Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 26, Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - HS nắm được những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

 - Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự ra đời Quốc tế cộng sản.

 - Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác động của nó đối với châu Âu

 - Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức, nhưng thất bại ở Pháp.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện tư duy lô gích, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lý giải sự khác nhau trong hệ quả của các sự kiện đó.

 - Sử dụng bản đồ, biểu đồ để hiểu những biến động lịch sử đã tác động đền lãnh thổ các quốc gia như thế nào.

3. Thái độ :

 - Giúp học sinh thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít, từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.

 - Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 10074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 26, Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong trào cách mạng thế giới, Quốc tế cộng sản ra đời ra sao? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
8’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV giảng: Trong giai đoạn 1918 -1939 có thể chia làm 2 giai đoạn nhỏ: 1918-1923 và 1923 -1939.
(H): Sau chiến tranh thế giới thứ nhất châu Âu có những thay đổi gì về mặt lãnh thổ?
(H): Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại hậu quả như thế nào?
(H): Quan sát bảng thống kê sản lượng than, thép của Anh, Pháp, Đức từ 1920 -1929 em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của 3 nước này?
(H): Trong giai đoạn 1924-1929 tình hình kinh tế, chính trị châu Âu có gì nổi bật?
(H): Nguyên nhân nào giúp kinh tế các nước châu Âu phát triển mạnh trong những năm 1924 -1929?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Lắng nghe
- Xuất hiện 1 số quốc gia mới: Aùo, Nam Tư, Phần Lan, Tiệp Khắc, Ba Lan trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Aùo-Hung.
- Cả nước thắng trận và bại trận đều bị thiệt hại nặng nề về kinh tế: Pháp có 1,4 triệu người chết, thiệt hại kinh tế là 200 tỉ phơ răng. Đức có 1,7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa, phải bồi thường một khoản chiến phí lớn.
-Một cao trào cách mạng bùng nổ làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản không ổn định thậm chí khủng hoảng.
- Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng với tốc độ cao. Sản lượng than, thép tăng nhanh trong thập niên 1920.
- Chính trị: Chính quyền tư sản củng cố được quyền thống trị, đẩy lùi được các cao trào cách mạng.
- Kinh tế: Từ năm 1924 sản xuất công nghiệp nhất là than và thép tăng nhanh chóng.
- Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân 
- Củng cố được nền thống trị --> có điều kiện để phát triển nhanh kinh tế.
I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1929:
1. Những nét chung:
* Giai đoạn: 1918-1923
- Đế quốc Aùo – Hung tan rã, nhiều quốc gia mới xuất hiện.
- Kinh tế suy sụp, thiệt hại nặng nề về người và của.
-Một cao trào cách mạng bùng nổ ở nhiều nước tư bản.
* Giai đoạn 1924 -1929:
- Chính trị: Chính quyền tư sản củng cố được quyền thống trị, đẩy lùi được các cao trào cách mạng.
- Kinh tế: Từ năm 1924 sản xuất công nghiệp nhất là than và thép tăng nhanh chóng
8’
* HOẠT ĐỘNG 2:
(H): Nguyên nhân nào dẫn đến cao trào cách mạng 1918 -1923 ?
GV giảng: Cao trào cách mạng nổ khắp châu âu tiêu biểu nhất là nước Đức.
(H): Vì sao cách mạng lại nổ ra ở Đức?
(H): Cao trào cách mạng 1918-1923 ở Đức đã diễn ra như thế nào ?
(H): Cách mạng tháng 11/1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì?
GV giảng: Bên cạnh nước Đức, phong trào cách mạng cũng nổ ra mạnh mẽ ở nhiều nước châu Âu dẫn đến sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản ở Hung-ga-ri (1918), Pháp (1920), Anh (1920), Italia (1921)
(H): Trước sự phát triển mạnh mẽ của cao trào cách mạng và sự ra đời của Đảng cộng sản một yêu cầu mới đặt ra là gì?
(H): Quốc tế cộng sản thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
 (H): Em hãy nêu một số hoạt động của Quốc tế cộng sản ?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho đời sống nhân dân cực khổ.
- Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
- Lắng nghe
- Do nước Đức bại trận nên chịu nhiều thiệt hại lớn, kinh tế khủng hoảng, do tác động của Cách mạng tháng Mười Nga.
- 9-11-1918 tổng bãi công nổ ra ở Bec-lin, sau đó chuyển thành khởi nghĩa vũ trang. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, các xô viết đại biểu của công-nông-binh được thành lập.
- Lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà tư sản, nhưng mọi thành quả đều rơi vào tay giai cấp tư sản 
- Lắng nghe
- Cần phải thành lập một tổ chức quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới.
- 2/3/1919 Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ 3) được thành lập tại Mat-xcơ-va nhằm lãnh đạo giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới đấùu tranh
-Từ 1919-1943 Quốc tế cộng sản đã trãi qua 7 lần đại hội nhằm đề ra dường lối đúng đắn cho cách mạng từng thời kỳ. Nguyễn Aùi Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam ở Đại hội II (1920). Đến năm 1943 Quốc tế cộng sản tuyên bố giải tán.
2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế cộng sản thành lập:
a. Cao trào cách mạng 1918-1923: 
* Nguyên nhân: 
- Do hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất 
- Aûnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga
* Diễn biến: 
-1918-1923 một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ khắp châu Âu, tiêu biểu là Đức. Các Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước.
b. Quốc tế cộng sản
* Hoàn cảnh ra đời:
- Do sự ra đời của các Đảng cộng sản, vai trò của Lênin và Đảng Bôn sê vich Nga.
- 2/3/1919 tại Mát –xcơ –va Quốc tế cộng sản thành lập.
* Vai trò: 
- Đề ra đường lối cách mạnh đúng đắn cho từng thời kỳ, lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
-Năm 1943 Quốc tế cộng sản tự giải tán.
7’
* HOẠT ĐỘNG 3:
(H): Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ?
GV bổ sung : Đây là cuộc khủng hoảng thừa do sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận. Cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra từ Mỹ: Ngày 24/10/1929 “ngày thứ năm đem tối”, sau đó lan nhanh khắp thế giới. 
- Đây là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất, gây nên những hậu quả tai hại nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản.
(H): Quan sát sơ đồ H.61 em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929-1931?
(H): Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế như thế nào? 
* Tích hợp môi trường: 
(H): Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây hậu quả thế nào đến nhân dân lao động thế giới?
(H): Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, hệï thống tư bản thế giới giải quyết ra sao ?
(H): Chủ nghĩa phát xít Đức ra đời như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Do thếù giới tư bản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận (1924-1929) dẫn đến tình trạng khủng hoảng “thừa”, ”cung” vượt “ cầu”
- Lắng nghe
- Sơ đồ thể hiện 2 xu hướng trái chiều nhau trong sản xuất: Anh (nước TBCN) sản xuất thép bị giảm sút nhanh chóng từ năm 1929 thì Liên Xô (nước XHCN) sản xuất không có sự giảm sút mà còn phát triển nhanh chóng.
- Tàn phá nặng nề kinh tế châu Âu và thế giới 
- Sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm 
- Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ do không có việc làm, không có nhà ở, môi trường sống tồi tệ
- Các nước Anh, Pháp, Mỹ tiến hành những cải cách về kinh tế, xã hội nhằm thoát khỏi khủng hoảng.
- Đức, Italia phát xít hóa bộ máy thống trị và phát động chiến tranh chia lại thế giới.
- Do cuộc khủng hoảng kinh tế, giai cấp tư sản Đức đã đưa Hit-le lên nắm quyền, Đảng cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn được. Ngày 30.1.1933 Hit-le lên làm thủ tướng và biến Đức thành lò lửa chiến tranh 
II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1939:
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả của nó
- Trong những năm 1929-1933 kinh tế các nước châu âu lâm vào khủng hoảng.
* Nguyên nhân: 
- Do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất ồø ạt dẫn đến khủng hoảng “thừa”
* Hậu quả: 
- Tàn phá nặng nề kinh tế thế giới và châu Âu. 
- Hàng trăm triệu người lao đôïng thất nghiệp, đói khổ.đói khổ. 
- Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật xuất hiện nguy cơ chiến tranh đe dọa nền hòa bình thế giới.
8’
* HOẠT ĐỘNG 4:
(H): Từ năm 1929 trở đi, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, cách mạng thế giới phát triển như thế nào?
(H): Nêu diễn biến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp?
(H): Mặt trận nhân dân Pháp ra đời có tác dụng gì với cách mạng Pháp?
(H): Tại sao cuộc đấu tranh chống phát xít thắng lợi ở Pháp?
(H): Tình hình cách mạng Tây Ban Nha thì sao?
GV: Tháng 7/1936, bọn phát xít Tây Ban Nha do tướng Phơ-răng-cô cầm đầu đã nổi loạn khắp đất nước, cuộc nổi loạn này được Đức và Ý giúp sức 
- Cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha đã trở thành chiến tranh giữa 2 lực lượng dân chủ chiến đấu và lực lượng phát xít. Cuối cùng vẫn không ngăn được bọn phát xít lên nắm quyền ở Tây Ban Nha.
(H): Vì sao cuộc đấu tranh chống phát xít ở Tây Ban Nha thất bại ?
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản, cao trào cách mạng thế giới bùng nổ
- 6.2.1934 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Pháp, quần chúng nhân dân đã kịp thời đánh bại âm mưu của bọn phát xít chữ thập lửa.
 -Tháng 5.1935 Mặt trận nhân dân Pháp thắng thế trong cuộc tổûng tuyển cử, chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập. Họ tuyên bố thi hành một số chính sách tiếùn bộ ở chính quốc và thuộc địa. 
-Vì Đảng cộng sản Pháp huy động được đông đảo quần chúng nhân dân xuống đường đấu tranh kịp thời. 
- Thống nhất các lực lượng, tập hợp trong một mặt trận.
- Cương lĩnh của Mặt trận nhân dân phù hợp với nhân dân.
- Nhờ sự hậu thuẫn của phát xít Đức, Ý, các thế lực phát xít ở Tây Ban Nha tiến hành đảo chính ở nhiều nơi. Cuộc chiến tranh của nhân dân Tây Ba

File đính kèm:

  • docT26 - CHAU AU GIUA HAI CUOC CHIEN TRANH THE GIOI.doc
Giáo án liên quan