Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 30: Phong trào yêu nước chống pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918

 1 . Mục tiêu bài học

 a . Kiến thức : H cần nhận thức rõ :

+ xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc VN "xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú .

+Phong trào Đông Du 1905-1909

+Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 1907

+Cuộc vận đông duy tân và chống thuế ở trung kỳ 1908

b Thái độ:

+giáo dục cho H trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đang muốn tìm ra 1 con đường mới cứu dân tộc khỏi vòng nô lệ

+H hiểu rõ bản chất tàn bạo ,xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc ,đế quốc phương đông và phương tây cùng tàn bạo cướp nước như nhau

c . Kỹ năng .

+H hình thành kỹ năng so sánh ,đối chiếu các sự kiện lịch sử

+Biết nhận định ,đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 4324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 30: Phong trào yêu nước chống pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/4/2011
 Ngày dạy : 15/4/2011 dạy lớp 8A
 Ngày dạy : 13/4/2011 dạy lớp 8B 
 Bài 30 : 
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918
Tiết 49 : I . Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất 
 1 . Mục tiêu bài học 
 a . Kiến thức : H cần nhận thức rõ :
+ xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc VN "xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú .
+Phong trào Đông Du 1905-1909 
+Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 1907 
+Cuộc vận đông duy tân và chống thuế ở trung kỳ 1908 
b Thái độ:
+giáo dục cho H trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đang muốn tìm ra 1 con đường mới cứu dân tộc khỏi vòng nô lệ
+H hiểu rõ bản chất tàn bạo ,xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc ,đế quốc phương đông và phương tây cùng tàn bạo cướp nước như nhau 
c . Kỹ năng .
+H hình thành kỹ năng so sánh ,đối chiếu các sự kiện lịch sử 
+Biết nhận định ,đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật 
 2. chuẩn bị của GV và HS
 a . Thầy + văn thơ yêu nước đầu thế kỷ XX 
 + Chân dung các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX 
b. trò : đọc trước SGK ở nhà 
 3. tiến trình tiết dạy 
* / ổn định tổ chức 8A
 8B 
 a . Kiểm tra bài cũ : (15’)
 ? Vì sao xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc hồi đầu thế kỷ 
XX ?
 * / Đáp án 
- Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc "xuất hiện các giai tầng mới có cách suy nghĩ mới về con Đường giải phóng dân tộc .
- Do các tư tưởng dân chủ tư sản của châu âu được truyền vào nước ta qua các sách báo của trung Quốc 
- Tấm gương tự cường của Nhật Bản " xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện ở Việt Nam 
* /Đặt vấn đề vào bài mới : Sau khi phong trào cần vương cuối thế kỷ XIX tan rã ,phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng cũng tạm lắng xuống ( trừ khởi nghĩa Yên Thế ) một phong trào cách mạng mới đã được dấy lên ở nước ta : phong trào có xu hướng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú . hôm nay chúng ta tìm hiểu phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918
 II . Dạy bài mới 
H
?
H
T
?
H
T
H
?
H
T
?
H
T
?
T
?
H
T
?
T
?
H
T
?
H
H
T
?
H
T
( Đọc mục 1 Sgk )
Phong trào Đông du ra đời trong hoàn cảnh nào ?
( Trả lời theo SGk ) 
Đầu thế kỷ XX trào lưu chung của nhiều nước châu á là muốn nhờ cậy Nhật Bản để giành độc lập 
Hội duy Tân ra đời như thế nào ?
Năm 1904 hội duy Tân ra đời do Phan Bội Châu đứng đầu .
Đầu năm 1904 Phan Bội Châu , Cường Để ( cháu đích tôn của hoàng tử Cảnh , dòng dõi trực tiếp của vua Gia Long ) và hơn 20 đồng chí của ông thành lập duy Tân Hội do Cường Để làm hội chủ . Phan Bội Châu,Nguyễn Hàm , Dặng thái thân là hội viên trọng yếu , sở dĩ chọn Cường Để làm hội chủ là Phan Bội Châu muốn “ thu phục nhân tâm ” tập hợp những sĩ phu yêu nước và tranh thủ sự đồng tình , giúp đỡ của nhiều người yêu nước còn có tư tưởng quân chủ 
- Duy tân hội xác định 3 nhiệm vụ trước mắt :
+ Phát triển thế lực của hội về người và tài chính 
+ Xúc tiến chuẩn bị bạo động 
+ Chuẩn bị xuất dương cầu viện 
- Cuối cùng hội quyết định cầu viện Nhật Bản , tổ chức phong trào Đông Du .
( Đọc phần chữ nhỏ trong SGk )
Phong trào Đông du diễn ra như thế nào ?
( Trả lời theo Sgk )
Tháng 3-1909 Phan Bội Châu và Cường Để cũng bị trục xuất khỏi Nhật , phong trào đông du tan rã , Duy Tân hội ngừng hoạt động .
Dựa vào đâu hội Duy Tân chủ trương vũ trang giành độc lập , em có suy nghĩ gì về chủ trương này ?
+ Hội Duy Tân muốn nhờ Nhật Bản “ Ông anh cả da vàng ” “ Đồng văn , đồng chủng ”sẽ giúp đỡ chúng ta vũ khí , tiền bạc , đào tạo cán bộ .
Chủ trương này chưa chuẩn xác , còn “ Ấu trĩ ” cách mạng muốn thành công không thể chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của nước ngoài “ Cầu ngoại viện ” mà cách mạng muốn thành công phải do nhân tố bên trong quyết định 
( Quan sát hình 102 )
Phan Bội Châu là nhà yêu nước điển hình của phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX , trong tư tưởng của cụ có nhiều điểm mới .
- Phan Bội châu muốn đánh Pháp , giải phóng dân tộc rồi sau đó đua nước nhà tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa ( con đường tiến bộ lúc đó ) nhưng ông muốn dựa vào Nhật bản để đánh pháp thì không thể thực hiện được , ông còn ảo tưởng với chủ nghĩa đế quốc 
Đông Kinh nghĩa Thục thành lập trong hoàn cảnh nào ?
+ Cùng với phong trào Đông Du , ở Bắc kỳ có cuộc vận động cải cách văn hoá xã hội theo lối tư sản .
+ Tháng 3-1907 Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập tại Hà nội do Lương Văn Can , Nguyễn Quyền , Lê Đại, vũ Hoành đứng đầu .
( cho H Quan sát hình 103 : Lương Văn can ( 1854- 1927 ) Hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghiã Thục )
Đây là trường học mở tại thủ đô , thuần vì nghĩa ( đông kinh là tên cũ của Hà Nội ) 
-Ở Nhật bản thời Minh Trị Duy Tân mở Khánh ứng nghĩa thục , Việt Nam theo gương Nhật bản mở Đông Kinh Nghĩa Thục .
Chương trình của Đông Kinh Nghĩa Thục bao gồm những vấn đề gì ?
Học sinh của trường có lúc lên tới 1000 người , những buổi bình văn của trường quần chúng tham gia rất 
đông .
“ Buổi diễn thuyết người đông như hội 
 Kỳ bình văn khách đến như mưa ”
Họ diễn thuyết về các đề tài lịch sử , quá khứ oanh liệt của dân tộc , những cuộc cách mạng điển hình của thế giới , xây dựng nếp sống văn minh , bài trừ hủ tục , dùng hàng nội hoá ...
- Bình văn : những bài thơ yêu nước của ĐKNT hoặc của Phan bội Châu từ Nhật gửi về .
Em hãy nêu rõ quy mô hoạt động của Đông kinh nghĩa thục ?
+ Lúc đầu hoạt động tại Hà Nội 
+ Học sinh có lúc lên tới 1000 người 
ĐKNT có tác dụng như thế nào đối với phong trào yêu nước chông pháp của dân tộc ta 
Trong phiên họp hội đồng quân sự đông dương , bọn TDP đã nhận định răng : “ Không còn là một câu truyện hoang đường khi khẳng định rằng : Đông kinh nghĩa Thục là một cái lò phiến loạn ở Bắc kỳ ” tháng 12-1907 chúng thu hồi giấy phép , buộc nhà trường đóng cửa 
Cuộc vận động duy tân ở Trung Kỳ diễn ra như thế
 nào ?
+Đầu thế kỷ XX phong trào duy Tân diễn ra sôi nổi ở Trung Kỳ .
+ Chương trình gần giống như ĐKNT 
+ Hình thức rất phong phú : mở trường , diễn thuyết các đề tài sinh hoạt xã hội , tình hình thế giới 
+ Đả phá những hủ tục phong kiến 
+ Đả kích quan lại xấu xa 
( Quan sát hình 104 Sgk : Phan Châu Trinh ( 1872-
1926 )
Phan châu Trinh là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX ( Dân chủ tư sản) là nhà nho yêu nước chân chính 
Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ta ?
Năm 1908 dưới ảnh hưởng của phong trào Duy Tân , Phong trào chống thuế đã nổ ra ở trung kỳ .
- Bắt đầu từ Quảng Nam , sau lan ra Quảng ngãi , Bình Định và khắp trung Kỳ . TDP đã thẳng tay đàn áp Phong trào , Phan châu Trinh , Trần Quý Cáp bị tuyên án tử hình .
- Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ đã làm tê liệt chính quyền địch ở nông thôn , từ đấu tranh hoà bình , phong trào dần thiên về khuynh hướng bạo động 
- Phong trào thể hiện rõ tinh thần và năng lực cách mạng của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc , nhưng cũng thể hiện rõ phong trào cách mạng Việt Nam lúc này đang thiếu 1 giai cấp lãnh đạo có đầy đủ năng lực .
1 / Phong trào đông du
a / Hoàn cảnh : Đầu thế kỷ XX 1 số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường .
b / Diễn biến 
- Năm 1904 hội Duy Tân thành lập do Phan Bội Châu Đứng đầu 
* / Mục đích : Lập ra một nước Việt nam độc lập 
* Hoạt động chủ yếu của hội là phong trào đông du .
- Phong trào đông du được thực hiện từ 1905 "9-1908 , tất cả lưu H bị trục xuất khỏi Nhật bản 
- Tháng 10 -1908 phong trào hoàn toàn tan rã .
2 / Đông Kinh Nghĩa Thục 
 ( 1907 ) 
a / Hoàn cảnh thành lập 
+ Đầu thế kỷ XX ở Bắc Kỳ có cuộc vận động cải cách văn hoá xã hội theo lối tư sản .
+ 3-1907 Đông kinh nghĩa thục thành lập tại Hà nội .
b / Chương trình 
+ Địa lý , lịch sử , khoa học thường thức 
+ tổ chức bình văn .
+ Xuất bản báo chí , bồi dưỡng lòng yêu nước .
+ Truyền bá tri thức mới và nếp sống mới 
c / Hoạt động 
+ lúc đầu hoạt động chủ yếu ở Hà Nội .
+ Sau lan rộng ra ra các tỉnh Bắc kỳ , lôi cuốn hàng ngàn người tham gia 
d / Tác dụng .
- Đạt được kết quả rất lớn , đặc biệt là trong cuộc cổ động cách mạng , phát triển văn hoá , ngôn ngữ dân tộc .
3 / Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở trung kỳ ( 1908 )
a / Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ .
- Lãnh đạo : Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng .
 - Hình thức : Phong phú :
+ Mở trường dạy học theo lối mới 
+ Vận động lối sống văn minh 
+ Đả kích hủ tục phong kiến 
+ Vận động mở mang công thương nghiệp .
b / Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ .
- Phong trào bùng nổ năm 1908 bắt đầu từ Quảng Nam 
+ Sau lan ra khắp trung Kỳ .
+ Phong trào đã bị TDP đàn áp 
c / Củng cố,luyện tập.
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX và cuối TK XIX ( Mục đích , Mục tiêu , hình thúc đấu tranh )
Đáp Án 
Giống nhau về mục đích : giải phóng dân tộc 
Khác nhau :
Mục tiêu :
+ Phong trào Cần Vương cuối Tk XIX : Thiết lập lại chế độ phong kiến 
+ Phong trào tự vệ võ trang kháng pháp cuối TK XIX đòi cơm no , áo ấm , ruộng đất , độc lập dân tộc 
+ Phong trào đầu TK XX : Sau khi cách mạng thành công các sĩ phu tiến bộ muốn đưa nước nhà tiến lên theo con đường TBCN .
Hình thức đấu tranh 
Phong trào cuối TK XIX : Khởi nghĩa vũ trang 
Phong trào đầu TK XX Hình thức rất phong phú : vũ trang , bạo động , cải cách duy tân , mở trường dạy học theo lối mới , tổ chức ra đoàn H xuất dương cầu viện , phong trào đấu tranh của binh lính
d / Hướng dẫn học ở nhà 
học thuộc bài .
Đọc trước phần II : Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất 
( 1914 -1918 )

File đính kèm:

  • docTiết 48.doc