Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 23, Bài 15: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Những nét chung tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX

 - Tại sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng.

 - Diễn biến chính cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

2. Kỹ năng:

 - Sử dụng bản đồ nước Nga để xác định vị trí nước Nga trước cách mạng

 - Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử rút ra nhận xét của mình.

3. Thái độ :

 Qua bài học bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 23, Bài 15: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nước Nga trước và sau cách mạng tháng Mười 
	 - Tư liệu lịch sử nói về cách mạng tháng Mười Nga. 
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
	Quan sát bản đồ, tranh ảnh lich sử nước Nga trước và sau cách mạng để trả lời câu hỏi và làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Em hãy trình bày các nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại ?
Dự kiến trả lời:
	Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB 
	Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á-Phi
 	Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế 
 	Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và văn học nghệ thuật
 	Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại nhiều hậu quả cho nhân loại.)
	Giới thiệu bài: (1ph) 
“Từ trong lòng cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã bùng nổ và giành thắng lợi, mở ra thời đại mới trong lịch sử xã hội loài người-thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự kiện lịch sử trọng đại này”.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
6’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Dùng bản đồ nước Nga giới thiệu vị trí nước Nga đầu thế kỷ XX.
Là một đế quốc phong kiến rộng lớn gồm phần đất ở châu Âu và châu Á, Nga tồn tại chế độ Nga Hoàng - nhà tù của các dân tộc Nga. Aùch áp bức dân tộïc và giai cấp nặng nề. Cách mạng 1905-1907 bùng nổ mạnh mẽ ở Nga nhưng thất bại, nước Nga tiếp tục tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng. 
(H): Nga hoàng đã có những việc làm gì tổn hại đất nước?
(H): Em có nhận xét gì về bức tranh 52 SGK?
(H): Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước Nga đầu thế kỷ XX ?
(H): Đầu thế kỉ XX nước Nga tồn tại những mâu thuẩn nào?
GV: Là đế quốc quân chủ chuyên chế lạc hậu về kinh tế, bảo thủ về chính trị (tích cực tham gia chiến tranh đế quốc, đàn áp nhân dân, ngày càng bất lực không còn khả năng thống trị .)
- Sự lạc hậu của nước Nga ---> những mâu thuẫn trong xã hội Nga giữa đế quốc Nga với các dân tộïc Nga, giữa tư bản với vô sản, giữa phongkiến với nông dân trở nên vô cùng gay gắt 
---> nước Nga trở thành nước yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa, tạo điều kiện cho cách mạng nổ ra và thắng lợi. 
GV cho hs đọc đoạn chữ nhỏ.
(H): Cần làm gì để giải quyết những mâu thuẩn trên?
GV: Kinh tế đất nước suy sụp, xã hội tồn tại nhiều mâu thuẩn, như vậy tình thế cách mạnh đã chín muồi.
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Học sinh theo dõi bản đồ và lắng nghe giảng.
- Đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc (chiến tranh thế giới thứ nhất), kinh tế suy sụp. 
- Quân đội thiếu vũ khí, lương thực, thua trận liên tiếp .
- Nước nga lạc hậu (ruộng đồng khô hạn, phương tiện canh tác lạc hậu, chủ yếu là phụ nữ làm việc ngoài đồng, nam giới phải ra mặt trận .)
- Nông nghiệp lạc hậu, quân đội thiếu lương thực, đời sống nhân dân cực khổ.
- Nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẩn: Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, công nhân với tư sản, đế quốc Nga với các nước đế quốc khác, giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng.
- Lắng nghe
- 1hs đọc, cả lớp chú ý theo dõi.
- Cần có môït cuộc cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng.
- Lắng nghe
I. HAI CUỘC CÁCH MẠNG Ở NƯỚC NGA NĂM 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng:
- Chính trị: Đầu thế kỷ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng
- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, quân đội thiếu vũ khí, lương thực, đời sống nhân dân cực khổ. 
-Xã hội: Tồn tại nhiều mâu thuẩn, nhất là mâu thuẩn giữa nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng gay gắt.
---> Tình thế cách mạng chín muồi, sự bùng nổ của một cuộc cách mạng là điều không thể tránh khỏi.
10’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho học sinh đọc mục 2 SGK
(H): Nêu vài nét diễn biếùn cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
(H): Kết quả mà cách mạng tháng Hai năm 1917 đã đem lại là gì?
(H): Ai là người đóng vai trò quyết định trong cách mạng tháng Hai năm 1917?
(H): Sau cách mạng tháng 2-1917 cục diện chính trị nước Nga có gì đặc biệt?
(H): Chính quyền của giai cấp tư sản đã làm gì?
(H): Vì sao cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 được coi là cuộc cách mạng dân chủ kiểu mới?
GV: Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế đôï Nga hoàng nhưng lại xuất hiện hai chính quyến song song tồn tại nên cần một cuộc cách mạnh mới lật đổ chế độ tư sản đó là cách mạng tháng Mười.
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Học sinh đọc mục 2 SGK
- 23-2-1917 biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ -rô-grát. 
- 26-2-1917 Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang ---> chế độ Nga Hoàng bị lật đổ. 
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng
- Công nhân là người đóng vai trò quyết định trong việc lật đổ chế đôï Nga hoàng nhưng chính quyền mới lại rơi vào tay giai cấp tư sản.
- Có 2 chính quyền song tồn tại: các Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính và Chính phủ lâm thời tư sản đại diện cho giai cấp tư sản nắm được quyền. 
- Vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh đế quốc và đàn áp nhân dân trong nước.
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì giai cấp công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đóng vai trò là động lực chủ yếu quyết định thắng lợi của cách mạng, hướng tới mục tiêu lật đổ chế độ phong kiếùn đem lại quyền lợi cho nhân dân 
- Lắng nghe
2. Cách mạng tháng Hai năm 1917
- Tháng 2/1917 cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga.
- Diễn biến: 
+ Ngày 23-2 (8-3) 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ -rô-grát bãi công.
+ Ngày 27-2 (12-3) dưới sự lãnh đạo của đảng Bôn-sê-vich công nhân đã khởi nghĩa vũ trang giàng chính quyền.
-Kết quả: 
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng bị lật đổ.
+ Sau cách mạng tháng Hai có hai chính quyền song tồn tại: Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính phủ lâm thời tư sản. 
-Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
15’
* HOẠT ĐỘNG 3:
(H): Sau cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga có gì nổi bật? 
(H): Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Nga?
GV: Công việc chuẩn bị kế hoạch tiếp tục cuộc cách mạng được tiến hành rất khẩn trương, hoàn tất.
- Đầu tháng Mười, Lê-Nin từ nước ngoài trở về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng. 
- Thành lập đội cận vệ đỏ-lực lượng chủ lực tiến hành cách mạng. 
- Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thông qua quyết định khởi nghĩa hết sức mau lẹ. 
(H): Quan sát h54 cho biết H. 54 nói đến sự kiện gì?
(H): Nêu những sự kiện chính cách mạng tháng Mười?
(H): So với cách mạng tháng Hai, cách mạng tháng Mười đã đem lại kết quả tiến bộ như thế nào?
GV: Cách mạng tháng Mười đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thiết lập nhà nước vô sản đem lại chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Hai chính quyền song tồn tại, thực tế chính quyền rơi vào tay Chính phủ lâm thời tư sản: tiếp tục chính sách theo đuổi chiến tranh và đàn áp nhân dân. 
- Các tầng lớp nhân dân phản đối mạnh mẽ chính sách của chính phủ lâm thời tư sản 
- Phải làm một cuộc cách mạng lật đổ sự thống trị của tư sản .
- Lắng nghe
- Đông đảo công nhân và binh lính với tinh thần xung phong tấn công và chiếm cung điện mùa đông nơi đặt trụ sở của Chính phủ lâm thời tư sản.
- Đêm 24-10 taiï điện Xmô-nưi Lê Nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát và chiếm cung điện Mùa đông.
- 25-10-1917 Cung điện Mùa Đông bị chiếm ---> Chính phủ lâm thời tư sản hoàn toàn sụp đổ. 
- Tiếp đó khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi ở Mat-xcơ-va và đến năm 1918 giành thắng lợi trên toàn nước Nga.
- Cách mạng tháng Mười đã lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản thiết lập nhà nước vô sản đem lại chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.
- Lắng nghe
3. Cách mạng tháng Mười năm 1917:
- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vich Nga lãnh đạo cuộc cách mạng. 
- Sự chuẩn bị được tiến hành chu đáo.
* Diễn biến: 
- 24/10/1917 (6/11) tại điện Xmô-nưi Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát và bao vây cung điện mùa đông.
- 25/10/1917 (7/11) Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời tư sản bị bắt.
* Kết quả: 
- Cách mạng tháng Mười đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thiết lập nhà nước vô sản đem lại chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân. 
5’
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng ởnước Nga năm 1917?
-Vì sao nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng ?
- Nêu những sự kiện chứng tỏ vai trò to lớn của Lê Nin đối với cách mạng tháng Mười. ?
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Do sự thối nát của chế độ Nga hoàng đã dẫn đến mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân nga với chế độ Nga hoàng tăng cao.
-Vì cách mạng tháng 2 lật đổ chế đôï Nga hoàng nhưng sau đó cục diện có 2 chính quyền song song tồn tại nên cần tiến

File đính kèm:

  • docT23 - CACH MANH THANG MUOI NGA 1917.doc