Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 1

I. Mục tiêu

- Biết đọc, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác Hồ đối với học sinh Việt Nam, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .

+ HS yếu đọc được một đoạn của bài.

+ HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm trời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc, năm châu .

- Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên các em HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

 Học thuộc lòng đoạn thư:" Sau 80 năm.của các em" (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

Tích hợp giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

II. Đồ dùng dạy học

 

doc47 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. 
H:- Thế nào là từ đồng nghĩa?
 - Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
 - Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
 b) Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Yêu cầu HS lấy ví dụ từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn
- GV gọi HS trả lời và ghi bảng 
- HS khá, giỏi nối tiếp nhau trả lời
- HS đọc SGK 2 HS đọc to
- HS thảo luận
- HS trả lời:
+ Từ đồng nghĩa: Tổ quốc- đất nước,
 yêu thương- thương yêu
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: lợn- heo, má- mẹ.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đen sì- 
đen kịt, đỏ tươi- đỏ ối.
 Kết luận: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay được cho nhau khi nói viết mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu hay sắc thái biểu lộ tình cảm. Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn chúng ta phải lưu ý khi sử dụng vì chúng chỉ có 1 nét nghĩa chung và lại mang những sắc thái khác nhau.
 3. Luyện tập
Bài tập 1
- gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Gọi HS đọc từ in đậm trong đoạn văn, GV ghi bảng
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Gọi HS lên bảng làm
H: Tại sao em lại sắp xếp các từ: nước nhà, non sông vào 1 nhóm?
- Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩa chung là gì?
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Nhóm nào làm xong dán lên bảng, đọc bàicủa mình
GV nhận xét và kết luận các từ đúng
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập : Đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu, 
Khuyến khích HS khá, giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa.
- GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu 
- HS đọc
- HS thảo luận
+ nước nhà- non sông
+ hoàn cầu- năm châu
- Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống.
+ Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là khắp mọi nơi khắp thế giới.
- HS đọc 
- HS thảo luận và làm bài theo nhóm
- Các nhóm trình bày bài
- nhóm khác nhận xét bổ sung
 Víêt đáp án vào vở
+ Đẹp: xinh, đẹp đẽ, đềm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ
+ To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ..
+ học tập: học, học hành, học hỏi....
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 5-7 HS nêu câu của mình
HS khác nhận xét 
4. Củng cố dặn dò
- Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?
- Nhận xét câu trả lời 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ làm bài tập và chuẩn bị bài sau
 * * *
Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Tiết 2 
 Môn:Toán
Bài: Ôn tập so sánh hai phân số
I-Mục tiêu:
- Biết cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số.
- Biết sắp xếp ba phân số theo thứ tự .
- Làm bài tập 1, 2.
 II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
- 	Học sinh: Bảng con, SGK. 
III.Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Tính chất cơ bản PS
- GV kiểm tra lý thuyết 
 +Nêu các tính chất cơ bản của phân số? 
- 2 học sinh
- Học sinh nhận xét
 Giáo viên nhận xét
2. Giới thiệu bài mới: 
So sánh hai phân số
3-Giảng bài:
* Hoạt động 1:
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
- Hướng dẫn học sinh ôn tập
- Học sinh làm bài
- Yêu cầu học sinh so sánh:
- Học sinh nhận xét và giải thích 
(cùng mẫu số, so sánh tử số 2 và 5 à 5 và 2)
Ÿ Giáo viên chốt lại ghi bảng
- Học sinh nhắc lại 
- Yêu cầu học sinh so sánh: 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh nêu cách làm 
- Học sinh kết luận: so sánh phân số khác mẫu số à quy đồng mẫu số hai phân số à so sánh 
Ÿ Giáo viên chốt lại: so sánh hai phân số bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số à so sánh.
- Yêu cầu học sinh nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Giáo viên chốt ý - sửa sai cho HS (nếu có)
* Hoạt động 2: Thực hành 
- Hoạt động cá nhân - Tổ chức học sinh thi đua giải nhanh 
Ÿ Bài 1 so sánh.
-HS làm vở.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.GV chấm chữa bài.
Gọi HS khá giỏi giải thích cách so sánh.
Ÿ Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài,học sinh nêu yêu cầu đề bài.
Gợi ý trước khi sắp xếp các em quy đồng(có thể nhẩm)
-Cho2 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
Viết các PS theo tứ tự từ bé đến lớn:
a) 
Ÿ Giáo viên nhận xét,cho điểm.
b) 
* Hoạt động 3: Củng cố 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách so sánh phân số .
- 2 học sinh nhắc lại .
Ÿ Giáo viên cho 2 học sinh nhắc lại
5. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị bài :So sánh hai phân số ( tiếp theo)
- Nhận xét tiết học 
 Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
 * * * 
================================
 Tiết 3
 Môn: kể chuyện.
Bài 1: Lý tự trọng
 I. Mục tiêu
 Giúp HS:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện; ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
- HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuỵên. 
 II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ câu chuyện . 
III. Các hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu truyện
2. GV kể chuyện
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh 
- GV giải nghĩa các từ: 
+ Sáng dạ: thông minh, học đâu hiểu đấy, đọc đến đâu nhớ ngay đến đấy
+ mít tinh: cuộc hội họp của đông đảo quần chúng, thường có nội dung chính trị và nhằm biểu thị 1 ý chí chung.
 + Luật sư: người chuyên bào chữa bênh vực cho những người phải ra trước toà án ...
 + Tuổi thành niên: tuổi phải chịu trách nhiệm về việc mình làm, tuổi được coi là trưởng thành là 18 tuổi trở lên.
 + Quốc tế ca: bài hát chính thức của các đảng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới.
 - Câu chuyện có những nhân vật nào?
 - Anh Lý Tự Trọng được cử đi học nước ngoài từ khi nào?
 + Về nước anh làm nhiệm vụ gì?
 + Hành động dũng cảm nào của anh Trọng làm em nhớ nhất?
 3. Hướng dẫn viết lời thuyết minh cho tranh.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Gọi từng nhóm trả lời 
- HS nghe
- HS nghe và xem tranh
- HS nghe
- Lý Tự Trọng, tên Đội Tây, mật thám Lơ- grăng, luật sư
- Anh được cử đi học nước ngoài năm 1928.
- Anh làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
- HS tự trả lời
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày 
 Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập
 Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu troa đổi với các tổ chức đảng bạn qua đường tàu biển.
 Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong vông việc.
 Tranh 4; Trong một buổi mít tinh anh đã bắn chét tên mật thanứm, cứu đồng đội và bị giặc bắt.
 Tranh 5: trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
 Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài quốc tế ca.
HS đọc yêu cầu 2,3
 4. Hướng dẫn kể theo nhóm
 GV chia nhóm , yêu cầu HS quan sát tranh , dựa vào lời thuyết minh để kể lại từng đoạn của câu chuyện, sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 5. Kể chuyện trước lớp
- Cho HS thi kể 
-GV nhận xét biểu dương,cho điểm HS.
HS kể trong nhóm kể từng đoạn 
và kể nối tiếp.
- HS từng đoạn và kể nối tiếp 
câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp nhận xét bình cho bạn kể
 hay nhất
 Củng cố dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về con người VN?
KL: Chiến công và sự hi sinh dũng cảm để bảo vệ đồng chí để thực hiện lí tưởng của anh Lý Tự Trọng mãi mãi là tấm gương cho lớp lớp thanh niên VN noi theo.
- Dặn HS về kể lại chuyện cho người thân nghe.
 ______________________
 Rút kinh nghiệm :………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
 * * *
 Tiết 4
 Môn:Khoa học
Bài : Nam hay nữ?
I.Mục tiêu:
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về vai trò của nam, nữ.
 - Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
 Giáo dục HS các kĩ năng :phân tích ,đối chiếu; trình bày;nhận thức và xác định giá trị 
 của bản thân. 
II- Đồ dùng dạy học:
 - Các hình T.6,7 SGK
III. Các hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ
 Bài : Sự sinh sản
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu:
 b.Giảng bài:
HĐ 1 : Thảo luận
-B1: Nhóm
- B2 : Cả lớp
-KL: SGK T.7
- Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học
HĐ 2 : Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng?”
 - Tổ chức và hướng dẫn
 - Đánh giá, kết luận, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HĐ3: Thảo luận một số quan niệm XH về nam và nữ.
 - Yêu cầu thảo luận nhóm:
 1. Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hay không đồng ý.
 a. Công việc nội trợ là của phụ nữ.
 b. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
 c. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
2. Trong gia đình những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không?
3. Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không? Như vậy có hợp lí không?
4. Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? 
- KL
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3 T.6 SGK.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả
- HS khá, giỏi trả lời.
- Các nhóm tiến hành như hướng dẫn
- Đại diện mỗi nhóm trình bày, giải thích.
- Các nhóm thảo luận
- Từng nhóm trình bày kết quả. 
3. Củng cố- dặn dò:
 - HS đọc mục BCB T. 7,9
 - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài 4.
Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 ========================
 Tiết 5
 Môn: Địa lý
Bài 1: Việt Nam đất nước của chúng ta
i. Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam 
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền nước Việt Nam : khoảng 330 000 km2
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ ) 
- HS khá, giỏi :Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại .Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
ii. đồ dùng dạy - học
- Bản đồ thế giới,Bản đồ Việt Nam.
- Các 

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.1.doc