Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 12 - Đặng Thị Hồng Anh

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức - Kĩ năng:

Sau bài học, HS biết:

- Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ

- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

2. Thái độ:

- Ham tìm hiểu khoa học, tìm tòi những cái mới trong tự nhiên.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 48, 49 SGK

- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to

- Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy trắng khổ A4, bút chì đen và bút màu

 

doc10 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 12 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí
2. Thái độ:
Ham hiểu biết khoa học, vận dụng vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 50,51 SGK
Giấy A0, băng keo, bút dạ đủ dùng cho các nhóm
HS và GV sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
5’
Khởi động
Bài cũ: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên
GV nhận xét- ghi điểm 
Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi tựa
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật
Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS nộp các tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được
GV chia lớp thành 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ
+ Nhóm 1+5: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người.
+ Nhóm 2+ 4: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật.
+ Nhóm 3+ 6: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
GV mời đại diện nhóm lên trình bày
GV cho cả lớp thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết trang 50 SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí 
Mục tiêu: HS nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí 
Cách tiến hành:
Bước 1: Động não
GV nêu câu hỏi và lần lượt yêu cầu mỗi HS đưa ra một ý kiến về: Con người còn sử dụng nước vào việc gì khác?
GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng
Bước 2: Thảo luận phân loại các nhóm ý kiến
Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở bước 1, HS và GV cùng nhau phân loại chúng vào các nhóm khác nhau
GV lần lượt hỏi về từng vấn đề và yêu cầu HS đưa ra ví dụ minh hoạ
Nêu những dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương
GV nhận xét – kết luận
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Nước bị ô nhiễm
HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS nộp tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được theo nhóm.
Các nhóm thảo luận ghi câu trả lời trên giấy Ao–Đại diện nhóm trình bày ý kiến
+ Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, nó giúp cơ thể hấp thụ được chất dinh dưỡng hoà tan tạo thành chất mới, thải ra chất thừa, chất độc.
+ Nước rất quan trọng đối với động vật. Ngoài ra nước còn là môi trường sống cho nhiều động vật như: cá, tôm, cua, ốc, . . . 
+ Nước cũng rất quan trọng đối với thực vật. Nếu thiếu nước thực vật sẽ chết.
HS thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung
HS đọc mục Bạn cần biết trang 50 SGK 
HS lần lượt nêu ý kiến:
+ Con người còn sử dụng nước để: tắm, giặt, đánh răng, lau nhà, rửa chén, rửa thức ăn, tưới cây, tắm heo, hồ bơi, VS nhà xưởng,
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường:tắm,giặt, đánh răng, lau nhà, rửa chén, rửa thức ăn, tắm heo, tưới cây,
Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong vui chơi, giải trí:hồ bơi, lướt sóng, lướt ván, . . .
Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp:tưới cây, tưới rau, cấy lúa, . . .
Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp:VS nhà xưởng, rửa thực phẩm, . . .
Ở địa phương em dùng nước để tưới tiêu, tưới rau, tắm rửa, lau nhà, giặt giũ, nấu ăn, 
2HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 51 SGK
HS nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
TIẾT 12: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn ở miền Bắc.
Có sông ngòi & hệ thống đê ngăn lũ
2.Kĩ năng:
HS chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, nguồn gốc, hình thành, địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông.
Bước đầu biết dựa vào bản đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
9’
10’
9’
4’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Ôn tập
Nêu đặc điểm địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn?
 Nêu đặc điểm địa hình ở trung du Bắc Bộ?
 Kể một số cây trồng, vật nuôi ở Tây Nguyên?
GV nhận xét – ghi điểm
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Các tiết Địa lí trước, chúng ta đã tìm hiểu về vùng núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên.. .Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ, nơi có Thủ đô của cả nước, xem đồng bằng này có những đặc điểm gì về mặt tự nhiên, về các hoạt động sản xuất & việc cải tạo tự nhiên của người dân nơi đây.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
+ Đồng bằng có dạng hình gì? Đỉnh ở đâu? Cạnh đáy nắm ở đâu?
GV chỉ bản đồ cho HS biết đỉnh & cạnh đáy tam giác của đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS đọc mục 2 thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi : 
Đồng bằng Bắc Bộ đã được hình thành như thế nào?
Đồng bằng có diện tích là bao nhiêu km vuông, có đặc điểm gì về diện tích?
Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS quan sát H2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp.
- Những nơi sẫm màu hơn là gì?
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H1 lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ.
Sông Hồng có đặc điểm gì?
-Sông Hồng bắt nguồn từ đâu?đổ nước ra đâu? 
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam sông Hồng & sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược vềsông Hồng: Đây là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa, có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc; vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Sông Thái Bình do ba sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh & đổ ra biển bằng nhiều cửa.
Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường dâng lên hay hạ xuống?
Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
Lũ lụt gây tác hại gì?
GV nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ: nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng bằng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
Yêu cầu HS quan sát hình 3và 4 SGK thảo luận nhóm các yêu cầu sau:
N1+5:Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?
N2+4:Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
N3+6:Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
GV nói thêm về vai trò của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đối với việc bồi đắp đồng bằng, sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ.
Củng cố 
GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ & mô tả về đồng bằng sông Hồng, sông ngòi & hệ thống đê ven sông
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Sưu tầm tranh ảnh về trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ để chuẩn bị cho bài học.
Hát 
HS lên bảng trả lời
HS nhận xét
HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK
HS trả lời các câu hỏi, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
+ Đồng bằng có dạng hình tam giác , đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. 
HS dựa vào kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi.
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.
+ Đồng bằng có diện tích là 15000km2, là đồng bằng lớn thứ hai của cả nước.
+ Bề mặt khá bằng phẳng và đang mở rộng ra biển.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí, giới hạn & mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, nguồn gốc hình thành & đặc điểm địa hình đồng bằng Bắc Bộ.
+ Là làng mạc của người dân ở đồng bằng.
HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cầu, sông Đáy, sông Luộc,
+ Nước sông quanh năm có màu đỏ vì có nhiều phù sa.
+ Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc,đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa.
+ Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường dâng lên.
+ Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ t

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_dia_li_lich_su_lop_4_tuan_12_dang_thi_h.doc
Giáo án liên quan