh giải phĩng dân tộc ở đây?
HS dựa vào SGK trả lời
GV bổ sung về nét mới của phong trào:
Các Đảng Cộng sản được thành lập như ở Trung Quốc, In-đơ-nê-xi-a, Việt Nam,... 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1919 – 1929 (12’)
GV: trong vòng 20 năm, giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, CMTQ diễn ra với nhiều sự kiện phong phú, diễn biến phức tạp. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập tới một số sự kiện cơ bản:
GV: vì sao nói phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho cao trào CM Châu Á?
GV gợi ý cho HS trả lời: 
? Quy mơ?
? Thành phần tham gia? 
? Tác động?
thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, dẫn đến sự thành lập Đảng CS TQ
GV: tổ chức cho HS thảo luận theo bàn dưới sự gợi ý của GV: 
? Tìm nét mới của phong trào Ngũ Tứ so với CM Tân Hợi ở Trung Quốc?
HS: trình bày kết quả thảo luận: Chống cả ĐQ và PK còn Tân Hợi chỉ chống mỗi PK
GV: nhận xét kết quả thảo luận và ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt nhất
GV: Trình bày diễn biến chính CM của TQ từ 1926 – 1937?
HS dựa vào SGK trả lời
I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á. CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1929
1. Những nét chung: 
thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa phong trào giải phĩng dân tộc bước sang thời kì phát triển mới:
-Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều khu vực => cao trào
- Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cao trào, nhiều Đảng Cộng Sản được thành lập
2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1929:
- Phong trào Ngũ Tứ (4 – 5 – 1919) mở đầu cho cao trào CM chống đế quốc và phong kiến
- 7-1921, Đảng CS TQ được thành lập
- 1926-1927: chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng đánh đổ phong kiến cát cứ
- 1927-1937: nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng CS
- 7-1937: Quốc Dân Đảng và Đảng CS đình chiến, hợp tác chống Nhật
	4. Củng cố: (4’) - GV cho HS làm bài tập trong bảng phụ:
THỜI GIAN
SỰ KIỆN
4-5-1919
7-1921
1925-1927
1927-1937
7-1937
 	5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
 - Về nhà học và trả lời theo câu hỏi cuối bài.
 - Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu những nét chính của phong trào Đông Nam Á vào đầu TK XIX?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..

File đính kèm:

  • docsu 8 tiet 29.doc
Giáo án liên quan