Tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử địa phương bằng việc tìm hiểu các tài liệu sưu tầm

1/Về kiến thức cung cấp

-Những kiến thức cơ bản vị trí đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của lịch sử địa phương

-Những kiến thức về công tác sưu tầm và xử lý nguồn tư liệu lịch sử địa phương

-Những kiến thức về công tác soạn giảng lịch sử địa phương ở trường THCS.

2/Về kỹ năng

- Bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng tổ chức sưu tầm tư liệu và giảng dạy lịch sử địa phương

- -Bồi dưỡng khả năng soạn giảng lịch sử địa phương ở trường THCS.

3/Về thái độ.

-Bồi dưỡng ý thức và tình cảm đối với quê hương và địa phương

-Bồi dưỡng ý thức và vị trí của lịch sử địa phương trong lịch sử dân tộc

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử địa phương bằng việc tìm hiểu các tài liệu sưu tầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VÂN HOÀ
TỔ : KHXH
NHểM: LỊCH SỬ
CH UYấN ĐỀ
TẠO SỰ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG BẰNG VIỆC TèM HIỂU CÁC TÀI LIỆU SƯU TẦM
Người thực hiện:Cao thị lan anh
Giáo viên trường THCS Vân Hoà
A/ Mục tiêu và ý nghĩa chuyên đề
I/Mục tiêu
1/Về kiến thức cung cấp
-Những kiến thức cơ bản vị trí đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của lịch sử địa phương
-Những kiến thức về công tác sưu tầm và xử lý nguồn tư liệu lịch sử địa phương
-Những kiến thức về công tác soạn giảng lịch sử địa phương ở trường THCS.
2/Về kỹ năng
Bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng tổ chức sưu tầm tư liệu và giảng dạy lịch sử địa phương
-Bồi dưỡng khả năng soạn giảng lịch sử địa phương ở trường THCS.
3/Về thái độ.
-Bồi dưỡng ý thức và tình cảm đối với quê hương và địa phương
-Bồi dưỡng ý thức và vị trí của lịch sử địa phương trong lịch sử dân tộc
II/Vị trí ,ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giảng dạy lich sử địa phương ở trường THCS
-Lịch sử địa phương là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình
-Góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị lao động thẩm mỹ cho học sinh
-Thể hiện mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc
-Giáo dục lòng tự hào về quê hương đất nước cho học sinh
-Giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động,giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân địa phương.
	-Thông qua giờ dạy thực nghiệm chuyên đề nhằm ứng dụng phương pháp dạy học đổi mới,phù hợp với thực tế giảng dạy trong nhà trường cũng như yêu cầu đổi mới về nội dung,phương pháp dạy học của nghành trong thời gian qua.Sử dụng triệt để lợi ích của việc sử dụng giáo cụ trực quan cũng như tạo hứng thú và tư duy tích cực sáng tạo của học sinh.Góp phần làm cho giờ học lịch sử địa phương thực sự đổi mới và hiệu quả.
B/Nội dung của chuyên đề
 Tri thức lịch sử địa phương chính là những biểu hiện cụ thể sinh động,đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc.Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương là một biện pháp quan trọng để gắn học với hành,lý luận trong sách vở với thực tiễn xã hội,bổ sung nguồn tài liệu phong phú sinh động để soạn giảng lịch sử địa phương theo chương trình của Bộ GD-DT ở trường THCS.Vì vậy tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu soạn giảng những nội dung kiến thức cơ bản của của lịch sử địa phương Hà Nội trong chương trình lịch sử địa phương lớp 6 trường THCS.
I/ Cơ sở lý luận
-Dựa vào lý thuyết dạy và học theo phương pháp đổi mới:giáo viên giữ vai trò chủ đạo,tổ chức hoạt động dạy và học.Học sinh đóng vai trò chủ động phát huy tính tích cực sáng tạo,chiếm lĩnh nội dung học tập.Học sinh giữ vai trò trung tâm của hoạt động dạy và học
-Dựa vào đặc trưng bộ môn
-Dựa vào thực tế của bài dạy
II/Yêu cầu của phương pháp
1/Thuận lợi
-Học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức,phát huy vai trò chủ động và hứng thú tìm tòi,sưu tầm và làm việc với các tư liệu
-Học sinh có ý thức tự giác,chủ động học tập
-học sinh biết cách hoạt động theo nhóm,cặp, biết cách phối hợp,hợp tác với bạn khi cần
2/Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều khó khăn như:
+ Nguồn sử liệu thành văn ,sử liệu hiện vật khan hiếm, lưu trữ còn hạn chế nên việc sưu tầm còn gặp nhiều khó khăn.
+Nguồn sử liệu truyền miệng trong nhân dân đã bị mai một,còn rất ít vì đại bộ phận giới trẻ không còn quan tâm đến sự kiện lịch sử của dân tộc.
+Do sự nhận thức còn yếu kém của học sinh THCS về lịch sử địa phương,từ đó dẫn tới việc thực hiện giờ học lịch sử địa phương gặp rất nhiều khó khăn mất nhiều thời gian cho việc sưu tầm tư liệu và soạn giảng vì lẽ đó đã không phát huy hết yêu cầu của bài dạy.
3/Mục tiêu thực hiện thử nghiệm
Thực hiện phương pháp trong giờ dạy minh họa:Tiết 31 –Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long.Với mục tiêu của bài học,cũng như mục tiêu đặt ra với chuyên đề:“Tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử địa phương bằng việc tìm hiểu các tài liệu sưu tầm”
III/Biện pháp tiến hành thực hiện
1/Chuẩn bị
 Giáo viên: 
 - Mỏy chiếu,bảng phụ
-Cá nhân:Nghiên cứu bài dạy.Tham khảo,sưu tầm tài liệu.
-Hộp đồ phục chế
-Tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
-Tổ,nhóm:Hỗ trợ làm đồ dùng trực quan,xây dựng nội dung chuyên đề.góp ý nội dung bài dạy thực nghiệm.
Học sinh:Đọc tìm hiểu nội dung bài học ở nhà.Sưu tầm tư liệu ,hình ảnh về lịch sử địa phương.Chuẩn bị ý kiến đóng góp xây dựng bài.
 -xĐồ dùng và tài liệu dạy học:
*Đồ dùng: Máy tính ,Máy chiếu,bảng phụ.
*Tài liệu:Sách giáo khoa,sách tham khảo
2/Phương pháp
So sánh,thảo luận nhóm,vấn đáp,kể chuyện,tìm tòi.
3/Tiến hành
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
-Giới thiệu bài để gây hứng thú cho học sinh
-Sử dụng đồ dùng trực quan,tư liệu lịch sử
-Học sinh làm bài tập
-Tổng kết nội dung bài học,dặn dò hướng dẫn học sinh học ở nhà.

File đính kèm:

  • docLich su dia phuong Ha Noi t1.doc