Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 1 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên (2 tiết)

1. Mục tiêu:

a.Kiến thức

- Giúp học sinh nắm được: Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của CM Hà Lan giữa thế kỉ XVI, CM Anh giữa thế kỉ XVII, các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “CM Tư sản”

b .kĩ năng :- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, làm bài tập lịch sử.

c. Thái độ:

- Thông qua các sự kiện cụ thể bồi dưỡng cho học sinh: Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc CM. Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 

doc14 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 1 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chếàcuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Để thấy được cuộc CMTS ở Anh diễn ra như thế nào? 
Ngay từ đầu thế kỉ XVII ở nước Anh đã có quốc hội, nhưng các vua Anh không muốn có sự tồn tại của quốc hội à1640 quốc hội được triệu tập, trong quốc hội phần lớn là các quý tộc mới và tư sản.
Vì sao năm 1640 vua Anh phải triệu tập quốc hội?
Vì vua tiên hành đàn áp cuộc khởi nghĩa của người xcốtlen chống lại việc cưỡng bức họ theo Anh giáo,nhà vua buộc phải triệu tập quốc hội, các đại biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của sáclơ I và họ đề ra một số yêu cầu, vua không được tự tiện đặt thuế mới, bắt người phải đưa ra toà án xét sử, đứng đằng sau quốc hội được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, nên Sác lơ I tích cực chuẩn bị lực lượng chống lại quốc hội và nhân dân
Tường thuật (Sử dụng lược đồ)
Tháng 8-1642 sáclơ I tuyên chiến với quốc hội, cuộc nội chiến bát đầu, giai đoạn đầu quân của nhà vua thắng vì có trang bị tốt và quân đội thiện chiến hơn song một số người đứng đầu quốc hội muốn thông qua cuộc nội chiến lật đổ Sác lơ I nên crômoen và các quý tốc đã có tổ chức quân đội
Ô li vơ crôm oen (1599 – 1659) xuất thân là một địa chủ hạng trung và trở thành quý tộc mới, ông ra nhập quốc hội với hàm đại uý, ông sớm nhận thức được muốn giành được thắng lợi phải dựa vào dân, ông tổ chức quân đội mà lực lượng nòng cốt là nhân dân, có kỉ luật và tính chiến đấu cao, gọi là quân đội sườn sắt nhờ đó 1645 quân đội của nhà vua đã thua ở lành nê dơ bi, miền trung nước Anh, Sác lơ I chạy lên nước bắc Anh bị người xcốtlen bắt và giao lại cho quốc hội sau đó vua chốn và đến năm 1648 lại phát động chiến tranh chống quốc hội, nhưng lúc này quân quốc hội mạnh hơn và được nhân dân ủng hộ nên đã đánh thắng, sáclơ I bị bắt cuộc nội chiến chấm dứt
Trước sức ép của quân đội và nhân dân, crôm oen phải đưa vua ra xét xử
Quan sát hình 2 trang 6 SGK xử tử sáclơ I
(Ngày 30/1/1649 hàng nghìn dân Luân Đôn kéo đến Quảng trường trước lâu đài phòng trắng để dự buổi hành hình nhà vua giữa quảng trường đặt một sàn gỗ cao có lính canh gác, nhà vua bị dẫn lên sàn có vệ binh đao phủ, linh mục đi theo, một người đọc bản án kết tội nhà vua là phản quốc, nà vua bị bắt quỳ, kê đầu lên một chiếc bục, nhát rìu giáng xuống cổ vua giữa tiếng reo hò của quần chúng
Sự kiện sáclơ I bị hành hình có ý nghĩa gì?
( Nước Anh đã trở thành nước Cộng hoà)
Vì sao sau khi thành lập nền cộng hoà, nông dân binh lính lại đấu tranh?
Vì trong cuộc nội chiến họ là lực lượng chủ yếu, quyết định sự thắng lợi, song chiến tranh qua rồi họ không được hưởng một chút quyền gì mà tất cả mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản, chúng lai thay vào đó một chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, chính vì vậy họ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình quốc hội mới và tư sản quyết định đưa crôm oen lên làm bảo hộ công (1653) thiết lập chế độ độc tài quân sự, đến năm 1658 crôm oen chết, quý tộc và tư sản sợ quần chúng phản kháng nên chủ trương lập lại chế độ quân chủ vẫn giữ thành quả của CM, tháng 12/1688 quốc hội tiên hành một cuộc đảo chính, phế truất vua giêm II, lên ngôi năm 1685
Giải thích:Chế độ quân chủ lập hiến, vua có chức nhưng mọi quyền hành thuộc về quốc hội đứng đầu là tư sản và quý tộc mới
Đưa Vin hem ô ran giơ ( quốc trưởng hà lan con rể giêm II) lên làm vua, chế độ quân chủ lập hiến ra đời, giai cấp tư sản và quý tộc mới không muôn s Cm đi xa hơn
Cuộc đảo chính 12-1688 dẫn đến kết quả gì?vì sao?
Cuộc CMTS Anh giữa thế kỉ XVII thắng lợi không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với nước Anh mà còn ảnh hưởng đối với Châu Âu và thế giới
Em hãy nêu kết quả của cuộc CMTS Anh thế kỉ XVII
Cuộc CMTS Anh đã thành công chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh, cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, nhưng quyền lợi của nhân dân lao đọng lại không được đáp ứng
Đọc câu nói của mác Trang 6
CMTS thắng lợi của một chế độ mới nhưng chế độ đó vẫn là tư hữu tư bản chủ nghĩa
Tính chất của Cuộc cách mạng là cuộc cách mạng tư sản
CMTS là gì? Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo
(Ở Anh quý tộc mới nhằm đánh đổ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản)
- Thế kỉ XV xuất hiện các xưởng sản xuất thuê nhân công, nhiều trung tâm sản xuất buôn bán, các ngân hàng-> SXTBCN. 
-Xã hội có 2 giai cấp mới : tư sản và vô sản. 
-CĐPK mâu thuẫn GCTS và các tầng lớp nhân dân lao động.-> cách mạng tư sản nổ ra
2.Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.(10’)
- Đầu thế kỉ XVI nền kinh tế TBN phát triển mạnh ở vùng đất Nê đéc lan
-Nhưng thực dân Tây Ban Nha đã ngăn cản
- 8/1566 nhân dân Nê đéc lan nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ à1581 thành lập nước cộng hoà Hà lan.
- Đến năm 1648 nền độc lập Hà Lan được công nhận, đây là cuộc CMTS đầu tiên
II.Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII(20’)
1.Sự phát triển của CNTB Anh (5’)
- Quan hệ sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ
- Nhiều công trường thủ công, thương mại tài chính
- Phát minh về kĩ thuật, tổ chức lao động hợp lí.
- Xuất hiện quý tộc mới kinh doanh theo lối tư bản
- Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản dân tộc, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế à CM lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ tư bản chủ nghĩa
2.Tiến trình CM(10’)
a, Giai đoan I (1642-1648)
- năm 1640 Quốc hội được triệu tập
- 8/1642 cuộc nội chiến bùng nổ à quân quốc hội do Ô-li-vơ Crôm-oenchỉ huy thắng quân nhà vua 
->năm 1648 nội chiến chấm dứt
b. Giai đoạn II (1649-1688)
 - Ngày 30/1/1649 sáclơ I bị sử tử, nước Anh trở thành nước cộng hoà
- 12-1688 Quốc hội tiến hành đảo chính, chế độ quân chủ lập hiến được ra đời
3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cm tư sản Anh giữa thế kỉ XVII(5’)
- Cm đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới
- Cuộc cách mạng ở Anh là cuộc cách mạng tư sản
GV:Sơ kết bài học: (4’)
Các em vừa được tìm hiểu 2 cuộc cách mạng tư sản ở Hà lan, CMTS Anh, các em nắm chắc được nguyên nhân dẫn đến cuộc Cm, ý nghĩa cuộc CM Hà Lan, CM TS Anh
c. Củng cố, luyện tập :? Cuộc CMTS Hà Lan, cuộc CMTS Anh có điểm gì giống và khác nhau? 
- Giống: Đều là cuộc CMTS lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa Tư bản phát triển.
- Khác:CM Hà lan là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, còn CM Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến 
 ? - Vì sao nói Cách mạng Anh là cuộc Cm không triệt để?
 H. Lãnh đạo cách mạng là liên minh TS - quý tộc mới, nên nhiều tàn dư phong kiến không bị xoá bỏ. Nông dân không được chia ruộng đất mà còn tiếp tục bị chiếm, bị đẩy đến chỗ phá sản hoàn toàn.
5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà 
- Lập niên biểu cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII?
Niên đại
Sự kiện
6. 1642
 1648
30.1.1649
 1688
Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới. 
.. & & &
Ngày soạn: 15/8/2010
Ngày dạy: 27/8/2010 Dạy lớp: 8A 
Ngày dạy: 20/8/2010 Dạy lớp: 8B 
Ngày dạy: 21/8/2010 Dạy lớp: 8C 
Tiết 2: Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN(Tiếp)
	 1. mục tiêu:
a. Kiến thức - Giúp HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cuộc CM.Chiến tranh giàng độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập hợp chúng Quốc Mĩ (Hoa Kì)
b Kỹ năng - Rèn kĩ Năng sử dụng lược đồ, tranh ảnh, SGk.
c. Thái độ:
- Thông qua các sử kiện bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng về vai trò quần chúng nhân dân trong các cuộc CM. Vai trò của người lãnh đạo Oa- Sinh- Tơn.
 2. Chuẩn bị của GVvà HS: 
a. Giáo viên:Lược đồ cuộc chiến tranh giàng độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Tìm hiểu tư liệu về Gio- giơ-oa-sinh -tơn.
 b. Học sinh: Đọc SGK, tìm hiểu nhân vật G. Oa sinh tơn, xem trước lược đồ hình 3(SGK)
 3 Tiến trình bài dạy 
 * Ổn định Lớp 8A:
 8B:
 8C
a . KIểm tra bài cũ( 5’)
Câu hỏi:CM Tư sản Anh thắng lợi có ý nghĩa gì? Cuộc CM tư sản Anh có gì khác với cuộc CM tư sản Hà Lan.
Đáp án: - Cuộc cm tư sản Anh thắng lợi đã mở đường cho CNTB phát triển, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.(4điểm)
- Cuộc CM tư sản Anh là cuộc nội chiến do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ phong kiến, còn cuộc CM tư sản Hà Lan là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.(6điểm)
	*Giới thiệu bàì mới: Sau cuộc CM tư sản Anh khoảng 100 năm, một cuộc biến động chính trị, xã hội to lớn đã bùng nổ ở Châu Mĩ, đó là cuộc CMTS đầu tiên ở Châu Mĩ và là cuộc CMTS thứ 3 trên thế giới.
b. Bài mới:
	III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
GV. Sau cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ.Nhiều nước Châu âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa.
GV. Treo lược đồ giới thiệu:
Trong số các nước Châu âu lần lượt chiếm thì Anh là nước chiếm nhiều nhất. Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII Anh chiếm một vùng rộng lớn ở ven bờ Đại Tây Dương thành lập 13 thuộc địa của mình với số dân là 2.600.000người, trong số này chủ yếu là người Anh. Đay là vùng đất phì nhiêu, giàu tài nguyên quê hương lâu đời của người In-đi- an (thổ dân da đỏ) Trong hai thế kỉ XVII-XVIII, Thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn thổ dân da đỏ vào vùng đất phía tây xa xôi, chúng bắt người dân da đen ở Châu phi đưa sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền.
?TB. Em hãy nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực dân anh ở Bắc Mĩ?
H. ( Người Châu âu di cư sang Mĩ, mang theo quan hệ sản xuất TBCN, bóc lột lao động nô lệ da đen trong đồn điền...)
Thực dân Anh bắt đầu xâm nhập từ thế kỉ XVII, đến thế kỉ XVIII chúng chính thức thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
GV. Gọi HS đọc từ “kinh tế” đến “thực dân Anh.”
?TB. Nền kinh tế của 13 thuộc địa phát triển như thế nào?
HS ( Sớm phát triển theo con đường CNTB)
GV. Nhiều công trường thủ công xuất hiện: sản xuất rượu, bột, dệt đay, thuỷ tinh, đống tàu, luyện sắt, cùng với sự phát triển công nghiệp, nền thương nghiệp của Bắc mĩ cũng rất phát triển, nhiều hàng hoá của 13 thuộc địa được xuất khẩu: da thú quý, các loại nông cụ.Bô xtơn là trung tâm công nghi

File đính kèm:

  • docSử 8 tiết 1.doc