Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46: Văn bản Đồng chí - Chính Hữu -

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:

 

- Cảm nhận được vẻ đep của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ - Những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân pháp.

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.

2.Kĩ năng:

- Rèn năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

3.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh lòng yếu quý, kính phục các chiến sĩ cách mạng.

- Giáo dục tinh thần vượt khó, đoàn kết và lòng yêu nước.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:

1.Kiến thức:

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực

 

doc15 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 6546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46: Văn bản Đồng chí - Chính Hữu -, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
- Thể thơ: tự do
- PTBĐ: BC+T S+ MT
H. Bài thơ viết về đề tài gì? Nhân vật trữ tình là ai?
- Đề tài: người lính
- Nhân vật trữ tình: người lính nông dân.
H. Bài thơ chia bố cục làm mấy phần?
Bố cục 3 phần: 
+ 7 câu thơ đầu: Lí giải cơ sở của tình đồng chí
+ 10 câu thơ tiếp theo: những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
+ 3 câu cuối: Vẻ đẹp của tình đồng chí
- GV chốt, chiếu trên màn hình 
- GV kiểm tra chú thích trong quá trình giảng bài.
GV chuyển: 
I.Tìm hiểu chung
1. Chú thích
- hs quan sát
- Các nhóm suy nghĩ, trình bày, nhận xét, bổ sung tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 
-HS quan sát
- H S nghe
2. Đọc:
-H s Độc lập nêu phương án đọc văn bản(1- 2 h. s đọc). Nx.
-Trả lời cá nhân
- trả lời cá nhân
- H S trả lời
I.TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Chú thích
a. Tác giả:
- 1926-2007: tên khai sinh là Trần Đình Đắc.
- Là nhà thơ quân đội.
- Đề tài: người lính và chiến tranh.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.
b. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1948
- In trong tập thơ Đầu súng trăng treo (1966)
- Là trải nghiệm chân thực
- Là tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
2. Đọc:
Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa
Thời gian: 28’
Mục tiêu: Tìm hiểu nguồn gốc và vẻ đẹp của tình đồng chí
Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình
Kĩ thuật: động não
H Đ của thầy
H Đ của trò
Nội dung cần đạt
Ghi chú
II. Phân tích
GV:Chiếu ngữ liệu
- GV cho hs đọc 7 câu thơ đầu? Cảm xúc khái quát?
H. Em có nhận xét gì về cách giới thiệu trong hai câu thơ đầu?
 GV: Lời giới thiệu như lời trò chuyện tâm tình, thủ thỉ rất tình cảm trìu mến.
H. Đọc 2 câu thơ đầu và cho biết tg sử dụng biện pháp nghệ thuật gì giới thiệu quê hương các anh ?
GV: Nghệ thuật đối: “Quê hương anh- Làng tôi”, thành ngữ: “nước mặn đồng chua” , từ ngữ gợi tả:” đất cày lên sỏi đá”, ngôn ngữ giản dị mộc mạc
H. Hình ảnh: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” cho ta biết điều gì về quê hương các anh bộ đội ?
GV: Hình ảnh nước mặn đồng chua chỉ về vùng đất chiêm chũng, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Cùm cụm từ “đất cày lên sỏi đá” gợi ra hình ảnh vùng đất trung du, đất đai khô cằn hiện lên với bao nỗi gian khổ vất vả, lam lũ.Tuy khác nhau về địa giới nhưng đều giống nhau ở cái nhọc nhằn, lam lũ. 
H. Qua câu thơ em hiểu gì về hoàn cảnh xuất thân của các anh? 
- Người lính có chung hoàn cảnh xuất thân, họ đều là những người nông dân nghèo khó.
*GV bình: Hai câu thơ đầy ấn tượng về những vùng đất, cảnh đời còn nhiều nhọc nhằn, vất vả. Cách nói cô đúc nhưng khắc họa rõ nét những vùng quê nghèo của người lính. “Nước mặn đồng chua” gợi lên những miền đồng bằng chiêm trũng, “đất cày lên sỏi đá” gợi lên những miền đồi trung du đất đai cằn cỗi. Những vùng quê ấy tuy khác nhau về địa giới nhưng lại giống nhau về cái nghèo, cái nhọc nhằn, lam lũ .Hai câu thơ đầu theo cấu trúc sóng đôi, đối ứng: Quê anh- Làng tôi đã diễn tả được sự tương đồng về cảnh ngộ. Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở của tình đồng chí đồng đội.
H. Vậy theo em tình đồng chí được xây dựng từ cơ sở nào? 
- Cùng hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, cùng giai cấp.
GV: quan sát 4 câu thơ tiếp theo
H. Em hiểu thế nào là người”xa lạ”?
- Là người không hề quen biết
GV chuyển: Từ những người xa lạ ở mọi miền quê nghèo của Tổ quốc, họ chẳng hẹn mà lại gặp nhau, quen nhau nơi chiến hào
H. Vậy điều gì đã khiến các anh từ những phương trời xa lạ tập hợp lại và đứng trong hàng ngũ cách mạng? 
- Chung lí tưởng, chung nhiệm vụ chiến đấu bảo về Tổ quốc.
H. Tìm từ đồng nghĩa với từ” đôi” trong câu thơ? Có thể thay từ đôi bằng từ vừa tìm được không? tại sao?
- Từ “đôi” đồng nghĩa với từ ” hai” 
GV: Bình thường người xa lạ là người không quen biết, còn khi đã thân thương gắn bó cùng nhau gọi là đôi người. Vậy nhà thơ viết “ Anh với tôi đôi người xa lạ. Từ đôi người xa lạ chẳng hẹn mà quen nhau vậy mà thành đồng chí. Bởi các anh có chung lí tưởng, chung một mục đích là chiến đấu để bảo vệ quê hương. Sau này nhà thơ Hồng Nguyên đã nói thêm:” Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ- Gặp nhau hồi chưa biết chữ- Quen nhau từ buổi một hai. 
H. Có ý kiến cho rằng câu thơ:” Súng bên súng, đầu sát bên đầu” vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Em có đồng ý như vậy không? Tại sao?
* Thảo luận: 1’
GV: Hình ảnh đó có 2 lớp nghĩa:
- Ý nghĩa thực: những giờ phút bên nhau cùng chiến đấu
- Ha súng còn mang ý nghĩa tượng trưng chiến đấu, còn đầu là tượng trưng cho lí tưởng chiến đấu. 
GV: Câu thơ còn sử dụng điệp từ”súng”,”đầu” “bên” , đã “bên” rồi lại còn”sát"” Những người lính cùng bên một chiến haò sát cánh bên nhau, để cùng nhau chiến đấu cho lí tưởng bảo vệ đất nước. Câu thơ ngắn nhưng có sử dụng phép đối chia làm hai vế sóng đôi để thấy sự sát cánh bên nhau của các anh bộ đội. 
H. Tình đồng chí còn dựa trên cơ sở nào? 
 - Cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
H. Trong câu: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Từ” đôi tri kỉ” có nghĩa là gì?
- Hiểu bạn như hiểu mình, gắn bó, thân thiết.
H. Điều gì đã khiến người lính đó trở thành đôi tri kỉ của nhau?
GV: Lúc bấy giờ cuộc k/c chúng ta vô cùng khó khăn thiếu thốn. Đêm mùa đông ở miền Bắc rất rét các anh không đủ chăn ấm để đắp nên mới chung chăn: Tình thương trong khó khăn ấy khiến họ có biết bao tình cảm được nảy nở. Khi tấm chăn khép lại thì tâm tình được mở ra. Họ kể cho nhau nghe nhiều chuyện từ cái thân, cái gần cái hiểu và trở thành tình đồng chí, đồng đội nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
H. Tình đồng chí được hình thành như thế nào trong khổ thơ đầu?
GV: Tình đồng chí được hình thành từ tình cảm cao đẹp của thời đại: tình giai cấp, sự tương đồng về cảnh ngộ, tình bạn, tình yêu nước, chung nhiệm vụ và lí tưởng, mục đích chiến đấu
H. Câu thơ thứ 7 có gì đặc biệt? Tác dụng của nó? 
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận phân tích
GV chốt: Câu thơ là một câu đặc biệt, chỉ có một từ với hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo nên một nốt nhất, một điểm chốt, đứng riêng thành một câu thơ tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một lời phát hiện, một lời khẳng định mới mẻ , thiêng liêng về tình đồng chí , sự ca ngợi tình đồng chí, vừa là tiếng gọi tha thiết cất lên từ những người cùng chí hướng . Dòng thơ chỉ có một từ mà có tác dụng khép mở tài tình. Nó chốt lại một đoạn đường từ” xa lạ” đến “quen nhau” và trở thành “tri kỉ” cao hơn tình tri kỉ là tình đồng chí. Câu còn như một bản lề gắn kết cơ sở của tình đồng chí và mở ra biểu hiện cụ thể của tình đồng chí giữa những người lính. 
GV bổ sung: nói về câu thơ đồng chí nhà thơ tâm sự:” nhưng năm đầu k/c từ Đồng chí mang ý nghĩa thiêng liêng mà máu thịt vô cùng. Nói về tình cảm của các anh bộ đội. cuộc sống của người này trở nên cần thiết cho người kia. Họ bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, cùng nhau thực hiện lí tưởng cách mạng. Đó là ý nghĩa sâu sắc của tình đồng chí. Ý nghĩa của tình đồng chí được cô đúc trong câu thơ ngắn gọn, mộc mạc giản dị mà đầy xúc cảm. Câu thơ này đã ca ngợi một tình cảm mới mẻ và rất thiêng liêng, tình cảm ấy rất sâu đậm trong trái tim của mỗi người lính .
* Phân tích biểu hiện của tình đồng chí 
GV cho h s đọc 10 câu thơ tiếp theo
- Chiếu ngữ liệu
- Học sinh quan sát tranh
H. Khi đã trở thành đồng chí, đồng đội của nhau họ đã tâm sự với nhau về điều gì?
- Tâm sự về ruộng nương, về gia đình qua hình ảnh gian nhà không.
H. H/ả gian nhà không gợi tả điều gì ?
GV : Những hình ảnh gần gũi thân quen gắn bó thân thiết với người dân, đối với người nông dân thì ruộng nương mái nhà là những gì quý giá nhất gắn bó máu thịt với họ, họ không dễ từ bỏ được 
- Hình ảnh gian nhà không vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ thời kì cách mạng lại vừa gợi sự thiếu vắng của đôi bàn tay người đàn ông, lại vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.
H: Em hiểu như thế nào về từ “ mặc kệ” và thái độ của người lính.
GV : Chỉ thái độ ra đi dứt khoát, mạnh mẽ có dáng dấp của một kẻ trượng phu ra đi vì nghĩa lớn ; cũng là sự thể hiện một sự hi sinh lớn, một trách nhiệm lớn với non sông đất nước, bởi họ ý thức sâu sắc việc họ làm. Gác tình riêng vì nghĩa lớn điều ấy thật đáng trân trọng, gợi ta liên tưởng đến hai câu thơ của Nguyễn Đình Thi «  Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy .»
H. Người lính ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng quê hương, gia đình. Để gợi tình cảm của hậu phương dành cho người ra trận nhà thơ đã viết bằng câu thơ nào.Tìm nghệ thuật? Phân tích?
- GV:
“ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Giếng nước gốc đa là nhân hoá, hoán dụ chỉ quê hương người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương nhưng trong đó ngầm ẩn chứa cả nỗi nhớ của người ra trận dành cho quê nhà. Nhưng vì lí tưởng CM họ quyết tâm lên đường. Từ tình cảm nhớ thương của người lính ta nhận ra vẻ đẹp của họ. Đó là lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì cuộc kháng chiến. Như vậy người lính đồng cảm với nhau, chia sẻ những tâm tư nỗi niềm của nhau. Chính sự chia sẻ ấy đã giúp họ càng hiểu nhau hơn.
H. Vậy biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí là gì?
- Sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi niềm của nhau
H : Tìm đọc những câu thơ viết về cuộc sống của người lính ?
- Chiếu ngữ liệu và học sinh quan sát tranh
“ Áo anh rách vai... Chân không giày”
H. Em có nhận xét gì về cấu trúc và hình ảnh những câu thơ.
GV cho học sinh thảo luận trong bàn với thời gian 1’
- Tác giả đã nêu những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau.
- Hình ảnh thơ chọn lọc, các chi tiết : cụ thể, chân thật, không tô vẽ, cường điệu.
GV : Đây là chi tiết hình ảnh rất cụ thể :cơn ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi để nói về căn bệnh khá phổ biến hồi ấy của bộ đội ta, mà lúc ấy các anh lại thiếu thuốc men. Cụm từ » anh với tôi » đã thấy được sự chia sẻ của đồng chí, khi m

File đính kèm:

  • docgiao an tiet 46.doc
Giáo án liên quan