Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 33: Bài tập anđehit – Xeton axit cacboxylic

I. Mục tiêu:

 1) Kiến thức:

Củng cố kiến thức của anđehit xeton và axit cacboxylic: Tính chất hoá học, điều chế.

 2) Kĩ năng:

HS vận dụng được kiến thức đã học giải bài tập: Xác định CTPT, tính m, thành phần %.

II. Chuẩn bị:

 GV:Giáo án

HS: Ôn tập lí thuyết, làm bài anđehit xeton axit cacboxylic

III. Phương pháp:

 - Đàm thoại, diễn giảng, thảo luận.

IV.Tiến trình lên lớp:

 1) Ổn định lớp:

 2) Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 33: Bài tập anđehit – Xeton axit cacboxylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33: BàI TậP ANĐEHIT– XETON AXIT CACBOXYLIC
	Ngày soạn: ...../...../2010
	Ngày giảng: ...../...../2010
I. Mục tiêu:
 1) Kiến thức:
Củng cố kiến thức của anđehit xeton và axit cacboxylic: Tính chất hoá học, điều chế.
 2) Kĩ năng:
HS vận dụng được kiến thức đã học giải bài tập: Xác định CTPT, tính m, thành phần %...
II. Chuẩn bị:
	GV:Giáo án
HS: Ôn tập lí thuyết, làm bài anđehit xeton axit cacboxylic
III. Phương pháp:
 - Đàm thoại, diễn giảng, thảo luận.
IV.Tiến trình lên lớp:
 1) ổn định lớp:
 2) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Hoạt động 1:
+Mục tiêu:
+Tiến hành:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 1: 
Hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ A, B và C là 3 đồng phân của nhau. A là anđehit đơn chức và C là ancol.
Đốt cháy hoàn toàn 1, 45g hỗn hợp M, thu được 1, 68 lít (đktcđ) khí CO2 và 1,35 gam H2O.
Xác định CTPT, CTCT và tên A, B, C.
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài.
Giải
Ba chất A, B, C là đồng phân nên có CTPT giống nhau. A là anđehit đơn chức nên phân tử A chỉ có 1 nguyên tử oxi. Vậy A, B và C có CTPT CxHyO. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M
CxHyO + ( )O2 xCO2 + y/2H2O
Theo phương trình: (12x + y +16 ) g M tạo ra x mol CO2 và y /2 mol H2O.
 1,45g M tạo ra 0,075 mol CO2 và 0,075 mol H2O
CTPT của A, B và C là C3H6O
A là CH3CH2CHO propanal
B là CH3COCH3 axeton
C là CH2= CH CH2 OH propenol
Hoạt động 2:
+Mục tiêu:
+Tiến hành:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 2: 
Trung hòa 250g dung dịch 3,7% của một axit đơn chức X cần 100ml dung dịch NaOH 1,25M (hiệu suất 100h%)
a/ Tìm CTPT, viết CTCT và tên gọi của X.
b/ Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài.
Giải
a/ Axit đơn chức, công thức CxHyCOOH
CxHyCOOH + NaOH CxHyCOONa + H2O
Số mol NaOH = 0,125 (mol); khối lượng axit X = 9,25 gam.
Theo phương trình số mol axit = số mol NaOH
Maxit = 
12x + y = 29 suy ra x = 2; y = 5
CTPT là C3H6O2
CTCT là CH3CH2COOH axit propionic.
b/ CH3CH2COOH + NaOHC2H5COONa + H2O
Cô cạn dung dịch sau trung hòa thu được muối khan C2H5COONa có số mol bằng số mol NaOH là 0,125 mol
Khối lượng muối khan là 0,125 .96 = 12gam
Hoạt động 3:
+Mục tiêu:
+Tiến hành:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 3:
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng: HCOOH, CH3COOH, CH3CH2OH, CH2 = CHCOOH. Viết phương trình minh họa.
GV: Gợi ý hướng dần HS cách giải, yêu cầu HS lên bảng trình bày
Giải
+ Dùng quì tím nhận biết được CH3CH2OH là chất không làm đổi màu quì tím.
+ Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH
CH2=CHCOOH + Br2 CH2BrCHBrCOOH
+ Dùng phản ứng tráng bạc nhận biết được HCOOH.
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
+ Còn lại là CH3COOH
4) Tổng kết:
* Củng cố:
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch trong nước của các chất sau: fomanđehit, axit fomic, axit axetic, ancol etylic.
* Dặn dò: 
 Chuẩn bị bài: Bài thực hành 6

File đính kèm:

  • docTiet_ (33).doc
Giáo án liên quan