Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 4: Axit, bazơ và muối

I/ Mục tiêu

1, Kiến thức

- Hs biết thế nào là axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối theo thuyết Arêniut.

2, Kỹ năng

- Hs viết được phương trình điện li của 1 số axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối.

3. Thái độ, tình cảm

Rèn luyện cách đánh giá sự vật dựa vào bản chất, không dựa vào cảm tính.

II/ Chuẩn bị

- Gv chuẩn bị mô tả thí nghiệm chứng minh tính chất lưỡng tính của Zn(OH)2.

- Hs ôn tập kỹ nội dung tiết 3 và rèn luyện việc viết phương trình điện li.

- Phân phối thời gian: 90 phút.

III/ Phương pháp

Phân tích ví dụ làm nổi bật lý thuyết chủ đạo.

IV/ Các hoạt động dạy và học:

1. Khởi động (5’)

Mục tiêu:

- Kiểm tra kiến thức đã học và quá trình chuẩn bị của HS ở nhà.

- HS phải nắm được những kiến thức cơ bản khi bước vào bài mới.

Câu 1

 a, Viết phương trình điện li của chất điện li yếu HBrO.

 b, Viết phương trình điện li của chất điện li mạnh Al(NO3)3 0,10M và tính nồng độ mol/l của từng ion trong dung dịch?

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 4: Axit, bazơ và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4
Ngày soạn: 25/8/2009
Ngày dạy: 28/8/2009
AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
I/ Mục tiêu
1, Kiến thức
- Hs biết thế nào là axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối theo thuyết Arêniut.
2, Kỹ năng
- Hs viết được phương trình điện li của 1 số axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối.
3. Thái độ, tình cảm
Rèn luyện cách đánh giá sự vật dựa vào bản chất, không dựa vào cảm tính.
II/ Chuẩn bị
- Gv chuẩn bị mô tả thí nghiệm chứng minh tính chất lưỡng tính của Zn(OH)2.
- Hs ôn tập kỹ nội dung tiết 3 và rèn luyện việc viết phương trình điện li.
- Phân phối thời gian: 90 phút.
III/ Phương pháp
Phân tích ví dụ làm nổi bật lý thuyết chủ đạo.
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. Khởi động (5’)
Mục tiêu: 
- Kiểm tra kiến thức đã học và quá trình chuẩn bị của HS ở nhà.
- HS phải nắm được những kiến thức cơ bản khi bước vào bài mới.
Câu 1
	a, Viết phương trình điện li của chất điện li yếu HBrO.
	b, Viết phương trình điện li của chất điện li mạnh Al(NO3)3 0,10M và tính nồng độ mol/l của từng ion trong dung dịch?
Câu 2
	a, Viết phương trình điện li của chất điện li yếu HCN.
	b, Viết phương trình điện li của chất điện li mạnh H2SO4 1M và tính nồng độ mol/l của từng ion trong dung dịch?
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Mục tiêu:
-Xây dựng khái niệm axit theo Areneuyt.
- HS phân biệt được axit theo thuyết Arenyut.
Hoạt động 1(10’)
GV: yêu cầu HS xây dựng khái niệm axit trên cơ sở đã nghiên cứu ở tiết 3 rồi đưa ra ví dụ chứng minh. (Hoặc có thể nêu ví dụ rồi nhận xét và rút ra khái niệm axit)
HS: trả lời.
GV: giới thiệu cho HS thế nào là axit 1 nấc, axit nhiều nấc và hướng dẫn HS cách viết phương trình điện li nhiều nấc.
HS: viết phương trình điện li với 1 số axit nhiều nấc.
Mục tiêu:
-Xây dựng khái niệm bazơ theo Areneuyt.
- HS phân biệt được bazơ theo thuyết Arenyut.
Hoạt động 2(10’)
GV: gọi 1 số hs nêu 1 số ví dụ về sự điện li của bazơ, từ đó trao đổi để rút ra khái niệm bazơ.
HS: viết phương trình điện li của 1 số bazơ, nhận xét và nêu khái niệm bazơ.
Mục tiêu:
-Xây dựng khái niệm bazơ theo Areniut.
- HS phân biệt được bazơ theo thuyết Arenyut.
Hoạt động 3(20’)
GV: mô tả thí nghiệm, yêu cầu hs nêu hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất của Zn(OH)2. Từ đó nêu khái niệm chung về hiđrôxit lưỡng tính.
HS: dựa vào thí nghiệm để thấy Zn(OH)2 có thể có vai trò như axit hoặc bazơ, từ đó nêu khái niệm về hiđrôxit lưỡng tính.
GV: hướng dẫn hs viết phương trình điện li của Zn(OH)2 theo kiểu axit và yêu cầu hs viết phương trình điện li của Zn(OH)2 theo kiểu bazơ.
GV: giới thiệu cho hs 1 số hiđrôxit lưỡng tính.
I/ Axit
1, Định nghĩa
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
- Ví dụ: 
 HNO3 → H+ + NO3-
 HCl → H+ + Cl-
 CH3COOH D CH3COO- + H+ 
2, Axit nhiều nấc
- Axit trong dung dịch nước chỉ phân li 1 nấc tạo ion H+ gọi là axit 1 nấc.
- Axit trong dung dịch nước phân li nhiều nấc tạo ion H+ gọi là axit nhiều nấc.
- Ví dụ: 
H2S là axit 2 nấc: H2S D H+ + HS-
 HS- D H+ + S2-
H3PO4 là axit 3 nấc:H3PO4 D H+ + H2PO4-
 H2PO4- D H+ + HPO42- 
 HPO42- D H+ + PO43-
II/ Bazơ
- Ví dụ: NaOH → Na+ + OH-
 KOH → K+ + OH-
 Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
III/ Hiđrôxit lưỡng tính
Thí nghiệm: có 2 ống nghiệm chứa 1 ít kết tủa Zn(OH)2 màu trắng. 
+ Tiến hành: nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm 1 và dung dịch NaOH vào ống nghiệm 2.
+ Hiện tượng: kết tủa ở 2 ống nghiệm đều tan.
+ Nhận xét: Zn(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl nên nó thể hiện tính bazơ; đồng thời Zn(OH)2 tác dụng với dung dịch NaOH nên nó thể hiện tính axit.
Vậy Zn(OH)2 là hiđrôxit lưỡng tính.
- Hiđrôxit lưỡng tính là hiđrôxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Ví dụ: Zn(OH)2 (có thể viết H2ZnO2):
+ phân li như axit: H2ZnO2 D 2H+ + ZnO22- 
+ phân li như bazơ: Zn(OH)2 D Zn2+ +2OH-
- Các hiđrôxit lưỡng tính: Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Be(OH)2, Cr(OH)3.
V. Tổng Kết (5’)
GV: Phát biểu các định nghĩa axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính, muối?
Bài 2 → 5 SGK trang 10. Bài 1.11; 1.14 SBT trang 4, 5 (hs khá, giỏi).
Duyệt của nhóm CM Duyệt của TTCM Duyệt của BGH
Tiết 5
Ngày soạn: 25/8/2009
Ngày dạy: 11/9/2009 
AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI (TT)
I/ Mục tiêu
1, Kiến thức
- Hs biết thế nào là muối theo thuyết Arêniut.
2, Kỹ năng
- Hs viết được phương trình điện li của 1 số axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối.
3. Thái độ, tình cảm
Rèn luyện cách đánh giá sự vật dựa vào bản chất, không dựa vào cảm tính.
II/ Chuẩn bị
- Gv chuẩn bị mô tả thí nghiệm chứng minh tính chất lưỡng tính của Zn(OH)2.
- Hs ôn tập kỹ nội dung tiết 3 và rèn luyện việc viết phương trình điện li.
- Phân phối thời gian: 90 phút.
III/ Phương pháp
Phân tích ví dụ làm nổi bật lý thuyết chủ đạo.
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. Khởi động (8’)
Mục tiêu: 
- Kiểm tra kiến thức đã học và quá trình chuẩn bị của HS ở nhà.
- HS phải nắm được những kiến thức cơ bản khi bước vào bài mới.
Câu 1
	Viết phương trình điện li của hiđroxit lưỡng tính Zn(OH)2.
Câu 2
	Chứng minh dd NH3 là một bazơ theo Areniut?
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 (20’)
Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là muối theo Areniut.
 - HS viết được phương trình điện li của một số muối
GV:Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa muối ở THCS. Cho một vài thí dụ và viết phương trình điện li.
Chú ý nhắc lại cách gọi tên các muối.
Vậy muối là gì ? muối axit, muối trung hoà ?
Hoạt động (10’)
Mục tiêu: - HS biết sự điện li của một số muối trong nướct.
 - HS viết được phương trình điện li của một số muối.
GV: Sự điện li của muối trong nước như thế nào ?
GV: Cho vd và viết phương trình điện li.
HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.
Chú ý hướng dẫn HS cách viết phương trình điện li.
IV. Muối 
1. Định nghĩa
NaCl → Na+ + Cl-
KNO3 → K+ + NO3-
NaHSO4 → Na+ + HSO4-
KMnO4 → Na+ + MnO4-
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
2. Sự điện li của muối trong nước
- Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2.
- Sự điện li của muối trung hoà.
KNO3 → K+ + NO3-
K3PO4 → 3K+ + PO43-
Na2CO3 → Na+ + CO32- 
(NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42- 
- Sự điện li của muối axit.
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- D H+ + CO32-
NaHS → Na+ + HS-
HS- D H+ + S2-
V. Tổng kết (7’)
GV:Yêu cầu học sinh viết phương trình điện li của các muối sau: (NH4)2HPO4, 	KH2PO4, Na2HPO4.
Tính nồng độ các ion trong dung dịch Mg(NO3)2 1M.
Có V1 lít H2SO4 2M và V2 lít NaOH 1,2M. Tìm mối quan hệ giữa V1 và V2 để:
phản ứng giữa chúng chỉ tạo ra muối trung hoà.
phản ứng giữa chúng chỉ tạo ra muối axit.
phản ứng giữa chúng vừa tạo ra muối axit vừa tạo ra muối trung hoà.
Dặn dò
	- Làm bài tập trong SGK và SBT.
	- Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo.
Duyệt của nhóm CM Duyệt của TTCM Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docTiet4511.doc
Giáo án liên quan