Giáo án môn Khoa học Lớp 4 - Nguyễn Trường Vinh

I- MỤC TIÊU:

Sau bài này học sinh biết:

-Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

-Giải thích tại sao có gió ?

-Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Hình trang 74,75 SGK.

-Chong chóng (hs làm).

-Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:

 +Hộp đối lưu như mô tả trang 74 SGK.

 +Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Khởi động:

Bài cũ: -Hãy nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống?

 

doc64 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 4 - Nguyễn Trường Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kính lúp hội tụ ánh sáng làm nóng tờ giấy và giúp hs hiểu mắt ta cũng có một bộ phận như kính lúp khi nhìn trực tiếp vào mặt trời ánh sáng sẽ tập trung ở đáy mắt gây tổn thương mắt.
Hoạt động 2:Tìm hiểu một số việc nên/không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết 
-Hs làm việc nhóm, quan sát các tranh và trả lời câu hỏi trang 99 SGK. Vì sao em lại chọn như vậy?
-Tại sao khi viết bằng tay không nên để đèn bên tay phải? 
-Yêu cầu hs ngồi mẫu theo đúng hướng ánh sáng.
-Phát phiếu cho các nhóm:
1.Em có đọc, viết dưới ánh sáng yếu bao giờ chưa?
a)Thỉnh thoảng
b)Thường xuyên.
c)Không bao giờ.
2.Em đọc viết dưới ánh sáng yếu khi:
+.
+..
3.Em làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc viết dưới ánh sáng yếu?
+
+
Khi đọc viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách là 30 cm. không được đọc sách, viết chữ ở những nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi đọc sách và viết bằng tay phải, ánh sáng chiếu từ bên traí hoặc từ phía trên để tránh bóng của tay phải.
-Thảo luận theo cặp và nêu ý kiến:
-Các nhóm trinh bày ý kiến.
-Đội mũ rộng vành, đeo kính râm
-Thảo luận và nêu ý kiến:Hình 5 và hình 8 vì có đủ ánh sáng.
-Vì tay sẽ che ánh sáng.
-Chọn vị trí và tư thế ngồi để có đủ ánh sáng.
-Thảo luận theo phiấu học tập.
Củng cố:
-Em bảo vệ đôi mắt như thế nào?
Dặn dò:
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 50 
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ 
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.
-Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.
-Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh.
-Biết cách đọc nhiệt kế và cách sử dũng nhiệt kế. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị chung: một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.
-Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế, ba chiếc cốc.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ:
-Em làm gì để bảo vệ đôi mắt?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Nóng lạnh và nhiệt độ”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự truyền nhiệt 
-Hằng ngày em gặp những vật nóng, những vật lạnh nào?
-Yâu cầu hs quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100 SGK.
-Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật. Em hãy nu6 ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này nóng hơn vật kia;..
Hoạt động 2:Thực hành sử dụng nhiệt kế 
-Giới thiệu hs 2 loại nhiệt kế: loại dùng cho người và loại dùng đo nhiệt độ không khí. Hướng dẫn cách dùng và nêu nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế cho hs.
-Tìm những vật nóng lạnh thường gặp.
-Quan sát hình 1 và trả lời: cốc a nóng hơn cốc nhưng lạnh hơn cốc b.
-Tìm VD..
-Thực hành đo nhiệt độ các cốc nước, sử dụng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể.
Củng cố:
-Người ta diễn tả sự nóng lạnh bằng gì? Dùng dụng cụ gì để đo?
Dặn dò:	
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 51 
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tiếp theo) 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Học sinh nêu được ví dụ về sự nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
-Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị chung: phích nước sôi.
-Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu;1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh (như hình 2a trang 103 SGK ).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
	Khởi động: 
Bài cũ:
-Làm sao để biết một vật nóng hay lạnh ở mức độ nào ?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Nóng, lạnh và nhiệt độ”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự truyền nhiệt 
-Hs làm thí nghiệm trang 102 SGK theo nhóm. Yêu cầu hs dự đoán trước khi làm thí nghiệm và so sánh kết quả sau khi thí nghiệm.
-Sau một thời gia đủ lâu, nhiệt độ của cốc và chậu sẽ bằng nhau.
-Em haỹ nêu VD về sự truyền nhiệt, trong Vd đó vật nào truyền nhiệt vật nào toả nhiệt?
-Chốt: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên, Các vật ở gần vật lạnh hơn sẽ toả nhiệt và lạnh đi.
Hoạt động 2:Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên 
-Cho hs tiến hành thí nghiệm trang 103 SGK theo nhóm.
-Tại sao khi nhiệt kế chỉ nhiệt độ khác nhau thì mức nước trong ống lai khác nhau? Giữa nhiệt độ và mức nước trong ống liên quan với nhua thế nào?
-Dựa vào kiến thức này, em hãy nói nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế?
-Tai sao khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm?
-Các nhóm làm thí nghiệm, trình bày kết quả. Giải thích: vật nóng đã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn, khi đó cốc nước toả nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên.
-Thí nghiệm nh7 SGK: nước được đổ đầy lọ, ghi lại mức chất lỏng trước và sau mỗi lần nhúng. Quan sát nhiệt kế và mức nước trong ống.
-Nhiệt độ càng cao thì mức nước trong ống càng cao.
-Giải thích.
-Nước sôi sẽ tràn ra ngoài.
Củng cố:
-Vận dụng sự truyền nhiệt người ta đã ứng dụng vào việc gì?
Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 52 
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông)
-Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
-Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị chung:phích nước nóng; xoong, nồi, ấm, cái lót tay
-Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo; dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
	Khởi động: 
Bài cũ:
-Em hãy nêu VD về sự truyền nhiệt và nêu nguyên tắc của nó?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt “
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém 
-Cho hs làm thí nghiệm nhóm và trả lời như hướng dẫn trang 104 SGK.
-Các vật bằng kim loại dẫn nhiệt tốt hơn gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa..dẫn nhiệt kém hơn còn được gọi là vật cách nhiệt.
-Tại những ngày trời lạnh, chạm tay vào vật bằng kim loại ta cảm thấy lạnh còn chạm tay vào vật bằng gỗ thì không?
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí 
-Yêu cầu hs đọc phần đối thoại của 2 hs hình 3 trang 105 SGK. Và tiến hành thí nghiệm để làm rõ hơn.
-Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như SGK.
-Vì sao?
-Thí nghiệm theo nhóm: cho vào cốc nước nóng 2 thìa nhựa và nhôm và thấy thìa nhôm nóng hơn. Trình bày kết quả thí nghiệm.
-Không khí có nhiệt độ thấp nên vật kim loại truyền nhiệt vào không khí và có nhiệt độ thấp (lạnh), tay chạm vào và truyền nhiệt cho kim loại nên tay cảm thấy lạnh. Vật gỗ truyền nhiệt kém nên tay không cảm thấy lạnh.
-Đọc SGK.
-Với cốc quấn lỏng, ta vo tờ báo lại cho nhăn và quấn lỏng sao cho các ô chứa không khí giữa các lớp báo.
-Với cốc quấn chặt, ta để thẳng tờ báo và quấn buộc chặt bằng dây.
-Cho hs đo nhiệt độ 2 lần mỗi 10 phút.
-Nhận xét: nước trong cốc quấn lỏng còn nóng hơn.
-Vì không khí cách nhiệt giữa các lớp giấy báo quấn lỏng ở trên.
Củng cố: Thi kể tên và công dụng các vật cách nhiệt
 Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 53 
CÁC NGUỒN NHIỆT 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
-Biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
-Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu vào ngày nắng).
-Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ:
-Em ứng dụng các vật cách nhiệt như thế nào?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Các nguồn nhiệt”
Phát triển:
Hoạt động 1:Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
-Yêu cầu hs quan sát hình trang 106 SGK, tìm hiểu các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
-Làm mô hình lò mặt trời bằng pha đèn và giới thiệu ứng dụng.
Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt
-Yêu cầu hs thamkhảo SGK để ghi vào bảng sau:
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Cách phòng tránh
-Giải thích một số tinh huống liên quan.
Hoạt động 3:Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình. Thảo luận có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt
-Yêu cầu 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_4_nguyen_truong_vinh.doc
Giáo án liên quan