Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 32 - Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai <1939 - 1945>

1 Mục tiêu bài học

a Kiến thức.

-Nguyên nhân, diễn biến, các giai đoạn chính của chiến tranh thế giới thứ hai, tác động của nó đối với tiến trình của chiến tranh.

-Kết cục của chiến tranh và hậu quả của nó đối với sự phát triển của hình hình thế giới.

b Kĩ năng.

-Rèn luyện một số kĩ năng phân tích, kĩ năng sử dụng bản đồ tường thuật một số chiến sự đơn giản của chiến tranh.

-Sử dụng tranh ảnh, tư liệu của chiến tranh.

c Thái độ.

-Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về hậu quả của chiến tranhđối với nhân loại, nâng cao ý thức chống chiến tranh bảo vệ hoà bình, bảo vệ sự sống con người và văn minh nhân loại.

-Giáo dục cho H học tập tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất chống CNPX và chiến tranh của các dân tộc đặc biệt là của nhân dân Liên Xô

 

doc14 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 32 - Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai <1939 - 1945>, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp quốc” cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. Sự kiện đó đánh dấu khối đồng minh chống phát xít chính thức được thành lập.
- Về việc Liên Xô tham chiến và sự thành lập khối đồng minh chống phát xít đã làm cho tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi. Từ chỗ một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa, giờ đây nó trở thành một cuộc chiến tranh của Liên Xô, Đồng minh và nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ chính nghĩa và hoà bình nhân loại.
? Em hãy trình bày cuộc phản công của phe đồng minh từ đầu 1943 trở đi.( H kh)
H. Từ 19-23-11-1942 Hồng quân khép chặt vòng vây, bao vây 35 vạn quân Đức, cuộc chiến diễn ra quyết liệt.
-Ngày 2-2-1943 LX thắng lớn, tiêu diệt 2/3 quân Đức, bắt sống 1/3 trong đó có tư lệnh PaoLút và 24 viên tướng Đức-> phản công.
G. dùng bản đồ chiến thắng Xtalingrát
- GV sử dụng bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai và tường thuật cho HS về trận phản công của Hồng quân Liên Xô tại Xtalingrát: ngày 19/11/1942, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công. Mở đầu bằng những đòn sấm sét của pháo binh, từ ngày 19/11 đến 23/11, Hồng quân đã nhanh chóng khép kín dần 33 vạn quân tinh nhuệ Đức ở mặt trận Xtalingrát. Hit-le vội điều đạo quân của thống chế Manxten đến phá vây. Cuộc chiến đấu giữa Đức và Liên Xô đã diễn ra ác liệt suốt từ cuối tháng 11 đến tháng 12. Đạo quân của Manxte bị đẩy lùi ra xa và tổn thất nặng nề. Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân mở cuộc tấn công tiêu diệt đạo quân bị bao vây: tiêu diệt 2/3 lực lượng đạo quân tinh nhuệ, 1/3 bị bắt sống, trong đó có thống chế Phôn Pao-lút và 24 viên tướng.
? Chiến thắng Xtalingrát có ý nghĩa gì?( H kh 
G dùng lược đồ trình bày diễn biến cuộc phản công trên các mặt trận.
Trận Xtalingrát là một trong những trận đánh lớn, tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự, có ý nghĩa xoay chuyển toàn cuộc chiến, giáng những đòn khủng khiếp vào tinh thần chiến đấu của quân Đức. Nó đã chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao của Hồng quân và nhân dân Liên Xô, cổ vũ quân dân Liên Xô tiếp tục chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng. Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự. Đồng thời bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
- Tiếp đó, GV thông báo: sau chiến thắng Xtalingrát, Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ (từ ngày 5/7 đến ngày 23/8/1943), loại khỏi vòng chiến đấu 500.000 quân Đức, đến tháng 6/1944 đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô.
* Ở Mặt trận Bắc phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ – Anh phản công quét sạch quân Đức – Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.
* Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân châu Mĩ – Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.
* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
? Phát xít Đức đã bị thất bại như thế nào )
G. Ngày 16/4/1945, Liên Xô bắt đầu tấn công Béc-lin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Hít le, trận chiến đấu ở Béc-lin diễn ra hết sức quyết liệt. Lực lượng quân Đức ở Béc-lin có hơn 50 sư đoàn với quân số trên 1 triệu ngừơi, 1500 xe tăng, trên 3000 máy bay và ngay trong thành phố, chúng lập ra đội dân quân phòng vệ đóng 20 vạn người được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại. Bộ tổng Tư lệnh tối cao của Liên Xô đã huy động lực lượng của 2 phương diện quân gồm 2,5 triệu người, 6.250 xe tăng, 7500 máy bay. Ngày 30/4 quân đội Liên Xô đã chiếm được bộ phận chủ yếu của toà nhà quốc hội Đức. Chiều ngày 30/4, cờ Liên Xô cắm trên mái nhà Quốc hội, Hít-le tự sát dưới hầm chỉ huy. Ngày 9/5/1945, nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
?. Em hãy trình bày về sự thất bại của phát xít Nhật tại châu Á - Thái bình dương ?(H kh)
- Từ năm 1944, Mĩ – Anh triển khai tấn công quân Nhật ở Miến Điện, Philíppin, các đảo ở Thái Bình Dương.
- Mĩ tăng cường đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân. Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagasaki giết hại hàng vạn người.H 77, 78.
- Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc 
H . ( đọc phần III sgk )
? Em có nhận xét gì về hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.?( h tb)
? LX là nước giữ vai trò gì trong cuộc chiến?( htb)
H. Liên Xô giữ vai trò là một lực lượng đi đầu , và là một lực lượng nồng cốt góp phần quyết định thắng lợi 
H đọc SGK
? Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?( H y)
? Cuộc chiến tranh đã gây ra hậu quả ntn?( H y)
H. Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất , dài nhất , khốc liệt nhất 
...Bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong hơn 1000 năm qua.
G. + Bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay: Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự huỷ diệt toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân huỷ diệt để bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người. Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.
I nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai
-Sau khủng hoảng kinh tế mâu thuẫn giữa các nước về quyền lợi và thuộc địa ngày càng sâu sắc.
-CNPX ra đời, hình thành hai khối quân sự kình địch nhau Px><ĐQ – cùng chĩa mũi nhọn vào LX.
- Chính sách thoả hiệp của Anh , Pháp Mĩ đã tạo điều kiện để bọn phát xít châm ngòi lửa chiến tranh.
+3-1939 Đức chiếm Tiệp Khắc
+1-9-1939 Đức chiếm Ba Lan => Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
-> Chiến tranh thế giới bùng nổ
II Những diễn biến chính
1 Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới
a Châu Âu
-Đức đánh chiếm Na Uy, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Luých Xăm Bua, Pháp
-Cuối 1940 Đức chiếm đông Nam Âu: Hungari, Bungari, An , Hi lạp, Nam tư
-22-6-1941 Đức tấn công LX
b Châu Á
-Nhật xâm lược TQ
-7-12-1941 Bất ngờ tấn công hạm đội mĩ ở Trân châu cảng ->làm chủ châu á Thái bình dương
c Châu Phi
-9-1940 I ta li a tấn công Ai Cập
=>Chiến sự lan rộng khắp thế giới
-Tháng 1-1942 mặt trận đồng minh chống PX hình thành
2 Quân đồng minh phản công.chiến tranh kết thúc 
-2-2-1943 chiến thắng X ta lin g rát của quân đội Liên Xô tạo nên bước ngoặt của chiến tranh.
- Quân đồng minh phản công trên khắp các mặt trận 
+ Tại mặt trận Xô-Đức.
Cuối 1944 Hồng quân đuổi PX ra khỏi lãnh thổ.
 Đầu 1945 LX giúp Đông Âu giải phóng đất nước.
+Tại Bắc Phi.
5-1943 I-ta-li-a hạ khí giới đầu hàng.
25-7-1943 CNPX I-ta-li-a sụp đổ hoàn toàn.
+ Tại mặt trận Tây Âu.
 LX, Mĩ, Anh mở mặt trận thứ hai tiêu diệt quân Đức.
 Đêm 8 rạng 9-5-1945 PX Đức đầu hàng không điều kiện.
+ Tại mặt trận Châu Á
 15-8-1945 Nhật kí đầu hàng không điều kiện.
=>Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
III Kết cục của chiến tranh
-CNPX bị tiêu diệt hoàn toàn.
-Hậu quả:
 60 tr người chết
 90 tr người bị thương
 Thiệt hại vật chất gấp 10 lần CTTGI.
-> Những biến đổi căn bản của tình hình thế giới 
c. Củng cố, luyệ tập 
? Em có suy nghĩ gì về hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới.
? Cuộc chiến tranh mang tính chất gì.
? Em hãy trình bày lại diễn biến của chiến tranh qua bản đồ.
Bài tập :Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng
Sự kiện
Thời gian
1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
a. Ngày 9/5/1945
2. Phát xít Đức tấn công Liên Xô
b. Ngày 1/9/1939
3. Chiến thắng Xtalingrát
c. Ngày 22/6/1941
4. Phát xít Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện
d. Tháng 2/1943
d. Hướng dẫn học ở nhà 
-Học thuộc bài , lập niên biểu về những sự kiện chính của chiến tranh thế giới lần thứ hai .
- Đọc trước bài 22: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn hoá nghệ thuật nửa đầu TK XX
& & &.
Ngày soạn : 6/ 12 /2010 Ngày dạy: 10/ 12 / 2010 Dạy lớp:8A
 Ngày dạy: 10/ 12 / 2010 Dạy lớp:8B
Chương V
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KĨ THUẬT, VÀ VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
 Tiết 33 Bài 22
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
1 Mục tiêu bài học
a Kiến thức.
-Những tiến bộ vượt bậc của khoa học- kĩ thuật nhân loại đầu XX.
-Sự phát triển của nền văn hoá mới, văn hoá Xô Viết, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lê Nin kế thừa văn hoá nhân loại.
b Kĩ năng.
-Kĩ năng so sánh, đối chiếu lịch sử, nắm vững tính ưu việt của văn hoá Xô Viết
-Bồi dưỡng phương pháp tìm hiểu, say mê sáng tạo khoa học.
c Thái độ.
-Biết trân trọng và bảo vệ văn hoá nhân loại, những thành tựu khoa học- kĩ thuật ứng dụng vào thực tiễn.
2. Chuổn bị của GV và HS
-Những hình ảnh về sự phát triển của khoa học kĩ thuật và các nhà bác học điển hình
 3Tiến trình bài dạy	 
* Ổn định lớp
aKiểm tra bài cũ
? Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án Sau khủng hoảng kinh tế mâu thuẫn giữa các nước về quyền lợi và thuộc địa ngày càng sâu sắc.
-CNPX ra đời, hình thành hai khối quân sự kình địch nhau Px><ĐQ – cùng chĩa mũi nhọn vào LX.
- Chính sách thoả hiệp của Anh , Pháp Mĩ đã tạo điều kiện để bọn phát xít châm ngòi lửa chiến tranh.
+3-1939 Đức chiếm Tiệp Khắc
+1-9-1939 Đức chiếm Ba Lan => Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
-> Chiến tranh thế giới bùng nổ
? Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án : -CNPX bị tiêu diệt hoàn toàn.
-Hậu quả:
 60 tr người chết
 90 tr người bị thương
 Thiệt hại vật chất gấp 10 lần CTTGI.
-> Những biến đổi căn bản của tình hình thế giới 
* Giới thiệu bài :-Đầu XX thế giới đã có sự tiến bộ vượt bậc về khoa học- k

File đính kèm:

  • docSử 8 tiết 32.doc
Giáo án liên quan