Giáo án môn Kĩ thuật - Tuần 13 năm 2011
I. Mục tiêu:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích và tự hào với sản phẩm làm được.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu, kích thước mũi thêu khoảng 3- 4 cm).
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35 cm.
+ Kim khâu len.
+ Len (hoặc sợi) khác màu vải.
+ Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu .
Kĩ thuật Thêu dấu nhân I. Mục tiêu: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Yêu thích và tự hào với sản phẩm làm được. II. Đồ dùng dạy học - Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu, kích thước mũi thêu khoảng 3- 4 cm). - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35 cm. + Kim khâu len. + Len (hoặc sợi) khác màu vải. + Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu . III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Tiết 3) A/Bài cũ: *GV kiểm tra đồ dùng. B/ Bài mới: *GVGTB: *HĐ1:Thực hành: - Y/c HS nêu lại cách thêu dấu nhân? - GVnx, hệ thống lại cách thêu dấu nhân. - Nêu các y/c của sản phẩm? - Y/c HS thực hành thêu dấu nhân. - GV quan sát, uốn nắn các em còn lúng túng. *HĐ2: Đánh giá sản phẩm: - GV chỉ định một số HS trưng bày sản phẩm, HDHS nhận xét đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá. - Dặn HS tiết sau tiếp tục thực hành. - HS lấy đồ dùng học tập. - 2HS nêu, lớp nx. + Vạch dấu đường thêu dấu nhân. + Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu. a) Bắt đầu thêu. b) Thêu mũi thứ nhất. c)Thêu mũi thứ hai. d)Thêu các mũi tiếp theo. e) Kết thúc đường thêu. - Các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. - HS thực hành. - HS trưng bày sản phẩm, lớp nx đánh giá. - HS lắng nghe. Mĩ thuật: Tiết 13 Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người I. Mục tiêu: - H nhận biết được đặc điểm một số dáng người đang hoạt động. - H nặn được một số dáng người cơ bản. - H cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiệnvề con người. II. Đồ dùng dạy- học: T: + Một số tranh ảnh về dáng người đang hoạt động. + Một số tượng nhỏ hoặc ảnh chụp về dáng người. + Bài nặn của các lơp trước. + Đất nặn và đồ dùng cần thiết. H: + Sưu tầm tranh ảnh theo nội dung bài. + Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ của T HĐ của H A/ Bài cũ: - T kiểm tra chuẩn bị của H. B/ Bài mới: 1. GTB. 2.HĐ1: Hd quan sát nhận xét. - T đưa tranh ảnh các bức tượng về dáng người, y/c H quan sát nx: + Nêu các bộ phận của cơ thể người? + Mỗi bộ phận có dạng hình gì? + Nêu một số dáng hoạt động của con người? + Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động? - T nhận xét bổ sung. 3. HĐ2: Hd cách nặn. - Y/ c H quan sát các hình gợi ý cách nặn, nêu các bước nặn. - T gợi ý H sắp xếp các hình nặn theo đề tài. - T kết hợp nặn mẫu chậm, đúng qui trình và hướng dẫn nặn. 4. HĐ3: Hd thực hành. - Y/c H thực hành. - T theo dõi, Hd H còn lúng túng, khuyến khích các em tìm dáng người và cách nặn khác nhau để bài nặn của lớp phong phú hơn. 5. HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - Y/c H trình bày sản phẩm trước lớp. - T hd H nhận xét sản phẩm của bạn. - T nhận xét tuyên dương bài làm đẹp, có sáng tạo. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà tập nặn, chuẩn bị đồ dùng tiết sau vẽ trang trí. - H kiểm tra đồ dùng của mình và của bạn. - H lắng nghe. - H quan sát, thảo luận nhóm bàn, nhận xét. - đầu ,thân, tay, chân - H nêu, H bổ sung. - H quan sát các hình SGK nêu các bước nặn tạo dáng người: + Nặn các bộ phận chính trước, nặn cá chi tiết sau rồi ghép, chỉnh sửa lại cho cân đối. - H thực hành. - H trình bày sản phẩm, lớp nhận xét, bình xét bài làm đẹp nhất. - H nghe. - H về nhà thực hiện.
File đính kèm:
- KI MI.doc