Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 19 - Bài 12 : Nhật Bản giữa thế kỷ XIV đầu thế kỷ XX

1- Mục tiêu

 a – Kiến thức : HS hiểu

- Những cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868 .

- Thực chất đây là cuộc cách mạng TS , đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang giai đoạn ĐQCN .

- Thấy được chính sách xâm lược từ rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .

 b - Kĩ năng : Nắm vững được khái niệm “ cải cách “ , biết sử dụng bản đồ .

 c-Thái độ :

 Nhận thức rõ vai trò , ý nghĩa của những chính sách cải cách , tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội , đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với CNĐQ .

2 – chuẩn bị của GV và HS

 a. GV Bản đồ treo tường nước Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .

- Tranh ảnh về Nhật Bản đầu thế kỷ XX .

 b. HS : Chuẩn bị trước bài ở nhà

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 19 - Bài 12 : Nhật Bản giữa thế kỷ XIV đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên Lộ Dương ( 3đ)
+ Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh , liên kết với nghĩa quân Trương Quyền , Thiên lộ Dương , được nhân dân Việt nam giúp đỡ , đã đánh thắng quân Pháp nhiều trận (4đ)
+ Khởi nghĩa của nhân dân Lào ở cao nguyên Bô-Lô-Ven lan rộng sang Việt nam ( 3đ)
2 – Bài mới : 
*Giới thiệu bài : Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong khi hầu hết các nước châu Á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước thực dân phương tây , thì Nhật bản lại vẫn giữ được độc lập mà còn phát triển kinh tế , nhanh chóng trở thành một nước đế quốc , tại sao như vậy , điều gì giúp Nhật có những chuyển biến to lớn đó , chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay 
 I – Cuộc duy tân Minh Trị .
T. -sử dụng bản đồ đế quốc Nhật cuối TK XIX đầu thế kỷ XX : giới thiệu : nước Nhật là một quốc đảo nằm ở đông bắc châu Á , trải dài theo hình cánh cung gồm 4 đảo chính : Hôn-si-hu; Hô cai đô; kuy-shu;và si-cô-shu diện tích chừng 374000 km2 , tài nguyên nghèo nàn , về cơ bản vẫn là nước phong kiến nông nghiệp .
? : Tình hình nước Nhật cuối thế kỷ XIX có điểm gì giống với các nước Châu á nói chung .
H . +Chế độ phong kiến mục nát
+ Chủ nghĩa tư bản phương tây can thiệp vào nhật bản đòi “ mở cửa”
T . Từ giữa thế kỷ XI X, tình hình nước nhật cũng giống như các nước châu Á nói chung : Chế độ phong kiến Nhật đã rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các nước tư bản Âu - Mĩ .
+ từ nửa sau thế kỷ XI X tình hình đó càng trở nên nghiêm trọng : CĐPK nhật do sô-gun đứng dầu khủng hoảng , bế tắc, không thể cứu vãn được , với chính sách đối ngoại bảo thủ “ đóng cửa , bế quan tỏa cảng ” các nước tư bản phương tây đứng đầu là Mĩ quyết định dùng vũ lực buộc sô-gun phải “ Mở cửa ” đẻ chiếm lĩnh thị trường Nhật bản và dùng Nhật làm bàn đạp tấn công triều tiên và Trung Quốc .
? : Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì ?
H . hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát -> miếng mồi cho CNTD phương tây , hoặc tiến hành cải cách để duy tân đất nước 
H . ( Quan sát hình 47 SGK )
? : Thiên hoàng Minh Trị là ai . Ông có vai trò như thế nào đối với cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị .
H . Thiên Hoàng Minh Trị ( Mây-Gi-i 1852 – 1912 ) là hiệu của hoàng đế Nhật Bản Mút-Su-Hi-Tô lên kế vị vua cha 11.1867 , khi mới 15 tuổi ông là người thông minh dũng cảm biết chăm lo việc nước biết theo thời thế và biết dùng người . 1.1868 ông ra lệnh truất quyền Sô-Gun thành lập chính phủ mới , lấy hiệu Minh trị .thực hiện 1 loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu
H . Đọc phần chữ nhỏ trong Sgk 
? . Nội dung chủ yếu và kết quả của cuộc duy tân Minh Trị đạt được là gì ?
T . ( cho H quan sát hình 48 ) tường thuật : đây là buổi khánh thành 1 đoàn tàu ở Nhật Bản , nhân dân nô nức phấn khởi đến dự lễ khánh thành -> chúng tỏ với cuộc duy tân Minh Trị , nước Nhật rất phát triển về GTVT
? : Cuộc Duy Tân Minh Trị có phải là cuộc cách mạng TS không . Tại sao ?
H . Là cuộc cách mạng tư sản vì :
+ Chấm dứt chế độ phong kiến ( từ đầu năm 1868 ) của sô -gun , thiết lập chính quyền của quí tộc tư sản hóa đứng đầu là Mây Gi ( Minh Trị )
+ cải cách toàn diện , mang tính chất tư sản rõ rệt góp phần xóa bỏ sự chia cắt ( các phiên ) thống nhất thị trường dân tộc ( 1871) , tiền tệ , xóa bỏ sở hữu ruộng đất phong kiến ( 1871) thiết lập quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự 
( 1872)
? . So với các cuộc cách mạng tư sản ở Âu Mĩ , cuộc cách mạng tư sản ở Nhật có điểm gì nổi 
bật ?
T . Cuộc duy tân minh trị là cuộc cách mạng tư sản do liên minh quí tộc ts hoá tiến hành ( từ trên xuống ) có nhiều hạn chế nhưng dù sao nó cũng mở đường cho CNTB phát triển , đưa Nhật bản trở thành 1 nước có nền kinh tế TBCN , công thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á , giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của đế quốc phương tây 
- Các nước tư bản phương tây tăng cường can thiệp vào Nhật Bản .
-Chế độ phong kiến Nhật khủng hoảng nghiêm trọng. 
- Tháng 1-1868 Thiên hoàng Minh trị lên ngôi , thực hiện một loạt cải cách tiến bộ 
+ Kinh tế : Thống nhất tiền tệ , xoá bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến , tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Chính trị : đưa quý tộc Tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền , thi hành chính sách giáo dục bắt buộc 
+ Quân sự : Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây 
+ Kết quả : Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa , phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
- Là cuộc CM tư sản do liên minh quí tộc TS tiến hành “ từ trên xuống ”có nhiều hạn chế 
 II – Nhật Bản chuyển sang 
	CNĐQ (10’)
? : Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ trong điều kiện nào .
H . CNTB phát triển mạnh ở Nhật sau cuộc cải cách duy tân 1868 
- Sau chiến tranh Trung -Nhật nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc kinh tế Nhật bản càng phát triển mạnh mẽ .
? . Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật tiến sang chủ nghĩa đế quốc ?
H.( Trả lời theo Sgk )
Sự thành lập và phát triển của công ti Mút-sư-I như sau : lúc đầu là một hãng buôn ra đời vào thế kỷ XVII , ngày càng phát triển và cho vay lãi , vì tích cực ủng hộ Nhật hoàng nên được nhiều đặc quyền . Vào đầu thế kỷ XX nó đã nắm nhiều ngành kinh tế lớn , quân trọng như : Khai mỏ , điện , dệt , nó chi phối đời sống xã hội Nhật Bản đến mức như một nhà báo đã kể lại “ Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thuỷ của hãng Mít- sư- I, Tàu chạy bằng than đá của Mít sư I, cập bến của mít - Sư-I , sau đó đi tàu điện của Mít-sư-I , đọc sách do mít-sư-I xuất bản, dưới ánh sáng bóng điện do Mít-sư-I chế tạo ” 
? . Những biểu hiện đó có giống với các nước Âu-Mĩ không ?
- Giống , thể hiện ở chỗ :
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa , tập chung công nghiệp , thương nghiệp và ngân hàng 
+ sự thành lập và vai trò to lớn của các công ty độc quyền 
T. ( Cho H quan sát “ lược đồ đq Nhật bản cuối thế kỷ XI X đầu thế kỷ XX ”( giới thiệu các ký hiệu trên lược đồ )
? . Em hãy xác định phạm vi bành trướng của Nhật Bản cuối TK XI X đầu TK XX ? 
T . + Năm 1894 chiến tranh Nhật -Trung bùng nổ , quân Nhật đại thắng , lục quân tràn cả sang Trung Hoa , uy hiếp Bắc Kinh , chiếm đài loan và đảo liêu đông .
+ Chiến tranh Nhật - Nga ( 1904-1905) Nga thua trận phải nhường cho Nhật của biển Lữ Thuận , phía nam đảo Xa-kha-lin , thừa nhận cho Nhật bản chiếm đóng triều tiên , chiến tranh Nhật Nga đã đua Nhật lên vị trí cường quốc đế quốc ở viễn đông , mĩ lại tìm cách kìm chế Nhật , làm phát sinh mâu thuẫn nhật-Mĩ ( kết quả là chiến tranh Thái bình dương giữa Nhật-Mĩ những năm 1941-1945 )
T . ( nhận xét ) Đường lối ngoại giao của Nhật có 2 nét nổi bật :
+ tìm cách xoá bỏ hiệp ước bất bình đẳng 
+ Thực hiện chính sách xâm lược , bành trướng , hung hãn không kém gì các nước phương tây 
? . có thể gọi đế quốc Nhật bản là CNĐQ quân phiệt , hiếu chiến giống như đế quốc Đức không ? 
H . Là CNĐQ quân phiệt , hiếu chiến giống như Đức vì : 
+ do liên minh quí tộc tư sản hoá nắm chính quyền.
+ Thi hành chính sách đối ngoại xâm lược , hiếu chiến 
T . ( chuyển ý ) trong vòng 25 năm sau cải cách , Nhật bản đã phát triển hết sức nhanh chóng , nhưng CNTB càng phát triển thì nhân dân lao động Nhật bản càng bị bóc lột nặng nề , vì vậy họ đã đứng lên đấu tranh , chúng ta chuyển sang phần III
- Sau chiến tranh Trung -Nhật, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ. 
-> Sự thành lập các công ti độc quyền như Mít-sưi , Mít -xu-bi-xi giữ vai trò to lớn 
- Sang thế kỷ XX Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và bành trướng : Chiếm bán đảo Liêu Đông , phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận của Trung Quốc.
- Năm 1914 Nhật Bản dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông.
-> Thuộc địa của Nhật mở rộng hơn bao giờ hết.
III – Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản 
? : Vì sao CN Nhật đấu tranh ?
H . Nhân dân lao động Nhật Bản bị áp bức bóc lột nặng nề -> công nhân Nhật làm việc 12-> 14 giờ trong những điều kiện rất tồi tệ , có hại cho sức khoẻ mà tiền lương lại thấp hơn các nước Âu- mĩ rất nhiều 
T . Thời kỳ tích luỹ tư bản đầu tiên ở Nhật gắn liền với sự bóc lột vô cùng nặng nề của CNTB.
- Công nhân Nhật và những trẻ em phải làm việc trong những công xưởng , bị bóc lột tàn nhẫn . Trẻ em 8 tuổi cũng phải đi làm thuê , người lao động phải làm việc 12-14 giờ mỗi ngày dưới sự kiểm soát gắt gao của bọn chủ 
? . ( thảo luận nhóm) Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nhật bản 
 . (Đại diện các nhóm trả lời )
? . Em biết gì về Ca-tai-a-ma-xen ?
H . (Dựa vào phần chữ nhỏ trong SGK trả lời )
T . Ca-tai-a-ma-xen ( 1859-1933) xuất thân trong một gia đình nghèo , năm 23 tuổi ông làm công nhân ở Tô-ki-ô , ông là người thông minh , có nghị lực . Ngày 20-5-1901 ông sáng lập đảng công nhân XHDC Nhật với cương lĩnh : Không phân biệt chủng tộc , chế độ chính trị , thực hiện 4 biển là nhà , vì thế giới hoà bình và giải trừ quân bị , xoá bỏ xã hội có giai cấp , quốc hữu hoá ruộng đất của tư bản .
- Từ những năm 1906  đẩy mạnh.
- Trong năm 1907 có 57 cuộc bãi công, ở xưởng đúc vũ khí ô-xa-ca hàng vạn công nhân tham gia đấu tranh , cuộc đấu tranh còn phát triển vào những năm sau đó ( năm 1912 có 46 cuộc bãi công, năm 1917 tăng lên 398 ) 
? : Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của CN Nhật Bản đầu thế kỷ XX .
H. + Phong trào diễn ra liên tục , sôi nổi 
+ Hình thức đấu tranh phong phú : Chống tô thuế , cải thiện đời sống -> bãi công .
+ các tổ chức nghiệp đoàn , đảng XHDC Nhật ra đời đã tích cực tham gia lãnh đạo phong trào .
?. Em hãy nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản ?
H . Là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến 
( Giống như đế quốc Đức )
T . Nhật bản trở thành nước đế quốc , song CĐPK vẫn chưa bị thủ tiêu , bọn thống trị thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân lao động , bóp nghẹt tự do dân chủ , mở rộng cuộc chạy đua xâm lược cướp bóc nhân dân các nước 
T ( tổng kết bài ) 
+ NB là nước PK , song nhờ thực hiện những chính sách cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa mà còn trở thành nước TB Phát triển và chuyển sang CNĐQ .
+ Bị áp bức , bóc lột 

File đính kèm:

  • docSử 8 tiết 19.doc
Giáo án liên quan