Đề kiểm tra học kỳ I – 2007.2008 môn hóa – lớp 11 – ban cơ bản

Câu 1: Để cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch theo chiều thu amoniac ,cần phải đồng thời

A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất và giảm nhiệt độ.

C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ. D. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I – 2007.2008 môn hóa – lớp 11 – ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – 2007.2008
MÔN HÓA – LỚP 11 – BAN CƠ BẢN
Thời gian làm bài 50 phút
MÃ ĐỀ 319
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu 1: Để cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch theo chiều thu amoniac ,cần phải đồng thời
A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ.	B. giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ.	D. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
Câu 2: Khi tham gia phản ứng oxi hóa khử, nitơ thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử (theo thứ tự) vì
A. số oxi hóa của nitơ chỉ có thể tăng.	B. số oxi hóa của nitơ có thể tăng hoặc giảm.
C. số oxi hóa của nitơ có thể giảm hoặc tăng.	D. số oxi hóa của nitơ chỉ có thể giảm.
Câu 3: Phân đạm là phân
A. Cung cấp nitơ, photpho và kali cho cây.	B. Cung cấp photpho cho cây.
C. Cung cấp kali cho cây.	D. Cung cấp nitơ hóa hợp cho cây.
Câu 4: Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazo và muối là do
A. trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do.
B. trong dung dịch của chúng có các cation chuyển động tự do.
C. trong dung dịch của chúng có các electron chuyển động tự do.
D. trong dung dịch của chúng có các phân tử hòa tan chuyển động.
Câu 5: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch ZnCl2 thì
A. không có kết tủa tạo thành.	B. có kết tủa tạo thành.
C. có khí sinh ra.	D. có kết tủa sinh ra sau đó kết tủa tan.
Câu 6: Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch nước dùng thuốc thử
A. amoni nitrat.	B. bạc nitrat.
C. natri nitrat.	D. kali nitrat.
Câu 7: Để điều chế được 51g NH3 với hiệu suất phản ứng là 25% thì thể tích N2 và H2 (đkc) phải dùng lần lượt là
A. 22.4lít và 89.6lít.	B. 120lít và 350lít.
C. 33.6lít và 100.8lít.	D. 134.4lít và 403.2lít.
Câu 8: Ở điều kiện thường, nitơ hóa lỏng ở
A. -183oC.	B. -210oC.
C. -191.5oC.	D. -196oC.
Câu 9: Cho Zn vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch A và phản ứng không tạo khí.Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thì khí có mùi khai bay ra.Các quá trình trên có tất cả
A. 3 phản ứng.	B. 5 phản ứng.
C. 4 phản ứng.	D. 2 phản ứng.
Câu 10: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
B. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện ly.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện ly.
Câu 11: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần lấy cho tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 0.5M để thu muối photphat trung hòa là
A. 25 ml.	B. 100 ml.
C. 50 ml.	D. 75 ml.
Câu 12: Silic dioxit (SiO2) tan được trong
A. axit clohidric.	B. axit bromhidric.
C. axit iothidric.	D. axit flohidric.
II. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau dưới dạng phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn
 Al Ò Al(NO3)3 Ò Al(OH)3 Ò NaAlO2 Ò Al(OH)3	(2đ)
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy chứng tỏ sự có mặt các ion sau trong dung dịch:
 Fe3+ , NH4+ , NO3- , SO42-	(2đ)
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 5,9 gam hỗn hợp gồm Cu và Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 63% đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch (A) và 8,96 dm3 khí NO2 duy nhất (đkc)
a. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?
b. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch (A)
Biết: Cu = 64 , Al = 27 , N = 14 , O = 16 , H = 1
---Hết---
Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – 2007.2008
MÔN HÓA – LỚP 11 – BAN CƠ BẢN
Thời gian làm bài 50 phút
MÃ ĐỀ 337
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu 1: Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch nước dùng thuốc thử
A. bạc nitrat.	B. kali nitrat.
C. amoni nitrat.	D. natri nitrat.
Câu 2: Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazo và muối là do
A. trong dung dịch của chúng có các electron chuyển động tự do.
B. trong dung dịch của chúng có các cation chuyển động tự do.
C. trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do.
D. trong dung dịch của chúng có các phân tử hòa tan chuyển động.
Câu 3: Để điều chế được 51g NH3 với hiệu suất phản ứng là 25% thì thể tích N2 và H2 (đkc) phải dùng lần lượt là
A. 33.6lít và 100.8lít.	B. 120lít và 350lít.
C. 134.4lít và 403.2lít.	D. 22.4lít và 89.6lít.
Câu 4: Ở điều kiện thường, nitơ hóa lỏng ở
A. -191.5oC.	B. -183oC.
C. -210oC.	D. -196oC.
Câu 5: Phân đạm là phân
A. Cung cấp nitơ hóa hợp cho cây.	B. Cung cấp nitơ, photpho và kali cho cây.
C. Cung cấp kali cho cây.	D. Cung cấp photpho cho cây.
Câu 6: Khi tham gia phản ứng oxi hóa khử, nitơ thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử (theo thứ tự) vì
A. số oxi hóa của nitơ chỉ có thể giảm.
B. số oxi hóa của nitơ có thể tăng hoặc giảm.
C. số oxi hóa của nitơ chỉ có thể tăng.
D. số oxi hóa của nitơ có thể giảm hoặc tăng.
Câu 7: Để cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch theo chiều thu amoniac ,cần phải đồng thời
A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ.	B. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ.	D. giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
Câu 8: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch ZnCl2 thì
A. có kết tủa tạo thành.	B. có khí sinh ra.
C. có kết tủa sinh ra sau đó kết tủa tan.	D. không có kết tủa tạo thành.
Câu 9: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần lấy cho tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 0.5M để thu muối photphat trung hòa là
A. 75 ml.	B. 50 ml.
C. 100 ml.	D. 25 ml.
Câu 10: Silic dioxit (SiO2) tan được trong
A. axit clohidric.	B. axit bromhidric.
C. axit flohidric.	D. axit iothidric.
Câu 11: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện ly.
C. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
D. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện ly.
Câu 12: Cho Zn vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch A và phản ứng không tạo khí.Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thì khí có mùi khai bay ra.Các quá trình trên có tất cả
A. 4 phản ứng.	B. 3 phản ứng.
C. 2 phản ứng.	D. 5 phản ứng.
II. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau dưới dạng phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn
 Al Ò Al(NO3)3 Ò Al(OH)3 Ò NaAlO2 Ò Al(OH)3	(2đ)
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy chứng tỏ sự có mặt các ion sau trong dung dịch:
 Fe3+ , NH4+ , NO3- , SO42-	(2đ)
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 5,9 gam hỗn hợp gồm Cu và Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 63% đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch (A) và 8,96 dm3 khí NO2 duy nhất (đkc)
a. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?
b. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch (A)
Biết: Cu = 64 , Al = 27 , N = 14 , O = 16 , H = 1
---Hết---

File đính kèm:

  • doc3.de.hoa11CB.doc
Giáo án liên quan